Zalo

Ăn chậm có giúp bạn giảm cân không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Nhiều người có thói quen ăn thức ăn của họ 1 cách nhanh chóng và rất bất cẩn. Điều này về lâu về dài sẽ dẫn đến tăng cân và hình thành các vấn đề sức khỏe tiêu cực khác. Không phải ngẫu nhiên mà các chuyên gia sức khỏe khuyên chúng ta nên ăn chậm nhai kỹ. Ăn chậm là 1 cách tiếp cận thông minh và mang lại một số lợi ích. Vậy ăn chậm nhai kỹ có giảm cân không?

1. Ăn quá nhanh gây tăng cân

Những người ăn quá nhanh thường sẽ có xu hướng tăng cân nhiều hơn so với những người không có thói quen ăn quá gấp. Thật vậy, những người ăn nhanh có nguy cơ béo phì cao đến 115% so với người ăn chậm. Người ăn nhanh đều sẽ có xu hướng tăng cân theo thời gian.

Một nghiên cứu trên 4.000 người ở độ tuổi trung niên, những người cho biết họ ăn rất nhanh thường có xu hướng nặng cân hơn và tăng cân nhiều kể từ năm 20 tuổi trở đi. Nghiên cứu khác đã điều tra về sự thay đổi cân nặng ở 529 nam giới trong khoảng thời gian 8 năm. Những người ăn nhanh tăng cân nhiều hơn gấp đôi so với những người ăn chậm hoặc ăn có nhịp độ trung bình. Vậy điều ngược lại - ăn chậm nhai kỹ có giảm cân không?

2. Ăn chậm giảm cân?

2.1. Ăn chậm giúp chúng ta ăn ít hơn

Sự thèm ăn và lượng calo nạp vào có thể được kiểm soát bởi hormone. Sau mỗi bữa ăn, ruột sẽ ức chế hormone ghrelin (hormone kiểm soát cơn đói) đồng thời giải phóng ra các hormone gây no. Những hormone này báo cho não biết bạn đã ăn và ra tín hiệu làm giảm cảm giác thèm ăn, từ đó giúp bạn ngừng ăn. Quá trình này trung bình sẽ mất khoảng 20 phút, do đó việc chậm sẽ giúp não có thời đủ gian cần thiết để nhận biết các tín hiệu này.

Khi ăn chậm bạn sẽ nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt

2.2. Ăn chậm làm tăng hormone no

Ăn quá nhanh sẽ dẫn đến ăn quá nhiều do não không có đủ thời gian để nhận tín hiệu no. Ngoài ra, ăn chậm sẽ giúp làm giảm lượng thức ăn tiêu thụ trong mỗi bữa ăn do làm tăng hormone no.

Trong một nghiên cứu được thực hiện trên 17 người khỏe mạnh có cân nặng bình thường, họ được ăn 10,5 ounce (300 gam) kem trong 2 lần. Trong lần đầu tiên ăn trong 5 phút, lần thứ hai mất 30 phút. Mức độ no và mức độ của hormone no  của họ tăng lên đáng kể sau khi ăn kem với tốc độ từ từ.

Một nghiên cứu thực hiện ở người mắc bệnh tiểu đường, người thừa cân hoặc béo phì. Việc ăn chậm lại không làm tăng hormone no nhưng thói quen này sẽ làm tăng đáng kể tỷ lệ no.

2.3. Ăn chậm nhai kỹ giảm cân nhờ làm giảm lượng calo

Những người có cân nặng bình thường hoặc thừa cân sẽ ăn ít calo hơn trong bữa ăn có nhịp độ chậm, tuy sự khác biệt chỉ có ý nghĩa thống kê đối với nhóm cân nặng bình thường. Những người tham gia thường sẽ cảm thấy no lâu hơn sau khi ăn chậm nhai kỹ, họ cũng cho biết họ ít đói hơn 60 phút khi áp dụng bữa ăn chậm so với các bữa ăn nhanh.

Vì vậy có thể nói việc giảm lượng calo này sẽ dẫn đến ăn chậm giảm cân theo thời gian.

