Zalo

Ăn lòng heo có béo không? Có nên ăn thường xuyên?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Nội tạng động vật nói chung, lòng heo nói riêng là món ăn khoái khẩu của nhiều người. Tuy nhiên, với lượng cholesterol trong thành phần của lòng lợn tương đối cao nên dù rất hấp dẫn nhưng cần ăn có liều lượng. Vậy ăn lòng heo có béo không?

1. Thành phần dinh dưỡng của lòng heo

Trước khi trả lời câu trả lời câu hỏi ăn lòng có mập không thì chúng ta cần xem xét về giá trị dinh dưỡng lòng heo. Loại thực phẩm này được xem là món ăn nghèo chất dinh dưỡng, khó tiêu hóa. Ngoài ra, ăn lòng heo còn gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe đáng lo ngại liên quan tới an toàn vệ sinh thực phẩm. Nếu như không được làm sạch cẩn thận, lòng heo có thể chứa các loại vi khuẩn, ký sinh trùng gây hại của vật chủ là lợn.

Hàm lượng protein trong nội tạng động vật trong đó có lòng heo chiếm khoảng 16-22% trọng lượng cơ thể. Phần lớn các loại nội tạng đều chứa nhiều chất đạm, chất béo, vitamin A cung cấp nhiều sắt có tác dụng chống thiếu máu thiếu sắt, tăng cường sức đề kháng.

Giá trị dinh dưỡng trong lòng lợn chủ yếu là chất béo bão hòa và cholesterol. Trung bình trong 100g lòng lợn có thể chứa khoảng gần 400mg cholesterol. Cholesterol là thành phần cần thiết cho quá trình cấu trúc tế bào. Tuy nhiên, khi được tiêu hóa trong cơ thể với lượng quá nhiều có thể gây ra dư thừa, làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim và tăng nguy cơ gặp phải đột quỵ. Chính vì lý do này mà những người cao tuổi, người đang bị bệnh gout cần tránh ăn các món ăn liên quan đến lòng lợn này.

Ngoài ra, đối với những người đang mắc các bệnh lý liên quan đến rối loạn chuyển hóa như tăng lượng mỡ trong máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh thận, người thừa cân hay béo phì... cần hạn chế ăn lòng và các loại phủ tạng của động vật.

Vấn đề ăn lòng có béo không còn tùy thuộc vào tần suất ăn lòng. Đối với những người khỏe mạnh chỉ nên ăn lòng lợn với tần suất là 1 lần/ tuần, mỗi lần từ 70-80g. Mọi người chỉ nên ăn dưới 300mg cholesterol mỗi ngày từ tất cả các thực phẩm. Cholesterol không chỉ có trong các tạng của động vật còn có nhiều trong da động vật, mỡ động vật… Bạn nên ăn uống đa dạng và cân đối các loại thực phẩm.

Vấn đề ăn lòng heo có béo không còn tùy thuộc vào tần suất ăn lòng
Vấn đề ăn lòng heo có béo không còn tùy thuộc vào tần suất ăn lòng

2. Trong lòng heo có bao nhiêu calo? Có nhiều chất béo không? 

Để trả lời cho câu hỏi ăn lòng heo có béo không chúng ta cần xác định được năng lượng mà lòng heo cung cấp cho cơ thể. Theo bác sĩ chuyên khoa, nội tạng động vật bao gồm óc, tim, gan, thận (bầu dục), dạ dày và lòng heo đều mang lại lượng calo tương đương như thịt nạc từ 100-150 calo với mỗi 100g.  

Tuy nhiên, như thông tin đã cung cấp ở trên thì trung bình trong 100g lòng heo có thể chứa khoảng gần 400mg cholesterol. Vậy nên câu trả lời cho câu hỏi ăn lòng có mập không là CÓ. Thậm chí nếu ăn lòng heo không kiểm soát sẽ là nguyên nhân gây ra tình trạng thừa cân, béo phì.

Trong 100g lòng heo có thể chứa khoảng gần 400mg cholesterol
Trong 100g lòng heo có thể chứa khoảng gần 400mg cholesterol

3. Cách sử dụng lòng heo để không lo tăng cân

Bên cạnh vấn đề về ăn lòng có mập không thì vấn đề về vệ sinh thực phẩm là vấn đề cần quan tâm. Lòng heo là nơi có chứa rất nhiều ký sinh trùng, vì vậy khi chế biến không sạch, luộc không chín kỹ sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng như mắc phải các loại giun, sán sang người.

