Zalo

Các bệnh và vấn đề sức khỏe liên quan đến béo phì

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Béo phì được công nhận và trở thành một căn bệnh gián tiếp gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Hậu quả của béo phì thường khó lường trước vì chúng gây ảnh hưởng dựa theo biến đổi cơ thể. Hãy cùng tìm hiểu về bệnh béo phì và béo phì gây ra vấn đề nào để hiểu rõ hơn sự nguy hiểm của căn bệnh này.
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Trần Vũ Lan Hương - Bác sĩ

1. Phân biệt thừa cân và bệnh béo phì

Thừa cân và béo phì đều là nguồn gốc tạo ra căn bệnh béo phì. Thừa cân được lý giải là tình trạng cơ thể gia tăng về trọng lượng nhanh chóng. Trong khi đó béo phì là do cơ thể đang trong tình trạng dư thừa chất béo. Về bản chất thừa cân và bệnh béo phì cần được phân biệt rõ ràng, tuy nhiên trong thực tế chúng luôn có mối liên hệ và tương tác qua lại. Dù là bệnh thừa cân hay bệnh béo phì người mắc phải đều bị suy giảm sức khỏe miễn dịch và có nguy cơ mắc một số bệnh nguy hiểm. Các loại bệnh thường mắc ở bệnh nhân thừa cân béo phì được phát hiện có thể là:

  • Bệnh mạch vành
  • Tiểu đường type 2
  • Hen suyễn
  • Tăng cholesterol trong máu
  • Viêm khớp dạng thấp
  • Cao huyết áp
  • Khó thở hoặc ngưng thở trong giấc ngủ
  • Ung thư
Người thừa cân béo phì thường mắc các bệnh liên quan đến khớp
Người thừa cân béo phì thường mắc các bệnh liên quan đến khớp

Tình trạng thừa cân béo phì có rất nhiều ảnh hưởng và chúng hướng đến nhóm đối tượng dễ tăng cân. Do đó để phòng ngừa bệnh béo phì và hậu quả của bệnh béo phì trước tiên cần xác định được nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh béo phì.

2. Những đối tượng được phát hiện có nguy cơ mắc bệnh béo phì

Đánh giá bệnh thừa cân và bệnh béo phì trên thang chẩn bệnh có sự chênh lệch đặc biệt là chỉ số BMI. BMI chỉ lấy số liệu chiều cao cân nặng nên con số đó thường dùng tham khảo chứ không đúng hoàn toàn với người cao và người quá thấp.  Để có sự đánh giá khách quan thì người có chỉ số BMI trên 25 là thừa cân còn trên 30 mới thực sự được công nhận là bệnh béo phì.  Vế đối tượng chịu hậu quả của bệnh béo phì có thể trải rộng ở nhiều lứa tuổi. Béo phì có thể nói do nhiều yếu tố ảnh hưởng mà xuất hiện tuy nhiên có một yếu  tố khó kiểm soát thường được dùng để đánh giá đối tượng bệnh nhân đó là độ tuổi. Trẻ nhỏ và người dưới 50 tuổi là nhóm đối tượng có khả năng trao đổi chất cao. Ở trẻ nhỏ nhu cầu trao đổi chất diễn ra nhiều để cơ thể phát triển đạt đến kích cỡ tối đa. Sau đó trong độ tuổi trưởng thành đến 50 tuổi cơ thể cần duy trì năng lượng và chuyển hóa để đảm bảo sức khỏe làm việc học tập. Sau 50 tuổi cơ thể bắt đầu hạn chế và sức khỏe dần giảm sút khiến rối loạn chuyển hóa xuất hiện. Tuy nhiên theo đánh giá thì nam giới trên 60 bắt đầu giảm cân trong khi nữ giới lại có nguy cơ tăng cân cao hơn trong cùng độ tuổi. Từ đó đánh giá theo vòng đời nữ giới sẽ có nguy cơ mắc bệnh béo phì khá phổ biến do sinh con và mang thai là giai đoạn tích mỡ và dễ gây ra béo phì. Thêm vào đó sau tuổi 50 nữ thường bị rối loạn nội tiết làm cho cơ thể rối loạn chuyển hóa

Rối loạn chuyển hóa là nguyên nhân dẫn đến thừa cân béo phì
Rối loạn chuyển hóa là nguyên nhân dẫn đến thừa cân béo phì

Ngoài những ảnh hưởng khách quan thì sức khỏe bệnh tật cũng làm cơ thể tăng nguy cơ bệnh béo phì. Thêm vào đó các thói quen sinh hoạt kém lành mạnh như sử dụng thực phẩm giàu chất béo bão hòa, thức khuya, dùng chất kích thích…. sẽ là yếu tố chính làm cho mọi đối tượng đều có nguy cơ mắc bệnh béo phì. Ngoài ra, bệnh béo phì còn được xác định là có yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình có người béo phì thì em bé sinh ra cũng có nguy cơ cao mắc bệnh. Và mẹ bầu mắc hội chứng béo phì khi mang thai cũng tình cờ ảnh hưởng đến trẻ sau sinh.

3. Béo phì gây vấn đề sức khỏe nào?

Để tìm hiểu béo phì gây vấn đề sức khỏe nào nên tìm hiểu kỹ về bệnh và nguyên nhân gây bệnh. Sau khi xác định nguyên nhân gây ra béo phì có thể tìm hướng điều trị và phòng ngừa một số bệnh lý do béo phì gây ra như:

  • Bệnh tim mạch

Huyết áp cao hay tăng cholesterol đều là ảnh hưởng do bệnh béo phì. Khi tình trạng này diễn ra cơ thể sẽ đối mặt với các bệnh lý tim mạch, hay đột quỵ dẫn đến tử vong. Do đó điều trị bệnh béo phì sẽ giúp cơ thể giảm nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm.

  • Bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là nguyên nhân gây ra bệnh béo phì và ngược lại. Ở bệnh béo phì, đường huyết có xu hướng tăng cao hơn người bình thường khoảng 6 lần. Nguyên được tìm thấy là do tình trạng kháng insulin giúp cơ thể khó chuyển hóa đường trong máu. 

Đường huyết ở người thừa cân béo phì cao hơn người bình thường
Đường huyết ở người thừa cân béo phì cao hơn người bình thường

Do đó béo phì và tiểu đường là nguyên nhân gây rối loạn chuyển hóa và có thể làm ảnh hưởng lẫn nhau nếu không được kiểm soát. Với bệnh nhân tiểu đường nên vận động và có chế độ dinh dưỡng thích hợp để thúc đẩy chuyển hóa.

  • Ung thư

Béo phì có thể dẫn đến nguy cơ ung thư khá cao. Bệnh béo phì là bệnh gây ra rối loạn chuyển hóa. Bệnh nhân béo phì sau khi rối loạn chuyển hóa sẽ ảnh hưởng hệ miễn dịch và dễ mắc nhiều bệnh nguy hiểm. Bệnh ung thư được phát hiện ở bệnh nhân béo phì là do cơ thể giảm sức đề kháng dẫn đến oxy hóa diễn ra nhanh hơn. Người mắc bệnh béo phì nên cẩn trọng với ung thư túi mật, ung thư buồng trứng và ung thư tuyến tụy. Nếu chỉ số BMI của bệnh nhân béo phì tăng thì nguy cơ tử vong cũng tăng theo.

  • Sỏi mật

Khi thừa cân túi mật sẽ bị ảnh hưởng gây ra sỏi mật. Nếu người bệnh kiểm soát cân nặng tốt tình trạng có thể được cải thiện

  • Viêm khớp

Béo phì làm cơ thể trị trệ dẫn đến khớp khô viêm và sưng. Nếu không phát hiện sớm có thể làm tổn thương khớp dẫn đến giảm khả năng vận động và khó điều trị dứt bệnh

  • Gout

Bệnh béo phì làm cơ thể rối loạn chuyển hóa. Trong đó viêm khớp và đau nhức do thừa chất đạm có thể chịu ảnh hưởng vì khả năng trao đổi chất cơ thể suy giảm. Bệnh nhân béo phì cần giảm cân trước khi cơ thể xuất hiện viêm khớp và gout để có thể phòng bệnh

Ngưng thở khi ngủ ở người thừa cân, béo phì rất nguy hiểm
Ngưng thở khi ngủ ở người thừa cân, béo phì rất nguy hiểm
  • Ngưng thở khi ngủ

Béo phì mức độ nặng có thể gây mỡ tràn vào cơ quan vận động. Đặc biệt là phổi khi bị mỡ thừa xâm nhập sẽ làm hẹp đường thở dẫn đến ngưng thở lúc ngủ. Hậu quả của béo phì rất khó cải thiện. Với mỗi người mắc bệnh béo phì nên chủ động trao đổi cùng bác sĩ và điều trị sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm. Hiện nay liệu pháp tiêu hao năng lượng là phương pháp giảm cân chuẩn y khoa đã và đang được áp dụng tại các nước phát triển trên toàn thế giới. Với phương pháp này thì những người đang trong trạng thái thừa cân, béo bụng và béo phì không cần phải thực hiện các thủ thuật phẫu thuật xâm lấn, thay vào đó là tiến hành truyền các dung dịch tiêu hao năng lượng gồm các loại vitamin nhóm B, C và khoáng chất selen. Đây là tổ hợp các chất có công dụng tốt đối với quá trình chuyển hóa mỡ thừa trong cơ thể thành năng lượng ATP một cách mạnh mẽ. Qua đó, giúp lượng mỡ dư thừa trong cơ thể người, bao gồm cả mỡ nội tạng, mỡ dưới da, mỡ bụng đều sẽ được tham gia vào chuyển hóa. Nhờ vậy mà liệu pháp tiêu hao năng lượng không chỉ giúp giảm cân hiệu quả mà qua đó còn cải thiện sức khỏe, đẩy lùi được các vấn đề do thừa cân gây nên ở cả nam và nữ.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Vũ Thị Quỳnh Chi xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Tác hại của thừa cân béo phì ở tuổi trung niên

Tác hại của thừa cân béo phì ở tuổi trung niên

Mỡ bụng ảnh hưởng đến hô hấp như thế nào?

Mỡ bụng ảnh hưởng đến hô hấp như thế nào?

Thừa cân, béo phì ảnh hưởng đến hệ xương khớp thế nào?

Thừa cân, béo phì ảnh hưởng đến hệ xương khớp thế nào?

Cảnh giác rối loạn nội tiết ở bệnh nhân béo phì

Cảnh giác rối loạn nội tiết ở bệnh nhân béo phì

Bơi và chạy bộ: Cái nào đốt cháy calo, chất béo nhiều hơn?

Bơi và chạy bộ: Cái nào đốt cháy calo, chất béo nhiều hơn?

16

Bài viết hữu ích?