Zalo

Ăn mỡ cá có tốt không? Có gây béo không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Cá là một phần dinh dưỡng rất quan trọng trong chế độ ăn uống lành mạnh. Cá và các loại hải sản khác là nguồn cung cấp chất béo omega-3 chuỗi dài có lợi cho sức khỏe và cũng rất giàu chất dinh dưỡng khác như vitamin D và selen, giàu protein và ít chất béo bão hòa. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về ăn mỡ cá có tốt không và có gây béo không trong bài viết sau đây.

1. Ăn mỡ cá có tốt không?

Nhiều người đặt ra câu hỏi ăn mỡ cá có tốt không? Tất cả các mỡ động vật đều có chứa rất nhiều cholesterol và chất béo no, nếu sử dụng với lượng dư thừa sẽ gây ra ảnh hưởng bất lợi cho sức khỏe. Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, bạn nên hạn chế ăn mỡ của các loại động vật để đảm bảo sức khỏe. Tuy nhiên, mỡ cá đặc biệt có lợi cho sức khỏe mà không phải ai cũng biết:

  • Mỡ cá là nguồn cung cấp Omega 3 dồi dào: Trong thành phần của cá có mỡ rất giàu axit béo không bão hòa đa omega-3, được chứng minh là làm giảm viêm và và ngăn ngừa đông máu có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh lý liên quan đến tim mạch, ung thư và viêm khớp. Đồng thời, nó có tác dụng làm giảm hiện tượng viêm, hạn chế được tình trạng tim đập loạn nhịp đồng thời có tác dụng trong tăng cường trí nhớ cho não bộ. Cả cá trắng và cá béo đều là nguồn cung cấp protein nạc tốt. Cá trắng chứa axit béo, nhưng chỉ có ở gan và với số lượng nhỏ hơn. Theo nghiên cứu đã chỉ ra rằng mỗi loại cá có một lượng Omega 3 khác nhau. Theo đó thì lượng Omega 3 trong cá ngừ trắng là nhiều nhất, tiếp đến là các loại cá hồi. Do đó, nếu bạn còn thắc mắc ăn mỡ cá có tốt không? thì đừng băn khoăn gì nữa nhé. Omega 3 không tan trong nước nhưng có thể tan trong dầu nếu được đun nấu chế biến ở nhiệt độ cao.
  • Tác dụng bảo vệ sức khỏe tim mạch: Việc sử dụng mỡ cá có thể giúp bảo vệ chống lại bệnh tim mạch. Một nghiên cứu được công bố bởi Hiệp hội Sinh lý Hoa Kỳ cho thấy mỡ cá béo cũng có thể bảo vệ tim trong thời gian căng thẳng về tinh thần.
  • Giảm lượng cholesterol có hại trong máu: Trong thành phần của mỡ cá cung cấp lượng cholesterol có lợi cho cơ thể và làm giảm lượng cholesterol có hại trong máu. Các loại axit béo chỉ được tìm thấy trong các loại mỡ cá hồi, cá sọc và mỡ cá basa ở Việt Nam.
  • Dự phòng bệnh viêm khớp dạng thấp: Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Biên niên sử về các bệnh thấp khớp đã liên kết lượng tiêu thụ trung bình hàng ngày ít nhất 0,21 gam (hoặc 210 miligam) omega-3 mỗi ngày với nguy cơ phát triển bệnh viêm khớp dạng thấp (RA) thấp hơn 52%. Nghiên cứu khác cho thấy axit béo omega-3 có thể bảo vệ chống lại sự phát triển của RA trong tương lai.
  • Dự phòng chứng mất trí nhớ: Đối với những người lạm dụng rượu, mỡ cá có thể giúp bảo vệ khỏi chứng mất trí nhớ. Các tế bào não tiếp xúc với hỗn hợp mỡ cá và rượu có tỷ lệ viêm thần kinh và chết tế bào thần kinh ít hơn 95% so với các tế bào não chỉ tiếp xúc với rượu.
  • Chống lại bệnh ung thư vòm họng và ung thư da: Việc sử dụng mỡ cá có thể bảo vệ chống lại ung thư vòm họng và ung thư da giai đoạn đầu và cuối. Axit béo omega-3 có trong thành phần của mỡ cá đã được chứng minh là có tác dụng nhắm mục tiêu và ức chế có chọn lọc sự phát triển của các tế bào ác tính và tiền ác tính ở liều lượng không gây ảnh hưởng đến các tế bào bình thường.
  • Phát triển giác quan, nhận thức và vận động: Nghiên cứu cho thấy rằng việc tiêu thụ mỡ cá trong những tháng cuối của thai kỳ có thể có tác động tích cực đến sự phát triển cảm giác, nhận thức và vận động của trẻ. Nghiên cứu tương tự không phát hiện ra rằng việc nuôi con bằng sữa mẹ mang lại những lợi ích tương tự.
  • Đối với bệnh hen suyễn: Con của những phụ nữ thường xuyên ăn cá hồi khi mang thai có thể ít có dấu hiệu mắc bệnh hen suyễn khi được 2,5 tuổi.
  • Bảo vệ thị giác và trí nhớ: DHA trong thành phần của mỡ cá có thể có tác dụng trong bảo vệ mắt chống lại nguy cơ mất thị lực. Các nhà khoa học đã xác định được mối liên hệ giữa việc tiêu thụ mỡ cá và nguy cơ mất thị lực thấp hơn ở người lớn tuổi. Một nghiên cứu được công bố trên PLOS One chỉ ra rằng ăn cá có dầu có thể cải thiện trí nhớ làm việc.
  • Ung thư vú và tuyến tiền liệt: Một phân tích tổng hợp được thực hiện trên gần 900.000 phụ nữ đã liên kết việc tiêu thụ nhiều mỡ cá hơn với nguy cơ ung thư vú thấp hơn. Tuy nhiên, một nhóm khác phát hiện ra rằng những người đàn ông có lượng dầu omega-3 cao trong máu có nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt cao hơn.
Mỡ cá có nhiều lợi ích cho sức khỏe

2. Ăn mỡ cá có béo không?

