Zalo

Não bộ đa nhiệm như thế nào và vì sao khả năng đa nhiệm suy giảm theo thời gian?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Não bộ đa nhiệm là khả năng não có thể thực hiện hai hoặc nhiều nhiệm vụ trong cùng một thời gian. Như vậy khi thực hiện não bộ đa nhiệm sẽ giúp tiết kiệm thời gian, chi phí đồng thời tăng cao hiệu quả công việc. Tuy nhiên, nếu thực hiện não bộ đa nhiệm kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của não và sức khoẻ tổng thể.

1. Vì sao não bộ có khả năng đa nhiệm?

Cơ chế khả năng sự đa nhiễm của não bộ có thể hiểu là khi chú ý bất kỳ điều gì thì khu vực phía trước của não bộ chính là vỏ não trước trán sẽ thực hiện hoạt động. Khu vực này bao gồm cả bên phải và bên trái của não bộ. Đây là một phần của hệ thống động lực trong não bộ. Hệ thống này giúp não bộ tập trung sự chú ý, mục tiêu và phối hợp với các thông điệp liên quan để thực hiện nhiệm vụ.

Mặc dù cả hai bên trái và phải của vỏ não trước trán hoạt động đồng thời khi tập trung vào nhiệm vụ duy nhất, nhưng với trường hợp nhiệm vụ đa nhiệm thì chúng lại hoạt động độc lập với nhau. Những điều này được phát hiện từ nghiên cứu của viện quốc gia Pháp. 

Trong nghiên cứu yêu cầu người tham gia hoàn thành hai nhiệm vụ cùng lúc thì hình ảnh chụp cộng hưởng từ đã cho thấy sự hoạt động độc lập của vỏ não. Nhưng khi nhà nghiên cứu đưa ra thông điệp với nhóm đối tượng nghiên cứu là sẽ nhận được phần thưởng lớn nếu hoàn thành chính xác một trong hai nhiệm vụ. Khi đó, họ đã phát hiện ra hoạt động của tế bào thần kinh chỉ tăng lên ở một phía của vỏ não trước trán. Các nhà khoa học tiếp tục đưa ra yêu cầu thực hiện nhiệm vụ thứ ba với những người tham gia nghiên cứu. Lúc này họ phát hiện ra rằng những người tham gia nghiên cứu thường xuyên quên một trong ba nhiệm vụ mà họ được yêu cầu thực hiện. Đồng thời số lần mắc lỗi khi thực hiện cũng tăng lên gấp ba lần so với việc thực hiện hai nhiệm vụ. 

Thông qua kết quả nghiên cứu này các nhà nghiên cứu nhận định não bộ có thể dễ dàng thực hiện hai nhiệm vụ, nhưng có thể gặp rắc rối khi thực hiện nhiều hơn hai nhiệm vụ. Bởi vì bộ não chỉ có hai thuỳ trán.

2. Khả năng đa nhiệm của não bộ được thể hiện như thế nào? Vì sao lại suy giảm theo thời gian?

Đa nhiệm là sự nỗ lực thực hiện nhiều nhiệm vụ hoặc mục tiêu cùng một lúc. Có hai loại đa nhiệm chính là đa nhiệm kép và đa nhiệm chuyển đối. 

  • Đa nhiệm kép là hoạt động thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ riêng biệt trong cùng một thời điểm chẳng hạn như vừa đọc sách và vừa nghe nhạc, hoặc vừa lái xe và vừa nghe điện thoại… Trong đó, mỗi nhiệm vụ đều cần được nhận thức riêng để có thể hoàn thành. Khi thực hiện hai nhiệm vụ cùng một lúc sẽ làm cho nhận thức bị quá tải và phân tán sự tập trung.
  • Đa nhiệm chuyển đổi là được thực hiện xen kẽ nhiều nhiệm vụ, điều đó có nghĩa là tại mỗi thời điểm chỉ tập trung vào một nhiệm vụ. Chẳng hạn như khi đang làm báo cáo, thì chuyển sang kiểm tra tin nhắn mới từ email, sau đó lại quay lại làm báo cáo tiếp… Khi thực hiện đa nhiệm chuyển đổi sẽ giúp cho não bộ có bước đệm chuyển sự chú ý từ nhiệm vụ này sang nhiệm vụ khác

Vậy, não bộ có khả năng đa nhiệm sẽ hoạt động như thế nào? Thông thường, khi hoạt động đa nhiệm thì nhiều người nghĩ rằng đó chỉ đơn giản là đang làm nhiều việc. Nhưng thực tế não đang phải hoạt động rất nhiều để đảm bảo tiến trình sự đa nhiệm của não bộ diễn ra một cách suôn sẻ. 

