Zalo

Cảnh giác rối loạn nội tiết ở bệnh nhân béo phì

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Béo phì là một bệnh lý có cơ chế bệnh sinh phức tạp khi tập hợp của nhiều vấn đề khác nhau, trong đó có cả những rối loạn nội tiết. Nhưng ngược lại, tình trạng béo phì cũng có thể là yếu tố nguy cơ xảy ra những thay đổi nội tiết bên trong cơ thể. Vậy rối loạn nội tiết béo phì có liên quan gì với nhau và vì sao phải cảnh giác rối loạn nội tiết ở bệnh nhân béo phì?

Béo phì có thể liên quan đến một số thay đổi nội tiết phát sinh từ những thay đổi trong trục hormone tuyến dưới đồi - tuyến yên. Chúng bao gồm suy giáp, bệnh Cushing, thiểu năng sinh dục và thiếu hụt hormone tăng trưởng. Bên cạnh vai trò dự trữ năng lượng, mô mỡ còn có nhiều chức năng quan trọng khác có thể được thực hiện thông qua các hormone hoặc các chất được tổng hợp và giải phóng bởi các tế bào mỡ, bao gồm leptin và adiponectin. Hơn nữa, béo phì cũng là một đặc điểm chung của hội chứng buồng trứng đa nang với tăng insulin máu là yếu tố căn nguyên chính. Các thông tin dưới đây cung cấp một cái nhìn tổng quan về một số rối loạn nội tiết được biết là dẫn đến béo phì và thảo luận về vai trò nội tiết của mô mỡ liên quan đến mối liên hệ của nó với trục hạ đồi - tuyến yên - nội tiết toàn cơ thể. 

1. Hormone Leptin

Hormone Leptin là một chất nội tiết được tiết ra bởi các tế bào mỡ màu trắng, điều này đồng nghĩa với việc nồng độ leptin trong huyết thanh tăng tỷ lệ thuận với việc tăng lượng mỡ. Sau khi được giải phóng vào tuần hoàn, leptin vượt qua hàng rào máu - não và liên kết với các tế bào thần kinh GABAergic tiền synap của vùng dưới đồi của CNS kiểm soát sự thèm ăn (gây chán ăn) và tiêu hao năng lượng.

Nồng độ hormone leptin lưu thông cao hơn sẽ dẫn đến giảm năng lượng nạp vào và tăng tiêu hao năng lượng. Tuy nhiên, với những bệnh nhân béo phì, sự gia tăng này thường xuyên hơn (mãn tình), gây ra hiện tượng đề kháng leptin. Đồng thời, ở những bệnh nhân béo phì sẽ có hiện tượng giảm Hormone Leptin vận chuyển qua hàng rào máu não và giảm khả năng leptin kích hoạt tín hiệu vùng dưới đồi, từ đó tác dụng gây chán ăn sẽ mất đi. Điều này giải thích vì sao những người thừa cân béo phì thường có cảm giác thèm ăn liên tục. Ngược lại, dữ liệu cũng cho thấy rằng tình trạng kháng leptin do ăn kiêng có thể là một yếu tố góp phần gây béo phì. 

Hầu hết những người mắc bệnh béo phì đều bị tăng leptin trong máu và ít hoặc không giảm cân sau khi điều trị bằng leptin. Tuy nhiên, bằng chứng gần đây đã chỉ ra rằng một nhóm bệnh nhân béo phì có nồng độ leptin huyết tương nội sinh thấp và đáp ứng mạnh mẽ với điều trị bằng leptin. Những phát hiện này đã dẫn đến một phân loại béo phì được đề xuất dựa trên hoạt động của leptin. Béo phì loại 1 có liên quan đến mức độ leptin thấp và thay thế leptin có thể là một phương pháp điều trị hiệu quả. Béo phì loại 2 có liên quan đến tình trạng kháng leptin, trong trường hợp đó, việc thay thế leptin không phải là tối ưu và nên áp dụng các phương pháp điều trị khác.