2.4. Ăn chậm giảm cân và giúp nhai kỹ

Khi ăn chậm bạn sẽ nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt. Thói quen này có thể giúp bạn giảm lượng calo nạp vào cơ thể và giảm cân. Trên thực tế, kết quả từ các nghiên cứu đã phát hiện rằng những người có vấn đề về cân nặng thường sẽ có xu hướng nhai thức ăn ít hơn so với người có cân nặng bình thường. Nghiên cứu đã yêu cầu 45 người ăn pizza cho đến khi no nhưng nhai ở các tốc độ khác nhau - bình thường, gấp 1,5 lần bình thường và gấp đôi bình thường. Theo đó lượng calo trung bình giảm 9,5% khi nhai gấp 1,5 lần bình thường và gần 15% khi nhai gấp đôi bình thường. Một nghiên cứu khác cũng lưu ý rằng lượng calo hấp thụ sẽ giảm đi và lượng hormone no sẽ tăng lên khi số lần nhai trên một miếng thức ăn tăng từ 15 lên 40 lần.

Tuy nhiên, có thể có giới hạn về mức độ nhai mà bạn nên thực hiện mà vẫn thưởng thức trọn vẹn bữa ăn. Một nghiên cứu cho thấy nhai từng miếng trong 30 giây sẽ giúp giảm ăn vặt sau đó và giảm đáng kể cảm giác thích thú với bữa ăn.

Ăn chậm giúp cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống

3. Những lợi ích khác của việc ăn chậm giảm cân

Ăn chậm giúp cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống bằng những cách thức khác gồm:

  • Tăng sự thích thú với thức ăn;
  • Cải thiện tiêu hóa của bạn;
  • Giúp hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn;
  • Khiến bạn cảm thấy bình tĩnh hơn, dễ kiểm soát hơn;
  • Giảm căng thẳng.

4. Làm thế nào để ăn chậm nhai kỹ giảm cân?

Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn ăn chậm giảm cân hiệu quả:

  • Tránh đói quá mức: Rất khó để ăn chậm khi đang rất đói, do đó để ngăn chặn cơn đói cực độ hãy chuẩn bị một số đồ ăn nhẹ lành mạnh.
  • Nhai nhiều hơn: Đếm xem bạn thường nhai bao nhiêu lần cho một miếng thức ăn, sau đó nhân đôi số lần đó và cố gắng thực hiện đủ.
  • Đặt đồ dùng xuống bàn: Đặt nĩa xuống giữa các lần ăn giúp bạn ăn chậm hơn và thưởng thức thức ăn theo từng miếng một.
  • Ăn thức ăn cần nhai nhiều: Tập trung các loại thực phẩm dạng xơ cần nhai nhiều như rau, trái cây, các loại hạt… có thể thúc đẩy giảm cân.
  • Uống nước: Đảm bảo đủ nước trong bữa ăn của bạn.
  • Sử dụng bộ đếm thời gian: Đặt hẹn giờ 20 phút và cố gắng hết sức để không hoàn thành bữa ăn trước khi chuông reo, giữ một tốc độ chậm, phù hợp trong suốt bữa ăn.
  • Tắt màn hình của bạn: Tránh các thiết bị điện tử như tivi và điện thoại thông minh trong khi ăn.
  • Lấy hơi thở sâu: Khi ăn quá nhanh hãy hít thở sâu giúp bạn tập trung lại quay về đúng hướng.

Với sự luyện tập bền bỉ, việc ăn chậm sẽ trở nên dễ dàng và bền vững hơn. Đặc biệt, nếu bạn đang thực hiện các chế độ ăn kiêng lành mạnh để giúp giảm cân thì có thể cân nhắc sử dụng liệu pháp tiêu hao năng lượng để đạt được hiệu quả nhanh và bền vững hơn. Đây là phương pháp giảm cân đa trị liệu, được thực hiện bằng cách truyền tĩnh mạch các vi hoạt chất có tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển hóa. Cùng với chế độ ăn uống khoa học và tập luyện hợp lý, liệu pháp tiêu hao năng lượng sẽ giúp bạn đào thải mỡ tới cấp độ tế bào và giảm cân hiệu quả mà không gây mệt mỏi hay ảnh hưởng gì đến sức khỏe.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Giấm táo giúp bạn giảm cân thế nào?

Giấm táo giúp bạn giảm cân thế nào?

Danh sách các thực đơn giảm cân hiệu quả nhất

Danh sách các thực đơn giảm cân hiệu quả nhất

Quả việt quất bao nhiêu calo? Ăn việt quất có béo không?

Quả việt quất bao nhiêu calo? Ăn việt quất có béo không?

11

Bài viết hữu ích?