Zalo

Nhịn ăn có ảnh hưởng gì tới sức khỏe tâm lý và sự trao đổi chất?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Hiện nay nhiều trường hợp, đặc biệt là những chị em phụ nữ thường có xu hướng nhịn ăn để được giảm cân nhanh. Tuy nhiên, ít người biết được các tác hại của nhịn ăn cũng như cách nhịn ăn khoa học để giảm thiểu những ảnh hưởng trên sức khoẻ. Vậy nhịn ăn có ảnh hưởng gì tới sức khoẻ thể chất và tinh thần?

1. Nhịn ăn ảnh hưởng như thế nào đến sự trao đổi chất

Thức ăn là nguồn cung cấp dinh dưỡng và năng lượng chính cho cơ thể. Do vậy, việc nhịn đói hay thi thoảng nhịn ăn đều có thể ảnh hưởng lên các hoạt động trao đổi chất nói riêng và quá trình vận hành của cơ thể nói chung. Nếu ai đó đang hỏi việc nhịn ăn có ảnh hưởng gì tới sức khoẻ, thì thông tin dưới đây là câu trả lời phù hợp nhất cho bạn.

1.1. Ảnh hưởng của việc nhịn ăn đối với quá trình chuyển hóa lipid

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc nhịn ăn luân phiên trong 8 - 12 tuần làm giảm nồng độ cholesterol LDL (20 - 25%) và nồng độ triacylglycerol (15 - 30%). Tương tự, các thử nghiệm nhịn ăn xen kẽ (ngắt quãng) trong thời gian từ 3 - 12 tuần dường như có hiệu quả trong việc giảm cholesterol toàn phần (10 – 21%) và triglyceride (14 – 42%) ở người có cân nặng bình thường, thừa cân và béo phì. Các thử nghiệm nhịn ăn cả ngày kéo dài từ 12 - 24 tuần cũng giúp cải thiện lipid máu (giảm 5 – 20% tổng lượng cholesterol và giảm 17 – 50% nồng độ triglyceride. 

Có nhiều người thắc mắc nhịn ăn có ảnh hưởng gì tới sức khỏe? 

Cơ chế của việc này là do sự thay đổi từ ưu tiên tổng hợp và dự trữ lipid sang huy động và đốt cháy chất béo. Quá trình này thường xảy ra khi glycogen trong tế bào gan cạn kiệt (12 - 36 giờ sau khi bắt đầu nhịn ăn), dẫn đến tốc độ phân giải lipid trong mô mỡ tăng lên và tăng nồng độ axit béo tự do trong huyết tương để tạo ra ketone, cung cấp nguồn năng lượng chính cho nhiều mô, đặc biệt là não. Ở trạng thái no, mức độ ketone trong cơ thể thấp, trong khi ở trạng thái nhịn ăn, nó tăng lên trong vòng 8 - 12 giời, đạt mức 2 - 5 mmol sau 24 giờ. Ngoài ra, quá trình nhịn ăn còn có thể thúc đẩy quá trình sinh nhiệt và làm tăng tiêu hao năng lượng.

1.2. Ảnh hưởng của việc nhịn ăn đối với quá trình chuyển hóa glucose

Sau khi thực hiện chế độ nhịn ăn cách ngày trong 8 tuần, đường huyết lúc đói của người trưởng thành mắc bệnh béo phì giảm đáng kể và nồng độ insulin ở những người tham gia cũng có xu hướng giảm đi một ít. Trong một nghiên cứu khác, sau 2 ngày hạn chế năng lượng ngắt quãng, sau đó là 5 ngày ăn uống theo thói quen bình thường trong 12 tuần, lượng đường trong máu của những người tham gia mắc bệnh tiểu đường loại 2 hoặc béo phì đã được kiểm soát tốt và HbA1c của họ giảm . 