  • Vùng vỏ não trước trán hay còn gọi là thuỳ ngạch hoạt động như một CEO của não bộ. Chúng sẽ chịu trách nhiệm lập ra kế hoạch hoạt động, từ đó đưa ra quyết định và quản lý các nhiệm vụ. Khi làm nhiều việc cùng một lúc thì vỏ não trước trán sẽ sắp xếp và chuyển đổi giữa các hoạt động. 
  • Phần vỏ não tiền đai có chức năng giúp giải quyết các xung đột giữa các nhiệm vụ và đảm bảo cho mọi hoạt động được diễn ra suôn sẻ. 
  • Thuỳ đỉnh dưới được xem như điều phối viên có vai trò tích hợp các thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để não bộ thực hiện xử lý nhiều nhiệm vụ cùng lúc. 
  • Vùng vận động bổ sung và não tiền vận động thực hiện nhiệm vụ lập kế hoạch và điều phối các hoạt động thể chất. Từ đó đảm bảo chuyển động của não bộ phù hợp và phục vụ đúng mục tiêu đề ra. 
  • Hồi trán dưới có chức năng thực hiện xử lý ngôn ngữ. Nếu tiến trình đa nhiệm liên quan đến ngôn ngữ thì hồi trán dưới sẽ kích hoạt để hoạt động giao tiếp và xử lý thông tin diễn ra bình thường. 
  • Vỏ não đỉnh sau giúp xử lý các nhiệm vụ liên quan đến hình ảnh và không gian. 

Khi não bộ đa nhiệm thì các chức năng này sẽ được gắn kết và tạo thành một đội liên tục nhằm truyền thông tin và xử lý thông tin để hoàn thành mục tiêu. 

Mặc dù não bộ có khả năng đa nhiệm, nhưng chúng vẫn có giới hạn trong hoạt động. Nếu thường xuyên đặt nhiệm vụ đa nhiệm cho não bộ có thể khiến cho não bộ quá tải, không hoàn thành nhiệm vụ. Đồng thời theo thời gian sẽ dần dần suy giảm sự nhanh nhạy và linh hoạt của não bộ: 

  • Giảm hiệu quả công việc: Khi thực hiện đa nhiệm kép sẽ làm cho não bị phân tán độ tập trung trong từng nhiệm vụ. Còn đa nhiệm chuyển đổi cần có thời gian và nỗ lực để tập trung trở lại nhiệm vụ mới. Khi đó não bộ phải tập trung cao độ và lâu dần sẽ làm giảm hiệu quả làm việc của não. 
não bộ đa nhiệm
Khi thực hiện đa nhiệm kép sẽ làm cho não bị phân tán độ tập trung trong từng nhiệm vụ 
  • Giảm độ chính xác với các mục tiêu. Việc não bộ bị phân tán sự chú ý giữa các nhiệm vụ sẽ gây nên tình trạng sai sót hoặc sơ suất. Do não bộ không thể duy trì mức ổn định chính xác khi phải thực hiện quá nhiều nhiệm vụ. 
  • Mức độ căng thẳng tăng dần. Với khối lượng nhiệm vụ dày đặc sẽ gây ra sự căng thẳng cho não bộ và tác động tiêu cực đến trí nhớ. Khi căng thẳng cơ thể sẽ giải phóng ra nhiều cortisol cản trở quá trình phục hồi cũng như củng cố trí nhớ. 
  • Suy giảm trí nhớ. Khi thực hiện đa nhiệm, não bộ sẽ phải thực hiện đầy đủ việc mã hoá thông tin và lưu trữ thông tin vào bộ nhớ. Điều này gây khó khăn cho não và bộ nhớ. 
  • Giảm khả năng tập trung cao độ. Do thực hiện khá nhiều nhiệm vụ và lưu trữ thông tin vào bộ nhớ hiệu quả sẽ làm cho việc xử lý thông tin không được thực hiện sâu sắc và triệt để. Lâu dần trí nhớ sẽ kém đi và giảm sự tập trung trong công việc. 