Với nhiều tác dụng cho sức khỏe như đã liệt kê ở trên, nhưng nhiều người vẫn phân vân liệu rằng ăn mỡ cá có mập không? Trên thực tế qua một quá trình nghiên cứu về mỡ cá và mỡ lợn đã cho thấy rằng mỡ lợn có chứa nhiều chất béo không no, lượng chất béo này khi vào trong cơ thể sẽ gây ra tăng hàm lượng Cholesterol gây ảnh hưởng đến hệ tim mạch. Từ đó, dẫn đến tình trạng thừa cân và béo phì. Tuy nhiên, đối với mỡ cá không những không gây béo mà còn cung cấp các chất dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể. 

Vậy nên, để trả lời câu hỏi ăn mỡ cá có béo không? thì ăn mỡ cá với lượng phù hợp không gây béo phì. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng đã khuyến cáo rằng mỗi tuần bạn chỉ nên ăn 3 bữa thịt lợn, còn có thể ăn cá đến 6 bữa trong tuần tuần để đảm bảo sức khỏe tốt.

Ăn mỡ cá với lượng phù hợp không gây béo phì

3. Lưu ý khi ăn mỡ cá để không gây béo

Để trả lời câu hỏi có nên ăn mỡ cá có mập không? các nhà nghiên cứu khẳng định chúng ta nên cung cấp cho cơ thể một lượng mỡ cá phù hợp nhằm tác dụng nâng cao thể trạng. Bên cạnh đó, trong thực đơn hàng ngày cũng cần phải cân bằng đa dạng các nguồn dinh dưỡng bằng cách bổ sung nhiều loại thực phẩm khác nhau. Một số lưu ý để sử dụng mỡ cá cụ thể như sau:

  • Theo nghiên cứu của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến nghị cá là một phần trong chế độ ăn uống lành mạnh cho hầu hết mọi người. Tuy nhiên, nếu bạn đang mang thai, dự định có thai hoặc đang cho con bú, bạn vẫn có thể nhận được những lợi ích tốt cho tim của cá từ nhiều loại hải sản và cá thường có hàm lượng thủy ngân thấp như cá hồi và tôm. Giới hạn số lượng ăn ở mức không quá 12 ounce tương đương với 340gr cá và hải sản mỗi tuần
  • Trẻ nhỏ cũng nên tránh các loại cá có khả năng nhiễm thủy ngân cao. Trẻ em nên ăn cá có hàm lượng thủy ngân thấp hơn một hoặc hai lần một tuần. Khẩu phần cho trẻ dưới 2 tuổi là 1 ounce và tăng theo độ tuổi. Nếu ăn nhiều cá có chứa thủy ngân, chất độc có thể tích tụ trong cơ thể. 
  • Các chuyên gia sức khỏe cho rằng  mỗi tuần nên ăn cá ít nhất 2 lần  rất tốt sức khỏe. Dù mỡ cá tốt như vậy, nhưng cũng không nên ăn quá nhiều một loại thực phẩm mà cần ăn đa dạng các loại thực phẩm để đa dạng về dinh dưỡng để cung cấp đầy đủ chất cho cơ thể.

Béo phì là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng tạo ra ảnh hưởng làm giảm chất lượng cuộc sống. Hiện nay, một cách giảm cân mới mang tên liệu pháp tiêu hao năng lượng đang được nhiều người ưa chuộng lựa chọn sử dụng. Phương pháp này được thực hiện dựa trên việc truyền các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể tác dụng nhằm tăng cường quá trình chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên đối với người sử dụng. 

Trước khi thực hiện liệu pháp tiêu hao năng lượng người sử dụng dịch vụ sẽ cần đánh giá sức khỏe tổng thể sau đó là đo chỉ số cơ thể BMI và bác sĩ sẽ lên phác đồ giảm cân một cách cụ thể. Bác sĩ điều trị sẽ luôn đồng hành trong cả quá trình thực hiện liệu pháp đồng thời lên kế hoạch dinh dưỡng chi tiết kết hợp với chế độ luyện tập cũng như vận động điều độ để có công dụng giảm cân đảm bảo tốt nhất.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Cử nhân điều dưỡng Ngô Thị Thảo Hiền Xem thêm bài viết của Cử nhân điều dưỡng Ngô Thị Thảo Hiền
Đăng ký tư vấn
xem thêm
Béo phì tuổi trung niên vì sao nguy hiểm và khó giảm?

Béo phì tuổi trung niên vì sao nguy hiểm và khó giảm?

Ăn mỡ heo có tốt không? Có gây béo không?

Ăn mỡ heo có tốt không? Có gây béo không?

Cách giảm carbohydrate trong chế độ ăn cho người béo phì

Cách giảm carbohydrate trong chế độ ăn cho người béo phì

Người béo phì có nguy cơ bị sỏi túi mật không? Cách dự phòng sỏi túi mật ở người béo phì

Người béo phì có nguy cơ bị sỏi túi mật không? Cách dự phòng sỏi túi mật ở người béo phì

Nấm đông cô bao nhiêu calo và ăn nhiều có tăng cân không?

Nấm đông cô bao nhiêu calo và ăn nhiều có tăng cân không?

124

Bài viết hữu ích?