Zalo

Bị tiểu đường có uống được nước yến không và có gây béo phì không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Tổ yến là một loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, thường được sử dụng cho những người vừa khỏi ốm hoặc có sức khỏe không tốt để mau hồi phục và nâng cao thể trạng. Tuy nhiên, bị tiểu đường có uống được nước yến không là thắc mắc với bệnh nhân khi họ phải luôn thực hiện một chế độ ăn uống rất khắt khe? Cùng tìm hiểu thông tin về tiểu đường ăn yến được không qua bài viết sau.

1. Thành phần và tác dụng của nước yến ?

Trước khi biết được tiểu đường có uống được nước yến không thì bạn cần tìm hiểu những thành phần dinh dưỡng có trong nước yến. Nguồn dinh dưỡng chứa trong yến sào hoặc nước yến có thể nói là vô tận, đặc biệt là những chất dinh dưỡng quý tốt cho sức khỏe với nhiều công dụng khác nhau. Cụ thể, trong 100g tổ yến có chứa các chất dinh dưỡng với những lợi ích sau:

  • Serine: hỗ trợ quá trình trao đổi chất
  • Glycine: tăng cường phản ứng insulin
  • Histidine: giảm các nguy cơ có khả năng gây đột quỵ
  • Arginine: tăng chuyển hóa glucose trong cơ thể
  • Threonine: giúp mau liền vết thương
  • Alanine: giúp tăng cường hệ thống miễn dịch
  • Proline: giúp chữa lành vết thương
  • Lysine: giảm nồng độ đường trong máu
  • Isoleucine: giúp ổn định nồng độ đường trong máu
  • Leucine: giúp ổn định nồng độ đường trong máu
  • Phenylalanine: tăng cường vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng
Nhiều người thắc mắc tiểu đường có uống được nước yến không?
Nhiều người thắc mắc tiểu đường có uống được nước yến không?

2. Lợi ích của nước yến đối với sức khỏe

Vì là loại thực phẩm rất giàu hàm lượng chất dinh dưỡng nên nước yến cũng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như:

2.1. Ổn định đường huyết

2 thành phần là Leucine và Isoleucine trong tổ yến có khả năng điều hòa và duy trì nồng độ đường huyết. Bên cạnh đó, thành phần Phenylalanine có trong yến đóng vai trò như một acid amin giúp hỗ trợ quá trình tổng hợp hemoglobin - một thành phần quan trọng của hồng cầu, giúp đẩy mạnh quá trình vận chuyển oxy cũng như các chất chất dinh dưỡng trong máu.

2.2. Tăng hoạt động của insulin

Theo kết quả của một nghiên cứu năm 2015 cho thấy, sử dụng tổ yến có thể giúp bệnh nhân đái tháo đường giảm hiện tượng đề kháng insulin, giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh và tăng hiệu quả điều trị. Đồng thời, tổ yến còn được công nhận như là một thực phẩm chức năng giúp ngăn ngừa tình trạng kháng insulin.

2.3. Bổ sung dưỡng chất cho cơ thể

Thành phần tổ yến, nước yến cung cấp một lượng lớn dưỡng chất cho cơ thể như Protein (40 – 50%), rất nhiều loại acid amin thiết yếu cho cơ thể cũng như các khoáng chất quan trọng như sắt, mangan, magie, kẽm, canxi…

2.4. Hỗ trợ mau lành vết thương

Như đã nói, thành phần Aspartic acid, Proline và Threonine có trong tổ yến có khả năng giúp vết thương mau lành, tăng cường sức đề kháng và giảm stress Như vậy, từ 4 tác dụng trên bệnh tiểu đường có ăn được tổ yến không thì câu trả lời là nên ăn.

