Zalo

Ảnh hưởng của béo phì đến chức năng phổi

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Béo phì có thể nói đang là đại dịch trên toàn cầu, điều này đã nhận được nhiều lời cảnh báo từ các chuyên gia sức khỏe hàng đầu thế giới hay tổ chức WHO. Một trong các hệ cơ quan mà béo phì có thể gây ảnh hưởng đó chính là phổi, cùng tìm hiểu những ảnh hưởng của béo phì đến hệ hô hấp và chức năng phổi qua bài viết dưới đây.

1. Béo phì có ảnh hưởng đến hoạt động của phổi không?

Trên toàn cầu, tỷ lệ béo phì đã tăng lên trong suốt 3 thập kỷ vừa qua, dẫn đến tăng tỷ lệ mắc các bệnh và biểu hiện lâm sàng liên quan đến hệ hô hấp. Béo phì được coi là 1 trong nhiều yếu tố nguy cơ quan trọng và có vai trò điều chỉnh trong bệnh hen suyễn, chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn phổi, hội chứng giảm thông khí do béo phì (OHS) hay tăng huyết áp phổi. Tình trạng này cũng ảnh hưởng đến kết quả của hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS) và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Béo phì cũng được các chuyên gia đánh giá có khả năng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp và tỷ lệ nhập viện cao hơn cho những bệnh nhân béo phì mắc các bệnh về hệ hô hấp so với những người có cân nặng bình thường. Bài viết này cung cấp một tổng quan về tác động của béo phì đối với chức năng và sinh lý bình thường của phổi, đồng thời thảo luận về cơ chế sinh lý gây ra các bệnh liên quan.

2. Những ảnh hưởng của béo phì đến chức năng phổi

2.1. Ảnh hưởng của béo phì đến cấu trúc xung quanh phổi

Ở người bị béo phì, tính chất cơ học của phổi và thành ngực bị thay đổi một cách đáng kể, chủ yếu do sự tích tụ mỡ trong trung thất và khoang bụng. Những thay đổi này gây giảm độ đàn hồi của phổi, thành ngực và toàn bộ hệ thống hô hấp vận hành bởi hoạt động của phổi, và có thể góp phần vào các triệu chứng hô hấp của bệnh béo phì như thở khò khè, khó thở và thở gấp. Sự giảm độ đàn hồi của hệ thống hô hấp (tăng độ cứng) cũng thay đổi kiểu thở. Thông thường, không khí chảy vào phổi theo một độ lệch áp âm trong khoang màng phổi. Tuy nhiên, áp lực trong ổ bụng và màng phổi tăng nhẹ ở người béo phì do giới hạn chuyển động xuống của cơ hoành và chuyển động ra ngoài của thành ngực khi mỡ tích tụ trong khoang ngực và bụng. Điều này dẫn đến thay đổi hoạt động của phổi, cụ thể là kiểu thở và làm giảm cả thể tích dự trữ thở ra (ERV) và thể tích nghỉ của phổi, được gọi là dung tích cặn chức năng (FRC).

Ảnh hưởng của béo phì đến chức năng phổi
Ảnh hưởng của béo phì đến chức năng phổi

Sự giảm FRC tăng theo mức độ nghiêm trọng của bệnh béo phì - những người thừa cân, béo phì nhẹ và béo phì nghiêm trọng không mắc bệnh hen suyễn đã cho thấy mức giảm FRC lần lượt là 10%, 22% và 33%. Thể tích khí lưu thông cũng thấp hơn một chút ở những người béo phì. Tuy nhiên, tốc độ thở trung bình tăng nhẹ để bù đắp cho kiểu thở nông, dẫn đến tăng đáng kể tổng lượng khí thông qua.

2.2. Ảnh hưởng của béo phì đến thể tích phổi là lượng khí thở ra

Các nghiên cứu sử dụng các phép đo thể tích phổi tĩnh kết hợp với phép đo áp lực trong phổi và màng phổi đã cung cấp thông tin chi tiết về tác động của béo phì lên cơ học và thể tích của phổi. Một nghiên cứu đáng chú ý đã khám phá sự tác động của béo phì đến chức năng phổi, cụ thể, số đo thể tích phổi khi người tham gia được đo ở tư thế ngồi. Kết quả cho thấy áp lực trong thực quản và dạ dày ở dung tích cặn chức năng tăng đáng kể ở những người béo phì so với những người có cân nặng khỏe mạnh và tương đồng với độ tuổi, giới tính và chiều cao. Các kết quả tương tự cũng được ghi nhận khi đo ở tư thế nằm ngửa và chỉ số BMI có liên quan đến áp lực trong dạ dày và thực quản.