Kháng Leptin là một rối loạn nội tiết tố béo phì

2. Adiponectin

Adiponectin là một adipocytokine quan trọng khác ảnh hưởng đến độ nhạy insulin và quá trình hình thành xơ vữa động mạch. Một biểu hiện của rối loạn nội tiết tố béo phì là giảm nồng độ Adiponectin, từ đó gây ra tình trạng kháng Insulin, rối loạn Lipid máu và góp phần gây xơ vữa động mạch. Rối loạn nội tiết Adiponectin được coi những một trong những vấn đề nguy hiểm trên những bệnh nhân béo phì.

Khi giảm cân, nồng độ adiponectin trong huyết tương tăng lên đáng kể song song với sự cải thiện độ nhạy insulin, giảm hoạt động của các cytokine gây viêm, cải thiện tình trạng rối loạn lipid máu và các yếu tố nguy cơ khác của bệnh tim mạch.

3. Chemerin

Chemerin là một adipokine mới được phát hiện, được tiết ra từ các tế bào mỡ trưởng thành được cho là đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa quá trình tạo mỡ cũng như sự xâm nhập của đại thực bào vào mô mỡ. Sự biểu hiện quá mức của chemerin ở những người mắc bệnh béo phì có tương quan với tổn thương mạch máu sớm.

Giảm cân có liên quan đến việc giảm mức độ chemerin và giống như adiponectin, cải thiện tất cả các thông số của hội chứng chuyển hóa. Ngoài ra, việc giảm chemerin có liên quan độc lập với việc giảm dày lớp nội mạc động mạch cảnh và cải thiện độ nhạy insulin.

4. Omentin

Omentin là một adipokine được ưu tiên sản xuất bởi mô mỡ nội tạng có tác dụng kích thích insulin. Biểu hiện của nó là giảm béo phì, kháng insulin và tiểu đường loại 2. Do vậy, rối loạn nội tiết liên quan đến Omentin có thể góp phần gây ra tình trạng béo phì, hay béo phì do rối loạn nội tiết Omentin. Omentin cũng có liên quan tích cực với adiponectin và nồng độ lipoprotein mật độ cao (HDL - Cholesterol), đồng thời có liên quan một cách tiêu cực với chỉ số khối cơ thể (BMI), vòng eo, kháng insulin, mức Triglyceride và leptin, điều này tạo nên mối liên kết tiêu cực giữa Omentin và béo phì. 

Ngoài béo phì, cường androgen và hội chứng buồng trứng đa nang dường như có một vai trò bổ sung đối với mức độ omentin vì omentin-1 thấp hơn ở những cô gái mắc bệnh béo phì, PCOS và cường androgen so với những cô gái mắc bệnh béo phì nhưng không mắc PCOS.

5. Hệ thống Renin-Angiotensin-Aldosterone

Một số thành phần của hệ thống renin-angiotensin (renin, angiotensinogen, men chuyển angiotensin và thụ thể angiotensin 2) được biểu hiện bởi mô mỡ. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng sự thiếu hụt angiotensinogen của tế bào mỡ, ngăn ngừa chứng tăng huyết áp do béo phì ở chuột đực. Tế bào mỡ thúc đẩy tăng huyết áp tâm thu do béo phì ở chuột đực ăn nhiều chất béo thông qua cơ chế phụ thuộc vào angiotensin 2. 

Sự thiếu hụt angiotensinogen của tế bào mỡ ngăn chặn sự gia tăng nồng độ angiotensin 2 trong huyết tương do chất béo gây ra và do đó làm tăng huyết áp tâm thu. Những kết quả này cho thấy rằng mô mỡ đóng vai trò là nguồn angiotensin 2 chính trong sự phát triển của chứng tăng huyết áp liên quan đến béo phì.