Một nghiên cứu khác cho thấy sau khi cho ăn sớm với thời gian hạn chế trong 5 tuần, độ nhạy insulin và khả năng đáp ứng của tế bào β của những người tham gia bị tiền tiểu đường đã được cải thiện.

1.3. Ảnh hưởng của việc nhịn ăn đối với quá trình chuyển hóa protein

Trong thời gian nhịn ăn, protein trong cơ thể bị oxy hóa và phân hủy để tạo ra năng lượng. Axit amin là chất cơ bản nhất cấu thành protein sinh học, chúng có liên quan đến các hoạt động sống. Nhịn ăn có thể gây ra những thay đổi về hàm lượng và chủng loại axit amin, thời gian nhịn ăn kéo dài sẽ ảnh hưởng đến hàm lượng và chủng loại axit amin. 

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng Axit lactic trong huyết tương, tổng số axit amin và tổng lượng axit amin thiết yếu đã giảm đáng kể bắt đầu từ 3 giờ nhịn ăn. Cụ thể, Glycerin, axit béo tự do, axit β-hydroxybutyric và axit acetoacetic tăng đáng kể trong thời gian nhịn ăn, trong khi hàm lượng arginine, alanine, serine, threonine, axit aspartic, axit aspartic và proline giảm đáng kể. Một nghiên cứu khác cho thấy trong thời gian nhịn ăn, nhiều trường hợp nồng độ ure và nồng độ amoniac giảm đáng kể, trong khi nồng độ nitơ tương đối ổn định.

1.4. Ảnh hưởng của việc nhịn ăn đối với quá trình chuyển hóa thần kinh nội tiết

Trong một nghiên cứu về các đối tượng béo phì, nhịn ăn hơn 16 ngày dẫn đến giảm cân đáng kể đồng thời giảm nồng độ norepinephrine, epinephrine và dopamine trong huyết thanh. Ngoài ra, nhịn ăn kéo dài dẫn đến tăng nồng độ hormone tăng trưởng glucagon, giảm nồng độ thyrotropin và T3/T4 trong máu. Việc giải phóng và luân chuyển serotonin sẽ tăng lên trong thời gian nhịn ăn kéo dài. Nồng độ endorphin trong huyết tương tăng đáng kể ở những đối tượng nhịn ăn trong 5 - 10 ngày. Ngoài ra, catecholamine và glucocorticoid được giải phóng với số lượng lớn trong 7 ngày đầu tiên nhịn ăn.

2. Nhịn ăn có ảnh hưởng gì tới sức khỏe tâm lý?

Từng phương pháp hay cách thức nhịn ăn khác nhau sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý theo những cách khác nhau như.

2.1. Ảnh hưởng của việc nhịn ăn ngắn hạn đối với sức khỏe tâm lý

Một số nghiên cứu báo cáo rằng việc nhịn ăn trong thời gian ngắn có thể làm tăng cảm xúc tiêu cực (trầm cảm, lo lắng, tức giận, khó chịu, mệt mỏi và căng thẳng) đồng thời làm giảm cảm xúc tích cực và sức sống. Trong một nghiên cứu nhịn ăn 2 ngày liên tiếp, người ta quan sát thấy tâm trạng tích cực thấp hơn, tâm trạng tiêu cực cao hơn và hiệu suất công việc cũng giảm đi đáng kể. Những tác động của việc nhịn ăn đối với tâm trạng và hiệu suất công việc là do hậu quả của sự phân tâm (do cơn đói). Sự phân tâm này cũng có thể là kết quả của việc quá chú ý đến việc nhịn ăn hay cân nặng của bản thân.

Một trong những tác hại của nhịn ăn là sự phân tâm 

Tuy nhiên, ngược lại, một số nghiên cứu phát hiện ra rằng việc nhịn ăn trong thời gian ngắn có thể giúp cải thiện tâm trạng, điều này được phản ánh bằng việc tăng cảm xúc tích cực và giảm tâm trạng tiêu cực. Trong 18 h nhịn ăn ở những phụ nữ khỏe mạnh, họ phát hiện ra rằng nhịn ăn có thể dẫn đến tăng trải nghiệm tích cực như cảm giác đạt được thành tích, phần thưởng, niềm tự hào và quyền kiểm soát. 

