Zalo

Bổ sung sắt từ thực phẩm có đáp ứng đủ nhu cầu sắt của cơ thể?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Sắt là một chất khoáng vô cùng quan trọng khi trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất hồng cầu của cơ thể. Có rất nhiều cách để bổ sung sắt, nhưng bổ sung sắt bằng thực phẩm được nhiều người lựa chọn. Vậy bổ sung sắt từ thực phẩm có đáp ứng đủ nhu cầu sắt của cơ thể hay không?

1.  Bổ sung sắt từ thực phẩm nào?

Sắt là chất khoáng tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất hồng cầu của cơ thể. Nhờ có sắt mà trí não hoạt động hiệu quả hơn, giúp tập trung vào công việc và học tập tốt hơn. 

Thiếu sắt thường gây ra những ảnh ảnh hưởng bất lợi tới sức khoẻ như hoa mắt chóng mặt, cơ thể có thể bị ngất,... Về lâu dài, nếu thiếu sắt thường xuyên có thể ảnh hưởng đến cả hệ hô hấp và hoạt động của tim. Vì vậy, bạn có thể bổ sung sắt từ thực phẩm trong khẩu phần ăn hàng ngày để phòng và điều trị tình trạng thiếu sắt. 

Ăn gì để bổ sung thêm sắt?Sắt trong thực phẩm có hai loại chính hà sắt hem và sắt không hem. Với sắt hem thì cơ thể có thể dễ dàng hấp thu hơn và thường chứa nhiều trong các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như thịt, gia cầm, hải sản… Còn với sắt không hem thường được tìm thấy trong các loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như đậu, trái cây, rau xanh… Những loại sắt này thường hấp thu vào cơ thể khó hơn. Tuy nhiên, để tăng khả năng hấp thu của sắt vào cơ thể, bạn nên sử dụng đồng thời vitamin C từ thực phẩm. 

Những loại thực phẩm có hàm lượng sắt tốt nhất:

  • Gan được cho là nguồn thực phẩm cung cấp sắt nhiều nhất, đặc biệt là gan bò, với khoảng 5mg sắt /miếng. Ngoài ra, có thể sử dụng gan lợn. So với gan bò thì gan lợn không chỉ giàu sắt mà còn có thêm vitamin C giúp quá trình hấp thu sắt nhanh hơn. Tuy nhiên, không nên lạm dụng thực phẩm này để cung cấp sắt cho cơ thể. Bởi vì những thức ăn này có thể gây tình trạng thừa sắt và tăng lượng cholesterol trong cơ thể. 
  • Các loại thịt đỏ. Thịt lợn, thịt bò,... là những loại thực phẩm có hàm lượng sắt khá phổ biến. Ngoài ra các loại thịt này còn cung cấp các chất dinh dưỡng khác như protein, lipid, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Hơn nữa, các loại thịt này có thể chế biến thành nhiều món khác nhau. Vì vậy, có thể làm tăng sự đa dạng và hấp dẫn của bữa ăn. 
  • Trái cây giàu sắt như dâu tằm đen, oliu với hàm lượng sắt khá cao. Trong 100 gam oliu có chứa khoảng 3.3. mg sắt tương đương với khoảng 18% nhu cầu sắt trong một người bình thường. Ngoài ra, trong các loại quả này còn chứa nhiều các chất dinh dưỡng khác như vitamin A, vitamin E, chất xơ … có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Những trái cây này còn có hàm lượng chất chống oxy hóa phong phú, giúp cơ thể phòng ngừa các bệnh ung thư, đái tháo đường, tim mạch…
  • Các loại ngũ cốc giàu chất sắt, bao gồm các loại ngũ cốc nguyên hạt, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh béo phì, đái tháo đường…Trong một bát ngũ cốc có hàm lượng sắt khoảng từ 2.8 đến 3.4mg. Tương đương với khoảng từ 16% đến 19% nhu cầu sắt của người bình thường. 
  • Các loại đậu đỗ có hàm lượng sắt tương đối cao. Trong 100 gam đậu đen có khoảng 7.2mg sắt, hoặc trong 100 gam đậu tương có khoảng 15.7mg sắt… Vì vậy, sử dụng các loại đậu trong bữa ăn hàng ngày giúp bổ sung sắt cho cơ thể khá hiệu quả. 

Ngoài ra, trong các loại hạt như hạt óc chó, hạnh nhân, hạt điều… có hàm lượng sắt khá phong phú. Trung bình khoảng 100 gam hạt sẽ cung cấp cho cơ thể khoảng 3.7mg sắt cần thiết theo nhu cầu. Vì vậy, có thể bổ sung các loại hạt này để bổ sung sắt cho cơ thể.

Các loại thực phẩm chứa hàm lượng sắt khá phong phú
Các loại thực phẩm chứa hàm lượng sắt khá phong phú

2. Bổ sung sắt bằng thực phẩm có hiệu quả hơn so với các phương pháp bổ sung khác không?

Bổ sung sắt từ thực phẩm thông qua bữa ăn hàng ngày có thể áp dụng dự phòng thiếu sắt. Thực phẩm có thể giúp cung cấp trung bình từ 10 đến 15 mg sắt mỗi ngày. Tuy nhiên, khi thực phẩm vào cơ thể thì chỉ có khoảng 5 đến 15% lượng sắt được hấp thu. Đối với những trường hợp có nguy cơ thiếu sắt hoặc đang gặp tình trạng bệnh lý do thiếu sắt gây ra thì ngoài bổ sung các thực phẩm giàu sắt, cần được chỉ định bổ sung sắt từ bác sĩ chuyên khoa. 