6. Hormone giới tính

Béo phì do rối loạn nội tiết dựa trên hormone giới tính cũng thường diễn ra. Béo phì không chỉ liên quan đến sự thay đổi nồng độ hormone giới tính mà ngược lại, hormone giới tính có thể ảnh hưởng đến sự biểu hiện của các kiểu béo phì khác nhau. Một trong những ví dụ điển hình nhất về điều này là mối quan hệ giữa béo phì và nồng độ androgen ở nam giới và nữ.

6.1. Hormone sinh dục nam

Ở nam giới, nhiều bằng chứng chỉ ra rằng sự thiếu hụt testosterone ở nam giới gây ra tăng tích tụ mỡ và đồng thời, lượng mỡ tăng lên trong béo phì gây ra chứng suy sinh dục ở nam. Cả suy sinh dục thứ phát (suy sinh dục) và suy sinh dục nguyên phát ở mức độ nhẹ (suy tinh hoàn) đều có liên quan đến tình trạng béo phì, mặc dù các cơ chế gây bệnh cụ thể liên quan đến vấn đề này vẫn chưa được hiểu rõ.

Béo phì thường liên quan đến nồng độ androgen thấp ở nam giới và suy sinh dục thực sự có thể làm trầm trọng thêm tình trạng béo phì và lắng đọng mỡ trung tâm (vùng bụng). 

6.2. Hormone sinh dục nữ

Tăng trọng lượng cơ thể và mô mỡ có liên quan đến sự bất thường về nồng độ steroid sinh dục ở cả phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh. Hormone Estrogen của nữ tham gia vào nhiều quá trình trong cơ thể, trong đó có việc điều hòa tiêu thụ và đào thải mỡ. Estrogen có tác dụng tích cực trong cân bằng nội môi glucose, hoạt động như một chất nhạy cảm với insulin ở nhiều cấp độ, bao gồm cả cơ xương, gan và tế bào mỡ. Estrogen tác động lên hệ thống miễn dịch để giảm viêm, do đó làm tăng độ nhạy insulin. Các tế bào đảo tụy cũng có các thụ thể estrogen, khi được kích hoạt sẽ cải thiện chức năng và khả năng sống sót của tế bào beta. Việc sụt giảm hormone Estrogen có thể gián tiếp góp phần hình thành nên tình trạng béo phì. Đây là tình trạng béo phì do rối loạn nội tiết Estrogen.

Ngoài ra, rối loạn nội tiết tố béo phì còn liên quan đến một vấn đề khác đó là hội chứng buồng trứng đa nang. Hội chứng buồng trứng đa nang là một tình trạng cường androgen rất phổ biến thường liên quan đến béo phì.

Béo phì do rối loạn nội tiết Estrogen

7. Hormone tăng trưởng GH

Hormone tăng trưởng (GH) được tiết ra bởi tuyến yên. Sự bài tiết GH từ thùy trước tuyến yên được điều hòa bởi hormone giải phóng GH vùng dưới đồi (GHRH) và tuân theo một mô hình dao động bị ảnh hưởng bởi tuổi tác, giới tính, giấc ngủ, ăn uống, hoạt động thể chất và cân nặng. Béo phì thường đi kèm với việc giảm mức GH.

Việc giảm nồng độ GH trong bệnh béo phì là do nhiều yếu tố và nó liên quan đến việc giảm giải phóng GH từ tuyến yên (giảm tần suất bùng phát bài tiết GH tương ứng với tình trạng béo phì) và tốc độ thanh thải chuyển hóa GH tăng nhanh.

