Sử dụng trái cây hàng ngày mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhờ chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, một số loại trái cây có hàm lượng đường cao, gây lo ngại cho người ăn kiêng hoặc mắc một số bệnh lý.
Mỗi loại trái cây có hàm lượng đường khác nhau, bao gồm ba loại chính là fructose, glucose và sucrose. Đường đơn như glucose và fructose có trong hầu hết các loại trái cây, dễ tiêu hóa và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Vì vậy, ăn trái cây có thể ảnh hưởng đến tải lượng đường huyết.
Hàm lượng đường trong một số loại quả ngọt
Trái cây | Tổng lượng đường | Sucrose | Glucose | Fructose |
Nho khô | 65,2 g | 0 g | 30,5 g | 34,7 g |
Sung khô | 47,9 g | 0,1 g | 24,8 g | 22,9 g |
Mận khô | 38,1 g | 0,2 g | 25,5 g | 12,4 g |
Nho đỏ | 17,3 g | dưới 0,25 g | 8,2 g | 9,2 g |
Nho xanh | 16,1 g | dưới 0,25 g | 7,5 g | 8,7 g |
Chuối | 15,8 g | 4,2 g | 5,5 g | 6 g |
Xoài | 13,7 g | 7 g | 2 g | 4,7 g |
Thạch lựu | 12,7 g | dưới 0,25 g | 6,1 g | 6,6 g |
Dứa | 11,4 g | 3,5 g | 3,9 g | 4,1 g |
Táo | 10,4 g | 2,1 g | 2,4 g | 5,9 g |
Mận | 9,9 g | 1,6 g | 5,1 g | 3,1 g |
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đường fructose trong trái cây có thể gây bất lợi cho sức khỏe nếu tiêu thụ quá nhiều. Gan phải chuyển hóa 70% fructose từ máu và khi dư thừa, fructose sẽ chuyển thành glycogen và chất béo, gây ra các vấn đề như gan nhiễm mỡ không do rượu và các bệnh gan khác.
Gần đây, một số nghiên cứu chỉ ra rằng, fructose còn thúc đẩy hội chứng chuyển hóa. Hấp thụ quá nhiều fructose có thể làm tăng mức C-LDL, tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính do cholesterol trong máu tăng, gây tắc nghẽn động mạch và mạch máu.
Ăn nhiều hoa quả ngọt có béo không là băn khoăn của rất nhiều người. Thực tế, ăn trái cây có thể giúp no lâu và giảm sự thèm ăn vặt, kết hợp với chế độ ăn lành mạnh có thể giúp giảm cân và duy trì vóc dáng. Nghiên cứu cho thấy, người thừa cân và béo phì ăn trái cây và rau sống trước bữa ăn sẽ có cảm giác no lâu hơn so với khi uống nước ép từ các loại thực phẩm này.
Các loại quả ngọt thường có hàm lượng đường cao, đặc biệt là fructose, có thể làm chậm quá trình trao đổi chất. Nghiên cứu chứng minh rằng, fructose thúc đẩy hội chứng chuyển hóa, dẫn đến béo phì khi tiêu thụ nhiều. Fructose còn làm leptin trở nên nhạy cảm hơn, khiến cơ thể muốn ăn nhiều hơn. Điều này giải thích tại sao ăn nhiều hoa quả ngọt có thể gây béo.
Việc tiêu thụ nhiều hoa quả ngọt cung cấp lượng đường fructose tương đối lớn, chuyển hóa thành các chất béo trung tính và lưu trữ dưới da. Lâu dần, điều này sẽ dẫn đến tăng cân và béo phì.
Những hoa quả ăn không béo:
Một số lưu ý khi sử dụng trái cây:
Đặc biệt, nếu bạn đang thực hiện các chế độ ăn kiêng lành mạnh để giúp giảm cân thì có thể cân nhắc sử dụng liệu pháp Drip FIT để đạt được hiệu quả nhanh và bền vững hơn. Đây là phương pháp giảm cân đa trị liệu, được thực hiện bằng cách truyền tĩnh mạch các vi hoạt chất có tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển hóa. Cùng với chế độ ăn uống khoa học và tập luyện hợp lý, liệu pháp Drip FIT sẽ giúp bạn đào thải mỡ tới cấp độ tế bào và giảm cân hiệu quả mà không gây mệt mỏi hay ảnh hưởng gì đến sức khỏe.
18
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
18
Bài viết hữu ích?