3. Người bị tiểu đường có uống nước yến được không ?

Thành phần leucine có trong nước yến đóng vai trò quan trọng giúp ổn định chỉ số đường trong máu. Ngoài ra, nước yến sào còn có acid amin isoleucine, đây là một chất dinh dưỡng quý giá giúp hỗ trợ cho quá trình phục hồi sức khỏe cũng như quá trình hình thành hemoglobin. Từ những lợi ích trên có thể thấy, bệnh nhân tiểu đường hoàn toàn có thể sử dụng nước yến sào để mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nói chung và giúp kiểm soát bệnh tiểu đường nói riêng. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là người bệnh phải lựa chọn các loại yến sào dành cho người tiểu đường, nghĩa là chỉ sử dụng các loại nước yến không chứa đường. Bằng cách hấp thu các chất dinh dưỡng có trong nước yến mà không dung nạp thêm đường, người bệnh có thể điều chỉnh lượng đường trong máu, cũng như bồi dưỡng trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường,...

Tổ yến chưng sẵn từ lâu cũng đã là một sản phẩm chăm sóc sức khỏe được nhiều người lựa chọn vì những giá trị dinh dưỡng và độ quý hiếm của nó. Đặc biệt, gần đây, một số nghiên cứu còn chứng minh được nước tổ yến có thể hỗ trợ điều trị tiểu đường bằng cách giúp ngăn chặn kháng insulin trong một chế độ ăn thừa chất béo. Trong khi đó, nghiên cứu năm 2020 của Murugan và cộng sự đã chỉ ra tổ yến chưng có khả năng chống lại stress oxy hóa, giúp giảm các biến chứng mạch máu ở bệnh nhân tiểu đường. Mặc dù có một số nghiên cứu chỉ ra các tác dụng có lợi của nước yến cho người tiểu đường nhưng vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn, đặc biệt là các nghiên cứu trên lâm sàng để đưa đến kết luận chính xác về tác dụng của nước yến trong việc hỗ trợ cải thiện bệnh tiểu đường.

4. Người bị tiểu đường uống nước yến có béo không ?

Nước yến hoặc tổ yến đều giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể cũng như có lợi ở bệnh nhân đái tháo đường. Vì vậy, người bệnh tiểu đường có thể sử dụng yến chưng, yến sào hoặc nước yến tùy theo nhu cầu mà không lo ngại vấn đề tăng cân hay tăng đường huyết. Thành phần phong phú nhất có trong tổ yến là protein và các axit amin thiết yếu cho cơ thể. Chúng cũng chứa các loại hormone quan trọng như testosterone và estradiol. Ngoài ra, tổ yến cũng chứa một lượng nhỏ carbohydrate và lipit khác. Vì thế, sử dụng yến không làm người bệnh béo lên. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm nước yến với nguồn gốc và xuất xứ khác nhau. Người bệnh cần chú ý lựa chọn các loại yến chưng phù hợp với thể trạng bệnh của mình.

5. Một số lưu ý khi sử dụng nước yến ở người bị tiểu đường

Sau khi đã biết được tiểu đường có uống được nước yến không và các loại yến sào dành cho người tiểu đường thì người bệnh cũng cần phải biết cách sử dụng yến một cách phù hợp, về liều lượng, thời điểm dùng để đảm bảo sức khoẻ cũng như giúp phát huy tối đa tác dụng của tổ yến: 

Liều lượng 

Liều lượng sử dụng yến cho người tiểu đường sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi người bệnh khác nhau.

  • Nếu bạn đang trong giai đoạn điều trị thì đây là lúc bạn cần tăng cường bổ sung yến để giúp tăng cường sức khỏe và cơ thể sớm phục hồi. Liều lượng được được khuyên dùng là 5g/ngày và trung bình khoảng 150gr/1 tháng.
  • Nếu bạn đã điều trị có kết quả tốt thì bạn có thể sử dụng nước yến duy trì, với liều lượng 5g/ngày và dùng cách ngày. Mỗi tháng có thể sử dụng trung bình khoảng 100gr.
Biết được người tiểu đường có uống được nước yến không sẽ giúp bạn xây dựng được chế độ ăn thích hợp
Biết được người tiểu đường có uống được nước yến không sẽ giúp bạn xây dựng được chế độ ăn thích hợp