2.3. Ảnh hưởng của béo phì và việc tăng tình trạng viêm phế quản

Béo phì và rối loạn chức năng đường hô hấp có mối liên kết thông qua viêm. Người béo phì thường có nồng độ yếu tố đáp ứng viêm (CRP) và fibrinogen cao hơn so với người không béo phì. Có một tương quan giữa số lượng bạch cầu ái toan trong đàm và vòng bụng. Người béo phì bị hen phế quản thường có ít bạch cầu ái toan, cho thấy sự thay đổi trong viêm đường khí. Có nhiều chất liên quan đến viêm như TNFα, IL-6, yếu tố tăng trưởng 1 giống như insulin, adiponectin và estrogen. Leptin, một thành phần của IL-6, có thể góp phần vào sự mất cân bằng trong sản xuất cytokine Th1 và Th2, ảnh hưởng đến phát triển hen phế quản. Adiponectin, một chất kháng viêm, cũng giảm ở người béo phì, có thể đóng vai trò trong sự phát triển hen phế quản. Béo phì kết hợp với tăng stress oxy hóa trong hệ thống đường khí, do mất cân bằng adipokine, các bệnh đi kèm và giảm khả năng chống oxy hóa. Stress oxy hóa có vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh mạch máu và viêm gan không do rượu, gây tổn thương phổi. Stress oxy hóa khi bị trong bệnh lý béo phì có thể ảnh hưởng đến chức năng phổi bằng cách gia tăng phản ứng viêm đường khí và làm giảm hiệu quả của corticosteroid hít trong các trường hợp hen phế quản.

Việc giảm cân để mang lại sức khỏe tốt là điều rất cần thiết để tránh làm cho chức năng phổi bị suy giảm
Việc giảm cân để mang lại sức khỏe tốt là điều rất cần thiết để tránh làm cho chức năng phổi bị suy giảm

Có nhiều nghiên cứu cho thấy, bệnh nhân béo phì bị hen phế quản có thể không phản ứng tốt với corticosteroid. Ngoài ra, những người ở tình trạng béo phì có kết hợp bị rối loạn chức năng đường hô hấp thường được ghi nhận có triệu chứng nặng hơn và khó đáp ứng với thuốc điều trị. Nguyên nhân có thể là do béo phì gây nên sự hạn chế của đường thở, làm tăng phản ứng của đường hô hấp và ảnh hưởng đến hiệu quả của việc sử dụng thuốc dạng hít. Điều này có thể dẫn đến tình trạng tai biến nghiêm trọng hơn trong các cơn hen phế quản cấp. Nhìn chung, béo phì không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân, mang lại nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch, mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của phổi. Do đó, việc giảm cân để mang lại sức khỏe tốt là điều rất cần thiết để tránh làm cho chức năng phổi bị suy giảm. Ngày nay, nếu muốn giảm cân hiệu quả, bạn có thể tham khảo liệu pháp tiêu hao năng lượng. Phương pháp này sử dụng vitamin & khoáng chất để thúc đẩy sự chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trước khi thực hiện, bạn sẽ được đánh giá sức khỏe tổng thể và bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ giảm cân phù hợp với từng người dựa trên kết quả xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm máu, chỉ số khối cơ thể (BMI). Trong suốt quá trình thực hiện liệu trình sẽ luôn có bác sĩ theo sát, lên kế hoạch dinh dưỡng và tập luyện phù hợp với thể trạng của từng người.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Điều dưỡng Trần Thanh Liêm xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Tâm lý của bệnh béo phì: Tai họa và cách điều trị

Tâm lý của bệnh béo phì: Tai họa và cách điều trị

Thừa cân mắc COVID 19: Vì sao tỷ lệ mắc bệnh ở người béo phì cao hơn?

Thừa cân mắc COVID 19: Vì sao tỷ lệ mắc bệnh ở người béo phì cao hơn?

Béo phì ảnh hưởng thế nào đến huyết áp?

Béo phì ảnh hưởng thế nào đến huyết áp?

Nguy cơ ung thư buồng trứng ở bệnh nhân béo phì

Nguy cơ ung thư buồng trứng ở bệnh nhân béo phì

53

Bài viết hữu ích?