Zalo

Các loại mỡ trong cơ thể: Lợi ích và nguy cơ

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Trong cơ thể tồn tại rất nhiều các loại chất béo và chúng đảm nhận những vai trò khác nhau. Việc tìm hiểu về các loại mỡ trong cơ thể người sẽ giúp bạn hiểu được những lợi ích, nguy cơ để xây dựng chế độ dinh dưỡng và luyện tập hiệu quả.

1.Vai trò các loại mỡ trong cơ thể

1.1 Mỡ trắng

Mỡ trắng là một loại chất béo hầu hết mọi người đều biết khi nhắc đến. Nó được tạo bởi những tế bào lớn màu trắng được lưu trữ dưới da hoặc xung quanh các cơ quan quanh bụng, cánh tay, đùi và mông. Nhiệm vụ của những tế bào mỡ này là lưu trữ năng lượng cho cơ thể để sử dụng. Ngoài ra, chất béo này cũng đóng một vai trò lớn cho chức năng của hormone như:

  • Estrogen
  • Leptin (hormone kích thích cơn đói)
  • Insulin
  • Cortisol (hormone gây căng thẳng)
  • Hormone tăng trưởng

Một số lượng chất béo trắng rất cần thiết cho sức khỏe nhưng nếu cơ thể có quá nhiều chất béo trắng thì lại rất có hại. Tỷ lệ phần trăm mỡ cơ thể khỏe mạnh còn phụ vào mức độ hoạt động thể chất của bạn. Tổng phần trăm mỡ trong cơ thể của những người đàn ông bình thường khoảng từ 14 - 24% và phụ nữ khoảng 21 - 31%. Nếu tỷ lệ phần trăm lượng mỡ trong cơ thể cao hơn mức khuyến cáo thì bạn sẽ có nguy cơ một số bệnh lý như:

  • Tiểu đường loại 2
  • Động mạch vành
  • Đột quỵ
  • Mất cân bằng nội tiết tố
  • Các bệnh về thận
  • Biến chứng của thai kỳ
  • Ung thư

1.2 Mỡ nâu

Đây là một loại chất béo chủ yếu thấy ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên lượng chất béo nâu rất nhỏ vẫn có ở người lớn, đặc biệt là ở vai và cổ. Mỡ nâu đốt cháy axit béo để giữ ấm cơ thể bạn. Hiện nay, các nhà nghiên cứu đang tìm cách kích thích chất béo nâu hoạt động để ngăn ngừa béo phì. 

1.3 Mỡ màu be

Những tế bào mỡ màu be hoạt động giữa những tế bào mỡ nâu và trắng. Cũng giống như mỡ nâu, loại mỡ màu be có thể giúp đốt cháy chất béo hơn là lưu trữ. Các chuyên gia cho rằng, khi bạn bị căng thẳng, lạnh hay khi bạn tập thể dục thì một số enzyme và hormone được giải phóng giúp chuyển đổi chất béo trắng thành chất béo màu be. Đây là một trong những lĩnh vực nghiên cứu được nhiều nhà khoa học hướng tới nhằm giúp ngăn ngừa béo phì và tối đa hóa lượng mỡ khỏe mạnh trong cơ thể.

1.4 Chất béo thiết yếu (Essential fat)

Chất béo thiết yếu là một lượng chất béo cần thiết cho cơ thể khỏe mạnh của bạn. Chất béo này có trong:

  • Não
  • Tủy xương
  • Dây thần kinh
  • Màng bảo vệ các cơ quan

Chất béo thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa các hormone như khả năng sinh sản, hấp thu vitamin và điều hòa nhiệt độ. Trên thực tế, phụ nữ cần ít nhất từ 10 đến 13% chất béo thiết yếu trong cơ thể để có một sức khỏe tốt, trong khi nam giới chỉ cần ít nhất 2 đến 5%.

1.5 Mỡ dưới da

Chất béo lưu trữ dưới da hay còn gọi là mỡ dưới da. Đây là sự kết hợp của các tế bào mỡ màu nâu, màu be và màu trắng. Phần lớn lượng mỡ trong cơ thể chúng ta nằm dưới da và có thể bị nén hoặc mắc kẹt ở cánh tay, bụng, đùi và mông. Những người tập thể hình thường sử dụng thước cặp để đo lượng mỡ dưới da và ước tính tỷ lệ phần trăm mỡ toàn cơ thể. Một lượng mỡ dưới da nhất định là bình thường và tốt cho sức khỏe, nhưng quá nhiều có thể gây mất cân bằng nội tiết tố và nhạy cảm.

Hình: Mỡ dưới da là gì, có hại không?
Hình: Mỡ dưới da là gì, có hại không?

1.6 Mỡ nội tạng

Mỡ nội tạng còn được gọi là mỡ bụng. Đây là lượng mỡ trắng được lưu trữ ở vùng bụng và xung quanh các cơ quan chính của cơ thể như gan, thận, tuyến tụy, ruột và tim. Lượng mỡ nội tạng cao có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, đột quỵ, bệnh động mạch và một số bệnh ung thư.

1.7 Mỡ mềm

Mỡ mềm hay còn gọi là mỡ lỏng thường xuất hiện ở nhiều nơi, bởi nguồn năng lượng hấp thụ vào trong cơ thể không được sử dụng hết, do đó dẫn đến sự dư thừa và lâu dần tích lại thành dạng mỡ. Mỡ mềm thường thấy nhiều ở vùng như bụng dưới, khi sờ vào thấy mềm, lỏng, hơi nhão, da vùng mỡ này khá bèo nhèo và chảy xệ thành khối.