Thời điểm dùng nước yến 

Để có thể sử dụng yến sào dành cho người tiểu đường một cách hợp lý nhất, bạn cần biết thời điểm dùng để giúp hấp thu tối đa các chất dinh dưỡng cũng như phù hợp với nội tiết sinh lý của cơ thể. Bạn hãy dùng yến cho người tiểu đường vào buổi tối khoảng 1 tiếng trước khi đi ngủ, đây là thời điểm thuận lợi để hấp thu chất dinh dưỡng vì nồng độ nội tiết tố trong cơ thể tăng cao. Thêm vào đó, lúc này lượng thức ăn dung nạp từ bữa tối đã được tiêu hóa và hấp thu một phần nên sẽ không gây ra tình trạng đầy bụng. Bạn cũng có thể sử dụng các loại yến chưng cho người tiểu đường vào trước bữa ăn sáng 30 phút. Vì bữa ăn sáng rất quan trọng đối với cơ thể và đòi hỏi một lượng lớn chất dinh dưỡng đủ lớn để phục vụ cho hoạt động và làm việc trong cả ngày nên đây là thời điểm thích hợp dùng tổ yến chưng. Bên cạnh đó, dùng tổ yến vào bữa sáng còn giúp bạn no lâu, nên sẽ hạn chế tối đa nhu cầu cho các bữa ăn phụ, từ đó giúp kiểm soát cân nặng cũng như đường huyết hiệu quả hơn. Bạn cần chú là không nên dùng yến sào dành cho người tiểu đường trước các bữa ăn chính vì chúng cung cấp lượng khá lớn protein, acid amin, vitamin và khoáng chất khác nên có thể làm giảm lượng thức ăn bạn nạp vào cơ thể và có thể khiến bạn bị hạ đường huyết sau khi dùng thuốc.

Như vậy, bạn đã biết tiểu đường có uống được nước yến không? Nước yến là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng và đặc biệt tốt cho sức khỏe, ngay cả đối với những người bị tiểu đường. Thay vì lo lắng tiểu đường ăn yến được không, bạn hãy lựa chọn các loại yến cho người tiểu đường và sử dụng một cách phù hợp để mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ngoài việc tuân thủ đúng chế độ dinh dưỡng thì người bệnh tiểu đường cần phải theo dõi và kiểm tra sức khỏe định kỳ, kiểm soát cân nặng để tránh bị tăng đường huyết, hạn chế các biến chứng bệnh tiểu đường gây ra. Nếu người bệnh tiểu đường muốn quản trị cân nặng hiệu quả, bạn có thể tham khảo liệu pháp tiêu hao năng lượng. Đây là phương pháp giảm cân đa trị liệu sử dụng vitamin & khoáng chất để thúc đẩy sự chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trước khi bạn thực hiện liệu trình này thì bạn sẽ được thăm khám, đánh giá sức khỏe tổng thể, sau đó sẽ được lựa chọn liệu trình giảm cân phù hợp với từng người dựa trên kết quả xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm máu, chỉ số khối cơ thể (BMI). 

Trong suốt quá trình thực hiện liệu trình sẽ luôn có bác sĩ theo sát, lên kế hoạch dinh dưỡng và tập luyện phù hợp với thể trạng của từng người. Chỉ sau 6 – 8 tuần thực hiện, bạn sẽ giảm được ít nhất 10% trọng lượng cơ thể, đào thải được lượng mỡ xấu, hạn chế tình trạng tái béo phì trở lại.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Thúy xem thêm bài viết cùng tác giả

20

Bài viết hữu ích?

Bài viết hữu ích?

xem thêm
Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Kết quả xét nghiệm đường huyết 5.5 có vượt ngưỡng bình thường không?

Kết quả xét nghiệm đường huyết 5.5 có vượt ngưỡng bình thường không?

Vì sao rối loạn chuyển hóa gây béo phì?

Vì sao rối loạn chuyển hóa gây béo phì?

Béo phì có nên dùng thuốc ức chế ăn uống và thuốc giảm hấp thụ chất không?

Béo phì có nên dùng thuốc ức chế ăn uống và thuốc giảm hấp thụ chất không?

20

Bài viết hữu ích?