Đặc biệt, khi sử dụng nội tạng động vật trong đó có lòng heo không rõ nguồn gốc hoặc không bảo đảm chất lượng rất có thể người dùng sẽ bị nhiễm các loại vi khuẩn có hại bao gồm E.coli, Salmonella, Listeria monocytogenes hay tụ cầu, gây hại cho cơ thể, gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm kèm theo nôn ói…

Không có nhiều hạn chế khi kết hợp thịt nội tạng như các món ăn với lòng heo vào chế độ ăn hàng ngày. Tuy nhiên, với một số người có thể dễ bị ảnh hưởng nếu tiêu thụ lòng lợn với số lượng cao và cần hạn chế tiêu thụ loại thịt này.

Những người bị bệnh gút cần hạn chế ăn nội tạng như lòng heo, gan, tim,... Nguyên nhân là do trong thành phần của thịt nội tạng đặc biệt chứa nhiều purin có thể gây ra tăng axit uric trong cơ thể.

Những người được chẩn đoán mắc bệnh thừa sắt, có quá nhiều chất sắt trong máu nên hạn chế sử dụng các loại thịt nội tạng giàu chất sắt.

Cách sử dụng lòng lợn để không lo tăng cân:

  • Đối với trẻ em, phụ nữ có thai đang cho con bú, người bị thiếu máu, thiếu sắt, thanh thiếu niên và người trẻ tuổi thì nên ăn các loại phủ tạng như lòng lợn, gan, tiết, tim với mức độ vừa phải, ăn với tần suất 2 đến 3 lần/tuần, mỗi lần ăn từ 50 đến 70g.
  • Đối với trẻ em chỉ ăn từ 30 đến 50g mỗi bữa.
  • Bạn chỉ nên tìm mua các loại nội tạng động vật ở những cơ sở giết mổ đã qua kiểm dịch, nội tạng từ những con vật khỏe mạnh, nên tự mua lòng sống về tự làm sạch cẩn thận với muối chanh dấm và chế biến bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Việc ăn lòng heo nếu không được làm sạch và làm chín kỹ có thể khiến người ăn bị nhiễm các loại vi khuẩn, ký sinh trùng, giun sán từ vật chủ là heo. Ngoài ra, trong lòng của một số động vật trong đó có lòng heo có chứa vi khuẩn E.Coli và các vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn.

Tóm lại, trả lời cho câu hỏi ăn lòng heo có béo không hoặc ăn lòng có mập không thì chắc chắn là CÓ. Bạn chỉ nên ăn lòng heo với số lượng hạn chế và cần chế biến cẩn thận để đảm bảo an toàn cho bản thân.

Đặc biệt, nếu bạn đang trong tình trạng thừa cân, béo phì thì cũng cần có kế hoạch giảm cân an toàn, bền vững để ngăn ngừa các nguy cơ sức khỏe khác. Ngày nay, nếu muốn giảm cân hiệu quả, bạn có thể tham khảo liệu pháp tiêu hao năng lượng. Phương pháp này sử dụng vitamin & khoáng chất để thúc đẩy sự chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trước khi thực hiện, bạn sẽ được đánh giá sức khỏe tổng thể và bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ giảm cân phù hợp với từng người dựa trên kết quả xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm máu, chỉ số khối cơ thể (BMI). Trong suốt quá trình thực hiện liệu trình sẽ luôn có bác sĩ theo sát, lên kế hoạch dinh dưỡng và tập luyện phù hợp với thể trạng của từng người.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Cử nhân điều dưỡng Ngô Thị Thảo Hiền xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Rau dền bao nhiêu calo? Ăn vào có giảm cân không?

Rau dền bao nhiêu calo? Ăn vào có giảm cân không?

Bữa sáng giảm cân cho người bận rộn gồm những gì?

Bữa sáng giảm cân cho người bận rộn gồm những gì?

Ăn nhiều bí đỏ có béo không?

Ăn nhiều bí đỏ có béo không?

Hướng dẫn nấu cháo gạo lứt giảm cân hiệu quả

Hướng dẫn nấu cháo gạo lứt giảm cân hiệu quả

Lạp xưởng bao nhiêu calo? Ăn nhiều có béo không?

Lạp xưởng bao nhiêu calo? Ăn nhiều có béo không?

972

Bài viết hữu ích?