Hình: Mỡ mềm có lợi ích và nguy cơ gì

1.8 Mỡ cứng

Mỡ cứng là loại mỡ tích tụ lâu ngày ở các vùng như eo, đùi, hông, lưng hoặc quanh cánh tay, cơ bắp chân. Chất béo cứng có cấu trúc phức tạp hơn chất béo thông thường và chứa nhiều nước, độc tố hơn. Các vùng mỡ cứng khi chạm vào sẽ căng và ít chảy xệ nhưng cơ thể tương đối chắc chắn. Với làn da cứng, nhiều dầu, hiện tượng “sần vỏ cam” thường xuyên xảy ra. Điều này có nghĩa là bề mặt da không phẳng và hình thành cục, đặc biệt là khi nâng lên. Mỡ cứng rất khó giảm vì nằm sâu gần các vùng cơ và chứa nhiều mô mỡ.

2. Những lợi ích của chất béo

Cơ thể bạn sẽ hoạt động tốt hơn nếu tỷ lệ mỡ tổng thể thích hợp. Khi bạn có tỷ lệ mỡ cơ thể khỏe mạnh, nó sẽ mang lại nhiều lợi ích như:

  • Điều hòa nhiệt độ
  • Cân bằng nồng độ hormone
  • Sức khỏe sinh sản tốt
  • Lưu trữ đầy đủ vitamin
  • Đảm bảo chức năng thần kinh tốt
  • Chuyển hóa khỏe mạnh
  • Cân bằng lượng đường trong máu

3. Những ảnh hưởng khi có nhiều chất béo trong cơ thể

Nếu cơ thể có quá nhiều mỡ trắng, đặc biệt là mỡ nội tạng sẽ gây hại cho sức khỏe của bạn và làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh như:

  • Các bệnh về tim mạch
  • Đột quỵ
  • Bệnh động mạch vành
  • Xơ vữa động mạch
  • Biến chứng thai kỳ
  • Tiểu đường loại 2
  • Rối loạn nội tiết tố
  • Bệnh ung thư

Một quan niệm sai lầm phổ biến là chế độ ăn nhiều chất béo là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của một lượng lớn các loại mỡ trong cơ thể con người. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng một phần. Mặc dù chất béo có nhiều calo hơn carbohydrate và protein nhưng chúng ta cần một lượng chất béo nhất định để có một sức khỏe tốt.

Thực phẩm tinh chế và chế biến có nhiều carbohydrate và ít chất xơ cũng có thể góp phần làm tăng cân. Những người ăn chế độ ăn nhiều đường tinh chế và thực phẩm chế biến sẵn có nguy cơ phát triển mỡ nội tạng cao hơn. Lượng calo mà cơ thể bạn không sử dụng sẽ được lưu trữ dưới dạng chất béo. Khi nói đến việc tăng hoặc giảm cân, vấn đề không phải là lượng calo bạn nhận được từ chất béo, carbohydrate hoặc protein không lành mạnh mà là tổng lượng calo bạn ăn và lượng calo bạn đốt cháy mỗi ngày.

Hầu hết các chuyên gia đều khuyến nghị một chế độ ăn uống vừa phải, giàu protein, carbohydrate phức hợp và nhiều chất xơ. Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ hiệu quả nhất khi kết hợp với tập thể dục thường xuyên. Tập luyện thể dục thể thao có hiệu quả trong việc tăng cường trao đổi chất, tăng khối lượng cơ bắp và ngăn ngừa tăng mỡ lâu dài. Tuy nhiên, trước khi xây dựng một chương trình ăn kiêng, tập thể dục và lối sống phù hợp, bạn nên khám sức khỏe tổng quát để đo tỷ lệ mỡ trong cơ thể và tìm hiểu chính xác lượng mỡ trong cơ thể. 

Để loại bỏ lượng mỡ thừa trong cơ thể, ngoài việc xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hoạt động thể chất phù hợp bạn còn có thể lựa chọn liệu pháp tiêu hao năng lượng với công thức độc quyền từ Mỹ.

Phương pháp truyền sử dụng tổ hợp vitamin và khoáng chất giúp tiêu hao và đào thải lượng mỡ thừa, mỡ nội tạng ra khỏi cơ thể, đồng thời làm tăng cường quá trình chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên.

Trước khi tiến hành thực hiện liệu pháp tiêu hao năng lượng quý khách hàng sẽ cần đánh giá sức khỏe tổng thể tiếp đến là đo chỉ số cơ thể BMI và bác sĩ sẽ lên phác đồ giảm cân một cách cụ thể. Bác sĩ điều trị sẽ luôn tham gia đồng hành hỗ trợ trong cả quá trình thực hiện liệu pháp đồng thời lên kế hoạch dinh dưỡng chi tiết kết hợp với lên kế hoạch luyện tập cũng như chế độ vận động điều độ để có công dụng giảm cân đảm bảo tốt nhất.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Cử nhân điều dưỡng Nguyễn Thị Thu Uyên Xem thêm bài viết của Cử nhân điều dưỡng Nguyễn Thị Thu Uyên
Đăng ký tư vấn
xem thêm
Có thể ăn chất béo để giảm cân được không?

Có thể ăn chất béo để giảm cân được không?

Giảm cân làm giảm các triệu chứng rung tâm nhĩ

Giảm cân làm giảm các triệu chứng rung tâm nhĩ

Ngày nào cũng ăn sữa chua có béo không?

Ngày nào cũng ăn sữa chua có béo không?

Chất béo không bão hòa là gì: Tại sao bạn cần chúng trong chế độ ăn uống?

Chất béo không bão hòa là gì: Tại sao bạn cần chúng trong chế độ ăn uống?

Chất béo không bão hòa đa là gì và có gây tích mỡ cho cơ thể?

Chất béo không bão hòa đa là gì và có gây tích mỡ cho cơ thể?

15

Bài viết hữu ích?