Vì GH có đặc tính phân giải mỡ và đồng hóa, nên người ta cho rằng sự suy giảm GH ở người cao tuổi và người béo phì có thể là một phần nguyên nhân dẫn đến sự tiến triển của các bệnh chuyển hóa

8. Hormone tuyến giáp

Rối loạn chức năng tuyến giáp thường liên quan đến những thay đổi về trọng lượng và thành phần cơ thể, nhiệt độ cơ thể, tiêu hao năng lượng, lượng thức ăn, chuyển hóa glucose và lipid. Suy giáp có liên quan đến tăng cân và giảm tốc độ trao đổi chất nhưng cũng có mối liên hệ tích cực trong phạm vi bình thường giữa nồng độ TSH và BMI trong huyết thanh. Một số nghiên cứu dân số cắt ngang cho thấy rằng ngay cả TSH huyết thanh tăng nhẹ cũng có thể quan trọng trong việc xác định trọng lượng cơ thể dư thừa và nó có thể được coi là một yếu tố nguy cơ gây thừa cân và béo phì

Ngoài ra, những người mắc bệnh béo phì có tỷ lệ mắc bệnh suy giáp cao hơn những người bình thường. Một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc các tình trạng này ở bệnh béo phì cao tới gần 20%.

Bảng dưới đây tổng hợp những rối loạn nội tiết trong bệnh béo phì.

Béo phì loại 2 với kháng leptin → Leptin tăng
Béo phì loại 1 do thiếu leptin bẩm sinh → Leptin giảm
Omentin giảm
Adiponectin giảm
Angiotensin 2 tăng
LH dao động giảm
Tổng lượng testosterone giảm ở nam giới
Testosterone tự do giảm ở nam giới
Tăng nội tiết tố nữ ở phụ nữ
Mức độ GH giảm
Cortisol bình thường
TSH bình thường hoặc tăng nhẹ

Như đã thảo luận ở phần trên, một số thay đổi nội tiết có thể được xác định có liên quan đến bệnh béo phì. Một số rối loạn nội tiết có thể góp phần gây ra tình trạng béo phì và ngược lại, béo làm tăng nguy cơ xảy ra các rối loạn nội tiết. Điều quan trọng vẫn là thường xuyên đi khám sức khỏe, đặc biệt là tìm kiếm các phương pháp hỗ trợ giảm cân để giảm thiểu nguy cơ và yếu tố bệnh lý.

Hiện nay, liệu pháp tiêu hao năng lượng được nhiều người dùng đánh giá rất cao, có thể giúp đào thải mỡ ở cấp độ tế bào, đặc biệt dành cho những ai đã từng giảm béo thất bại. Phương pháp giảm cân đa trị liệu này không xâm lấn – không hút – không tác động sâu mà sẽ truyền trực tiếp vào cơ thể người dùng bằng đường tĩnh mạch. Hiệu quả đạt được sau liệu trình là giảm mỡ nội tạng; ngăn ngừa, giảm các bệnh lý do thừa cân; bảo toàn và siết cơ, định hình vóc dáng; tăng chuyển hoá cơ bản; ngăn tái béo và tích lũy mỡ thừa… Liệu pháp tiêu hao năng lượng có khả năng can thiệp từ trong ra ngoài nhờ sự kết hợp tuyệt vời của các vi hoạt chất và quy trình ăn uống hợp lý. Sử dụng giảm cân đa trị liệu không chỉ giúp bạn giảm mỡ nội tạng mà còn giải quyết cả các vấn đề về mỡ bệnh lý trong máu và mỡ dưới da nếu có dư thừa.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám Drip Hydration, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách đào thải mỡ nội tạng

Cách đào thải mỡ nội tạng

Mỡ dưới da bình thường dày bao nhiêu?

Mỡ dưới da bình thường dày bao nhiêu?

Cách giảm mỡ nội tạng hiệu quả trong hành trình giảm cân

Cách giảm mỡ nội tạng hiệu quả trong hành trình giảm cân

Chỉ số mỡ nội tạng của nam và nữ: Chìa khóa bí ẩn cho sức khỏe và tuổi thọ

Chỉ số mỡ nội tạng của nam và nữ: Chìa khóa bí ẩn cho sức khỏe và tuổi thọ

52

Bài viết hữu ích?