Vì vậy, việc bổ sung sắt bằng thực phẩm hay áp dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng chứa nhiều sắt hay bổ sung bằng đường uống, đường tĩnh mạch sẽ không thể đánh giá rõ ràng biện pháp nào tốt hơn. Để nhận định và lựa chọn phương pháp bổ sung cho phù hợp, trước tiên phải hiểu được quá trình hấp thu của sắt trong cơ thể. Tiếp đến sẽ tùy thuộc vào mức độ thiếu sắt hoặc tình trạng cơ thể để bác sĩ chỉ định bổ sung phù hợp. 

Sắt khi đi vào cơ thể sẽ đi qua hành tá tràng và kết thúc ở khu vực ruột non. Tuy nhiên, sắt 3 cơ thể không hấp thu được, khi đó sắt 3 sẽ được chuyển thành sắt 2 nhờ có acid HCL và vitamin C. Sau đó, pepsin trong dạ dày sẽ tách các phân tử sắt ra khỏi hợp chất hữu cơ và kết hợp cùng với đường, acid amin. Sắt được kiểm soát quá trình hấp thụ trong cơ thể bởi hai yếu tố là nhu cầu sắt vận chuyển và sắt dự trữ trong cơ thể. Nếu cơ thể thiếu sắt thì phần lớn sắt sẽ được hấp thu trực tiếp vào niêm mạc, vào máu và đi tới tĩnh mạch cửa. Nếu cơ thể thừa sắt thì lượng sắt hấp thu vào niêm mạc ruột sẽ giảm. Ngoài ra, sắt thừa còn kết hợp với apoferritin tạo ra ferrin trong bào tương của tế bào niêm mạc ruột. Những ferrin này sẽ được đào thải vào lòng ruột cùng các biểu mô bong ra. 

Vì vậy, một người bình thường có thể bổ sung sắt bằng thực phẩm để dự phòng thiếu sắt. Tuy nhiên, nếu người này có tình trạng bệnh lý hoặc khả năng hấp thu sắt kém, hoặc vấn đề về sức khoẻ có thể tư vấn bác sĩ để bổ sung sắt bằng các phương pháp khác như bổ sung bằng đường miệng, hoặc bổ sung bằng đường tĩnh mạch.

Có nhiều phương pháp để bổ sung sắt vào cơ thể
Có nhiều phương pháp để bổ sung sắt vào cơ thể

3. Các lưu ý khi bổ sung sắt bằng thực phẩm

Một số lưu ý khi  bổ sung sắt bằng thực phẩm cho cơ thể: 

  • Khi sử dụng thực phẩm bổ sung sắt cho cơ thể cần bổ sung thêm vitamin C giúp tăng hiệu quả hấp thu sắt
  • Canxi có thể làm giảm khả năng hấp thụ sắt trong cơ thể, vì vậy không nên sử dụng thực phẩm giàu sắt cùng với các loại thực phẩm có chứa canxi như sữa, đậu hũ, phô mai…
  • Người bệnh thiếu máu thiếu sắt cần bổ sung sắt từ cả nguồn thực phẩm động vật và thực vật. 
  • Nếu cơ địa thuộc nhóm đối tượng khó hấp thu sắt thì cần trao đổi với bác sĩ để được chỉ định bổ sung sắt phù hợp. 
  • Tránh sử dụng các loại đồ uống có gas, nước ngọt, cà phê hoặc đồ uống có chứa chất kích thích. 

Thực phẩm nói chung và trái cây nói riêng đều có hàm lượng sắt nhất định trong mỗi loại. Để phòng tránh tình trạng thiếu sắt bạn có thể lựa chọn các loại thực phẩm bổ sung cả sắt và vitamin C giúp hấp thu sắt hiệu quả.

Đối với những trường hợp không thể bổ sung sắt thông qua chế độ ăn, hoặc những trường hợp khó hấp thu sắt có thể áp dụng phương pháp bổ sung sắt ở dạng viên nén, viên nang hoặc điều trị bổ sung sắt bằng tĩnh mạch, điều quan trọng là phải tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để đánh giá toàn bộ bệnh sử và tình trạng sức khỏe hiện tại. Bác sĩ sẽ đưa ra một kế hoạch điều trị phù hợp và có thể đưa ra khuyến nghị về thời gian nên bổ sung sắt hoặc điều trị bằng bổ sung sắt bằng tĩnh mạch.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Vũ Thị Quỳnh Chi xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Bệnh rối loạn chuyển hoá sắt có nguy hiểm không?

Bệnh rối loạn chuyển hoá sắt có nguy hiểm không?

Mỗi đợt nên bổ sung sắt trong bao lâu thì dừng?

Mỗi đợt nên bổ sung sắt trong bao lâu thì dừng?

Khi nào cần xét nghiệm thiếu máu thiếu sắt?

Khi nào cần xét nghiệm thiếu máu thiếu sắt?

Các tác dụng phụ khi truyền sắt có thể gặp

Các tác dụng phụ khi truyền sắt có thể gặp

Vì sao bạn bị đau đầu do thiếu sắt?

Vì sao bạn bị đau đầu do thiếu sắt?

15

Bài viết hữu ích?