3. Cách nào làm gia tăng hiệu quả khi não bộ thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng lúc?

Mặc dù não bộ đa nhiệm mang lại cả lợi ích và tác hại lên não bộ nhưng nếu thực hiện đúng phương pháp và phù hợp sẽ đạt hiệu quả mục tiêu tốt. Một số cách tăng hiệu quả não bộ khi thực hiện đa nhiệm:

  • Cần xác định mục tiêu từ đó ưu tiên thực hiện dựa trên mức độ quan trọng của từng mục tiêu. 
  • Nhóm các nhiệm vụ cùng tương tự chủ về vào một nhóm để giảm bớt sự nỗ lực về tinh thần. 
  • Phân bổ thời gian cho các nhiệm vụ. Trong mỗi khoảng thời gian chỉ tập trung một nhiệm vụ cụ thể, sau đó mới chuyển sang nhiệm vụ kế tiếp. 
  • Chia nhiệm vụ phức tạp thành các nhiệm vụ nhỏ để dễ quản lý và thực hiện. Việc giải quyết từng nhiệm vụ nhỏ trong nhiệm vụ phức tạp sẽ giúp hạn chế được tình trạng căng thẳng và quá tải. 
  • Có kế hoạch thiết lập mục tiêu công việc để duy trì và điều hướng được mọi công việc. Khi đã có mục tiêu rõ ràng thì quá trình làm việc cũng tập trung cao độ và có kết quả tốt. 
  • Thiết lập thời gian nghỉ ngơi phù hợp để tránh cơ thể bị kiệt sức. Nên có những khoảng nghỉ ngắn để đầu óc được sảng khoái và cải thiện năng suất làm việc. 
não bộ đa nhiệm
Có kế hoạch thiết lập mục tiêu công việc để duy trì và điều hướng được mọi công việc 

Não bộ đa nhiệm là một trong những điều tuyệt vời nhất mà tự nhiên đã ban tặng cho chúng ta. Tính linh hoạt và khả năng tiếp thu của não bộ cho phép thực hiện, sắp xếp công việc một cách hiệu quả. Tuy nhiên nếu thường xuyên thực hiện não bộ đa nhiệm sẽ làm suy giảm sức khỏe của não bộ ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ, tập trung, giảm hiệu quả công việc và sức khỏe chung. 

Hiện nay đã có nhiều nghiên cứu về việc đưa Nicotinamide Adenine Dinucleotide (NAD+) vào cơ thể qua đường tĩnh mạch có tác động đối với suy giảm trí nhớ. NAD+ là một hợp chất hữu ích trong quá trình chuyển đổi năng lượng trong tế bào và có vai trò quan trọng trong nhiều quá trình sinh học. Một số nghiên cứu đã chứng minh được rằng sự giảm NAD+ có thể liên quan đến quá trình lão hóa và suy giảm trí nhớ. Vì vậy, việc bổ sung NAD+ không những giảm thiểu suy giảm trí nhớ ở người trẻ mà còn giúp cơ thể tăng năng lượng, khả năng phục hồi và cải thiện trí nhớ ở tất cả mọi người.

Nguồn: brainfacts.org - brainfacts.org

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Vũ Thị Quỳnh Chi xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Quá trình lão hóa não ở người diễn ra thế nào?

Quá trình lão hóa não ở người diễn ra thế nào?

Vì sao mất ngủ kéo dài gây suy giảm trí nhớ?

Vì sao mất ngủ kéo dài gây suy giảm trí nhớ?

Cách nào phòng ngừa lão hóa não bộ?

Cách nào phòng ngừa lão hóa não bộ?

Các dấu hiệu nhận biết suy giảm trí nhớ

Các dấu hiệu nhận biết suy giảm trí nhớ

Thường xuyên ăn cá tốt cho não bộ không?

Thường xuyên ăn cá tốt cho não bộ không?

64

Bài viết hữu ích?