Có thể nói những tác động từ việc nhịn ăn ngắn hạn có thể tác động đến mỗi người theo mỗi hướng khác nhau, đôi khi nó làm tăng cảm giác tích cực, đôi khi nó có thể làm bạn cảm thấy cực kỳ tồi tệ. Nguyên nhân cho sự khác nhau này là do:

  • Niềm tin tôn giáo mạnh mẽ có thể dẫn đến những tác động tích cực đến sức khỏe thể chất và tâm lý của con người thông qua việc nhịn ăn, điều này thường gặp ở những người theo Đạo Phật hay Đạo Hồi. Đối với những người coi trọng niềm tin tôn giáo của mình, việc nhịn ăn có thể là một trải nghiệm dễ chịu và khoan dung. Ngược lại, việc nhịn ăn có thể mang lại những cảm xúc tiêu cực cho những người không có niềm tin tôn giáo.
  • Thứ hai, nhịn ăn liên quan chặt chẽ đến việc kiểm soát cảm xúc bản thân. Việc kiểm soát ham muốn ăn uống và nhịn ăn trong vài ngày có thể tạo nên tâm lý tiêu cực cho nhiều người. Mặt khác, việc hoàn thành xuất sắc giai đoạn nhịn ăn có thể làm tăng cảm giác thỏa mãn và hạnh phúc của người thực hiện. 
  • Các công cụ đánh giá khác nhau cho các mục tiêu tâm lý có thể dẫn đến các kết quả khác nhau, ví dụ như việc sử dụng thang đo tương tự trực quan (VAS), thang đo mức độ mệt mỏi (FSS)... ở nhiều nghiên cứu khác nhau. 
  • Thứ tư, kinh nghiệm nhịn ăn trước đây có thể tạo ra những cảm xúc khác nhau cho đợt nhịn ăn này. Một nghiên cứu cho thấy, so với nhóm từng nhịn ăn trước đó, nhóm không từng nhịn ăn trước đó có tâm trạng tiêu cực hơn, căng thẳng hơn và kém sức sống hơn.
  • Trạng thái tâm lý ban đầu trước khi bước vào giai đoạn nhịn ăn rất quan trọng. Những trạng thái tâm lý khác nhau có thể gây ra các kết quả khác nhau. 

2.2. Ảnh hưởng của việc nhịn ăn kéo dài đối với sức khỏe tâm lý

Trong một nghiên cứu nhịn ăn hoàn toàn trong 10 ngày, xu hướng của các cảm giác chủ quan (trầm cảm, lo lắng và mệt mỏi) là các đường cong xuống hoặc lên tuỳ vào từng đối tượng. Có những người đạt cảm xúc tích cực trong giai đoạn đầu nhịn ăn, nhưng việc kéo dài càng lâu có thể khiến tâm trạng của họ dần dần trở nên tệ đi. Tuy nhiên, cũng có những người bắt đầu nhịn ăn với một sự khó chịu, nhưng về sau, khi đã thích nghi dần với kiểu ăn uống này và dần thấy được hiệu quả giảm cân, tâm trạng của họ sẽ bắt đầu được cải thiện và dần dần chuyển qua trạng thái thích thú.

3. Thi thoảng nhịn ăn có tốt không?

Thi thoảng nhịn ăn không được xem là một phương pháp nhịn ăn khoa học, nó mang tính bất chợt và thường ít mang lại hiệu quả trên sức khỏe tổng quát. Tuy nhiên nếu ai đang tự hỏi việc nhịn ăn có tác dụng gì hay thi thoảng nhịn ăn có tốt không và những tác hại của nhịn ăn gì, thì hãy tham khảo những nội dung dưới đây.

