Zalo

Ăn mỡ heo có tốt không? Có gây béo không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Để món ăn thêm phần hấp dẫn, trong quá trình nấu nướng nhiều người thường sử dụng mỡ heo thay cho các loại dầu thực vật. Theo đánh giá thì khi sử dụng một lượng vừa đủ, mỡ heo có thể mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên nhiều người cũng đặt ra thắc mắc, liệu ăn mỡ heo có tốt không?

1. Ăn mỡ lợn có tốt không?

Nhiều người đặt ra câu hỏi ăn mỡ heo có tốt không hay ăn mỡ lợn có tốt không thì câu trả lời là có. Nguyên nhân là do:

  • Mỡ lớn cung cấp nhiều loại khoáng chất cho cơ thể: Theo các chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra, mỡ lợn mặc dù có axit béo bão hòa nhưng giàu các khoáng chất như vitamin D thúc đẩy sự hấp thụ canxi của cơ thể. Lượng vitamin D trong thành phần của mỡ lợn có tác dụng giúp cải thiện chức năng tim mạch, duy trì sức khỏe của phổi và các cơ quan hô hấp, tăng cường chức năng cơ bắp cũng như giúp cơ thể tránh khỏi các nhiễm trùng.
  • Cung cấp chất béo cho cơ thể: Trong thành phần của mỡ lợn có chứa khoảng 40% chất béo bão hòa, 50% chất béo không bão hòa đơn và khoảng 10% chất béo không bão hòa đa.
  • Tham gia cấu tạo màng tế bào thần kinh: Nếu không sử dụng mỡ lợn trong thời gian dài, cơ thể sẽ khó hấp thu vitamin A dẫn đến tình trạng thiếu hụt vitamin A làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về xương, rối loạn nội tiết tố gây ra suy nhược cơ thể cũng như tăng nguy cơ mắc bệnh nhồi máu cơ tim.
  • Cung cấp năng lượng cho tế bào: Mỡ động vật cụ thể là mỡ lợn có khả năng cung cấp năng lượng cho tế bào, đặc biệt là tế bào thần kinh, giúp làm bền thành mao mạch, dự phòng tốt tình trạng xuất huyết não và đột quỵ.
Mỡ lợn có nhiều lợi ích cho sức khỏe
Mỡ lợn có nhiều lợi ích cho sức khỏe

2. Ăn mỡ lợn có béo không?

Muốn biết có nên ăn mỡ lợn có béo không? cần xem xét đến thành phần và giá trị năng lượng mà mỡ lợn cung cấp. Cụ thể như sau:

  • Mỡ lợn chứa nhiều axit béo bão hòa và các axit này có khả năng chuyển hóa thành cholesterol trong máu. Giá trị calo trong 1 gam mỡ lợn cung cấp 9 calo năng lượng. 
  • Dầu thực vật chứa nhiều axit béo không bão hòa và các axit này không thể chuyển hóa thành cholesterol trong máu (trừ các loại dầu như dầu dừa, dầu cọ,  dầu ca cao…). Giá trị calo trong 1 gam dầu ăn thực vật cung cấp 9 calo năng lượng. 

Như vậy, ăn quá nhiều mỡ lợn có thể khiến cơ thể sản sinh dư thừa cholesterol trong máu và dẫn đến thừa cân, béo phì

Ăn quá nhiều mỡ lợn khiến cơ thể sản sinh dư thừa cholesterol trong máu
Ăn quá nhiều mỡ lợn khiến cơ thể sản sinh dư thừa cholesterol trong máu

3. Có nên ăn mỡ lợn?

Trong quá trình chế biến món ăn nên sử dụng mỡ lợn hay dầu thực vật. Để trả lời câu hỏi này cần xem xét đến giá trị dinh dưỡng mà mỡ lợn và dầu ăn mang lại.

  • Mỡ lợn cung cấp rất nhiều vitamin A, B và D. Đây là những vitamin và khoáng chất rất tốt cho sức khỏe con người. Vitamin A có tác dụng ngăn ngừa các bệnh về mắt, trong khi vitamin D giúp thúc đẩy quá trình hấp thụ canxi trong cơ thể. Ngoài ra, vitamin D còn có tác dụng trong cải thiện chức năng của hệ tim mạch, giúp duy trì chức năng của phổi và các cơ quan hô hấp, tăng cường cơ bắp và cùng với hệ miễn dịch giúp bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật, sự nhiễm trùng. 
  • Dầu thực vật chứa nhiều vitamin E và vitamin K. Vitamin E có tác dụng trong việc ngăn chặn quá trình oxy hóa và lão hóa trong cơ thể, đồng thời loại vitamin này còn có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa đông máu và chảy máu. 
  • Mỡ lợn rất tốt cho não vì có chứa lecithin, cùng với cholesterol, hai chất này tham gia vào việc xây dựng màng tế bào thần kinh trong não. Trong khi đó, một số loại dầu thực vật lại không chứa cholesterol. Ngoài chất béo bão hòa khoảng 40%, phần còn lại của mỡ lợn là chất béo không bão hòa khoảng 50% - 60% và chất béo khô chiếm khoảng 10%. Nếu ăn quá nhiều mỡ lợn, chất béo bão hòa trong mỡ lợn có thể gây ra các bệnh lý liên quan đến tim mạch như xơ vữa động mạch, tăng huyết áp... Tuy nhiên, tương tự như dầu thực vật, chất béo không bão hòa trong mỡ lợn cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

Như vậy, có thể thấy mỡ lợn và dầu ăn đều mang lại những giá trị nhất định cho sức khỏe nếu biết sử dụng một lượng vừa đủ và đảm bảo an toàn trong chế biến. Khi nấu nướng, mỡ lợn có thể giúp tạo nên hương vị đặc trưng cho món ăn, giúp món ăn thơm ngon hơn.

