Zalo

Ăn cơm mất bao lâu để tiêu hóa?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Ăn uống là một hoạt động thiết yếu hàng ngày để cung cấp năng lượng cho cơ thể và duy trì sự sống. Sau các bữa ăn, các cơ quan thuộc hệ tiêu hóa sẽ bắt đầu làm việc để chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Tùy vào thời gian ăn, loại thực phẩm mà thời gian tiêu hóa sẽ khác nhau. Vậy mất bao lâu để thức ăn tiêu hóa và ăn cơm mất bao lâu để tiêu hóa, xin mời bạn đọc đến với bài viết dưới đây.

1. Quá trình tiêu hóa thông thường diễn ra như thế nào 

Tiêu hóa là quá trình chuyển đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng hữu ích cho cơ thể. Quá trình này bắt đầu từ khi bạn đưa thức ăn vào miệng và kết thúc khi phân được thải ra khỏi cơ thể. Hệ tiêu hóa của một người bao gồm các cơ quan miệng, thực quản, dạ dày, ruột non và ruột già. Thức ăn được đưa vào khoang miệng và răng làm động tác nhai, lúc này miệng tiết ra nước bọt chứa enzyme amilaza giúp phá vỡ tinh bột trong thức ăn. Việc này làm cho thức ăn dễ dàng nuốt xuống và tiếp tục qua thực quản đến dạ dày.

Trong dạ dày, các loại axit giúp tiêu hóa một phần thức ăn. Sau đó, thức ăn được vận chuyển xuống ruột non. Tại đây, gan và tuyến tụy đóng vai trò quan trọng bằng cách sản xuất các chất tiêu hóa để xử lý thức ăn. Dịch tụy giúp phân hủy carbohydrate, protein và chất béo, trong khi dịch mật giúp hòa tan chất béo. Các dưỡng chất và vitamin còn lại được hấp thụ và đi vào máu.

Những thành phần thức ăn chưa tiêu hóa sẽ tiếp tục di chuyển xuống ruột già. Tại đây, ruột già hấp thụ thêm dưỡng chất và nước từ thức ăn. Phần còn lại trở thành phân, được lưu trữ trong đại tràng và sau đó được thải ra khỏi cơ thể khi bạn đi đại tiện.

Tùy thuộc vào mỗi loại thức ăn sẽ có thời gian để tiêu hóa khác nhau

Quá trình tiêu hóa thức ăn trong cơ thể mỗi người sẽ khác nhau, và sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như sau: 

  • Thể trạng, cân nặng 
  • Sự trao đổi chất của bạn.
  • Các loại thuốc bạn sử dụng.
  • Loại thực phẩm bạn ăn.
  • Mức độ hoạt động thể chất.
  • Lối sống lười vận động hoặc năng động
  • Các ca phẫu thuật trước đây bạn đã trải qua.
  • Mức độ căng thẳng và lo lắng.

2. Mất bao lâu để thức ăn tiêu hóa 

Cơm là một trong nhiều loại thức ăn được nhiều người sử dụng trong bữa ăn chính hàng ngày. Ăn cơm giúp cung cấp năng lượng, đặc biệt là carbohydrate  hàng ngày. Vậy với những người có thói quen ăn cơm hàng ngày thì mất bao lâu để tiêu hóa cơm và các loại cơm khác nhau có thời gian tiêu hóa như thế nào.

2.1 Thời gian tiêu hóa thức ăn trung bình

Trung bình, thức ăn cần từ 24 đến 72 tiếng để tiêu hóa. Tuy nhiên, thời gian này có thể thay đổi do nhiều yếu tố như độ tuổi, quá trình trao đổi chất, thể trạng, giới tính và loại thực phẩm bạn ăn.

Để biết được chính xác thời gian mất bao lâu để thức ăn tiêu hóa, các nhà nghiên cứu đã thực hiện một nghiên cứu về thời gian thức ăn lưu lại trong hệ tiêu hóa, nghiên cứu cho thấy thức ăn thường ở trong dạ dày từ 40 đến 120 phút trước khi chuyển đến ruột non trong khoảng thời gian tương tự. Các loại thức ăn đậm đặc, có nhiều chất đạm hoặc chất béo, sẽ mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa. Với các loại thực phẩm có carbohydrate đơn giản như gạo tẻ, gạo lứt, mì ống hoặc đường sẽ ở trong dạ dày từ 30 đến 60 phút. Tuy nhiên, nếu bạn ăn các thực phẩm có nhiều chất béo như bơ đậu phộng hoặc trứng, hoặc thịt xông khói, thời gian tiêu hóa sẽ kéo dài từ hai đến bốn giờ.

Trung bình, thức ăn cần từ 24 đến 72 tiếng để tiêu hóa

2.2 Ăn cơm mất bao lâu để tiêu hóa

Cơm gạo tẻ là một trong các món ăn phổ biến với bữa ăn của người châu Á, hiện nay, việc ăn cơm cũng đã phổ biến hơn với người phương Tây vì nó giúp no lâu, cung cấp nhiều năng lượng và đặc biệt là dễ chế biến. Vậy, ăn cơm mất bao lâu để tiêu hóa. Thời gian tiêu hóa một bát cơm của một người bình thường thường kéo từ 45 đến 90 phút. Tuy nhiên, thời gian chính xác phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, quá trình trao đổi chất, hoạt động thể chất, mức độ căng thẳng và cách nấu cơm.

Nếu bạn muốn chọn loại gạo dễ tiêu hóa nhất, hãy chọn gạo trắng. Gạo trắng tiêu hóa nhanh hơn do có chỉ số đường huyết cao hơn, khiến cơ thể phân hủy nó nhanh chóng hơn so với các loại gạo khác.

Tuy cơm là thực phẩm dễ tiêu hóa, thường thì chúng ta ăn cơm kèm với các món ăn như thịt, rau, trứng, và điều này làm cho cơm mất thời gian tiêu hóa lâu hơn 45-90 phút. Nếu bạn muốn tiêu hóa cơm nhanh hơn, hãy kèm cơm với các thực phẩm giàu chất xơ hoặc ăn trái cây sau bữa ăn.

Nhìn chung, ăn cơm là một trong các sự lựa chọn đơn giản giúp bạn cung cấp năng lượng cho các hoạt động hàng ngày. Tuy vậy, nếu ăn cơm với các thực phẩm có thời gian tiêu hóa lâu, thì cũng sẽ mất thời gian dài để tiêu hóa hết thức ăn cùng với cơm. Do đó, lựa chọn các thực phẩm lành mạnh, tiêu hóa nhanh và cung cấp chất dinh dưỡng để ăn cùng với cơm là một lựa chọn tốt cho sức khỏe.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Điều dưỡng Trần Thanh Liêm xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Cách giảm cân trong vòng 1 tháng hiệu quả nhất: Ăn chuẩn, tập đúng, ngủ đủ

Cách giảm cân trong vòng 1 tháng hiệu quả nhất: Ăn chuẩn, tập đúng, ngủ đủ

Hay ăn xúc xích có béo không?

Hay ăn xúc xích có béo không?

Sao Hàn ăn gì giảm cân? Chế độ ăn kiêng Hàn Quốc có hiệu quả không?

Sao Hàn ăn gì giảm cân? Chế độ ăn kiêng Hàn Quốc có hiệu quả không?

Tại sao chế độ ăn kiêng Low Carb lại hiệu quả để giảm cân?

Tại sao chế độ ăn kiêng Low Carb lại hiệu quả để giảm cân?

125

Bài viết hữu ích?