4. Một số chú ý khi sử dụng mỡ lợn trong nấu nướng

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, khi sử dụng mỡ lợn, dầu ăn cần lưu ý một số chú ý như sau:

  • Những người cần hạn chế ăn mỡ lợn để giảm cholesterol trong máu bao gồm người cao tuổi với độ tuổi trên 50 tuổi, người cao huyết áp, tiểu đường, xơ vữa động mạch, mỡ máu cao,…. 
  • Phụ nữ cũng là đối tượng cần hạn chế sử dụng mỡ lợn trong chế biến các món ăn để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư vú
  • Đối với trẻ nhỏ, việc bổ sung đủ lượng mỡ lợn trong bữa ăn có thể có tác dụng trong phát triển thể chất và giúp trẻ ngăn ngừa cận thị nhờ cung cấp lượng vitamin A dồi dào cho cơ thể. 
  • Những người bị suy dinh dưỡng, thiếu máu, thường xuyên chóng mặt, táo bón, khô da, nứt nẻ tay chân, tóc bạc hoặc rụng tóc, phụ nữ sau sinh,… nên ăn mỡ lợn để bổ sung cholesterol và vitamin, khoáng chất cho cơ thể. 
  • Người bình thường nên cân đối sử dụng mỡ lợn và dầu ăn trong bữa ăn. Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì tỷ lệ dầu thực vật với mỡ lợn khuyên dùng là 2:1. Khi sử dụng dầu thực vật để chiên cần tránh tái sử dụng hoặc sử dụng nhiều lần nguyên nhân là do ở nhiệt độ cao, các axit béo không bão hòa có thể bị phân hủy và làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Thực đơn trong mỗi bữa ăn cần đa dạng và đầy đủ các nhóm dinh dưỡng chính, trong đó có mỡ lợn và dầu thực vật. Cả dầu ăn và mỡ lợn đều nên bảo quản trong chai hoặc lọ thủy tinh có nắp đậy kín và để ở nơi tối, mát. 

Tóm lại, việc sử dụng mỡ lợn hoặc dầu thực vật sẽ mang lại những chất cần thiết cho cơ thể. Điều quan trọng là phải biết sử dụng đúng cách, liều lượng phù hợp với từng lứa tuổi, từng đối tượng sử dụng và sự cân bằng giữa dầu ăn và mỡ lợn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Béo phì là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng tạo ra ảnh hưởng làm giảm chất lượng cuộc sống. Hiện nay, một cách giảm cân mới mang tên liệu pháp tiêu hao năng lượng đang được nhiều người ưa chuộng lựa chọn sử dụng. Phương pháp này được thực hiện dựa trên việc truyền các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể tác dụng nhằm tăng cường quá trình chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên đối với người sử dụng. 

Trước khi thực hiện liệu pháp tiêu hao năng lượng người sử dụng dịch vụ sẽ cần đánh giá sức khỏe tổng thể sau đó là đo chỉ số cơ thể BMI và bác sĩ sẽ lên phác đồ giảm cân một cách cụ thể. Bác sĩ điều trị sẽ luôn đồng hành trong cả quá trình thực hiện liệu pháp đồng thời lên kế hoạch dinh dưỡng chi tiết kết hợp với chế độ luyện tập cũng như vận động điều độ để có công dụng giảm cân đảm bảo tốt nhất.

Nguồn: healthline.com - webmd.com

Bài viết của Cử nhân điều dưỡng Ngô Thị Thảo Hiền xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Ăn mỡ cá có tốt không? Có gây béo không?

Ăn mỡ cá có tốt không? Có gây béo không?

Béo phì tuổi trung niên vì sao nguy hiểm và khó giảm?

Béo phì tuổi trung niên vì sao nguy hiểm và khó giảm?

Cách giảm carbohydrate trong chế độ ăn cho người béo phì

Cách giảm carbohydrate trong chế độ ăn cho người béo phì

Người béo phì có nguy cơ bị sỏi túi mật không? Cách dự phòng sỏi túi mật ở người béo phì

Người béo phì có nguy cơ bị sỏi túi mật không? Cách dự phòng sỏi túi mật ở người béo phì

Nấm đông cô bao nhiêu calo và ăn nhiều có tăng cân không?

Nấm đông cô bao nhiêu calo và ăn nhiều có tăng cân không?

34

Bài viết hữu ích?