3.1. Nhịn ăn có tác dụng gì?

  • Nhịn ăn khoa học có thể giúp bạn giảm cân và mỡ bụng: Nói chung, nhịn ăn sẽ giúp bạn ăn ít hơn, dẫn đến việc bạn thu nạp ít calo hơn, đó là chìa khóa để giảm cân. Điều quan trọng là phải đảm bảo rằng bạn không bù đắp quá mức trong các bữa ăn khác. Nhịn ăn khoa học nói chung và nhịn ăn gián đoạn nói riêng cũng tăng cường chức năng của các hormone trong cơ thể bạn, giúp phân hủy chất béo và sử dụng nó làm năng lượng.
  • Có lợi cho sức khỏe tim mạch: Các phương pháp nhịn ăn khoa học có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh tim và các yếu tố nguy cơ góp phần gây ra bệnh này. Nhịn ăn có thể cải thiện huyết áp, mức cholesterol và lượng đường trong máu.
  • Tốt cho não: Một số người nói rằng những gì tốt cho cơ thể của bạn cũng tốt cho não của bạn và trong trường hợp nhịn ăn khoa học, điều này cũng đúng. Ảnh hưởng của việc nhịn ăn có thể bao gồm giảm căng thẳng, giảm viêm và giảm lượng đường trong máu. Tất cả những điều này giúp bạn cảm thấy thư thái hơn và giảm bớt căng thẳng. Nhịn ăn khoa học cũng có thể làm tăng sự phát triển của các tế bào thần kinh có lợi cho chức năng não.
Nhịn ăn có tác dụng gì? 
  • Cải thiện hệ thống miễn dịch: Nhịn ăn cũng được biết là tác dụng kích hoạt quá trình tái tạo các tế bào cũ trong cơ thể bạn, trong đó có cả các tế bào tham gia vào hệ thống miễn dịch. Bằng cách tái tạo các tế bào trong hệ thống miễn dịch, cơ thể ta sẽ trở nên mạnh mẽ hơn và có khả năng chống lại bệnh tật tốt hơn. Đồng thời, nhịn ăn có thể đốt cháy chất béo và giải phóng chất độc khỏi cơ thể, điều này cũng sẽ cải thiện khả năng chống lại bệnh tật.

3.2. Tác hại của nhịn ăn là gì?

Tuy nhiên, không phải ai cũng áp dụng phương pháp nhịn ăn khoa học một cách chính xác. Bên cạnh đó, nhiều người còn lạm dụng cách thức này với mục đích giảm cân nhanh hơn, điều này càng không mang lại hiệu quả, càng làm tăng nguy cơ xảy ra những biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số tác hại của nhịn ăn:

  • Thúc đẩy việc ăn quá nhiều: Một số phương pháp nhịn ăn như nhịn ăn gián đoạn, thường được lên lịch sẵn, có những ngày nhịn và những ngày được phép ăn uống. Do vậy, nhiều người có xu hướng ăn quá nhiều vào những ngày "mở cửa" này, để bù đắp cho những ngày nhịn ăn trước đó của họ. Việc nhịn ăn cũng khiến cơn đói có thể trở nên nặng nề hơn, điều này cũng dẫn đến việc ăn quá nhiều và lựa chọn thực phẩm không tốt cho sức khỏe.
  • Giảm hoạt động thể chất: Một tác hại nữa của nhịn ăn là nó có thể dẫn đến giảm các hoạt động thể chất. Khi tham gia vào một chương trình nhịn ăn, bạn không nên thực hiện nhiều hoạt động thể chất vì lúc này lượng năng lượng trong cơ thể bạn đang ở mức thấp. Đơn giản là vì lượng calo bị thâm hụt do không nạp đủ thức ăn có thể khiến cơ thể không hoạt động tốt được. Nếu bạn vẫn duy trì hoạt động thể chất hàng ngày, bạn có thể thấy mình mệt mỏi và lờ đờ. Do vậy, nhịn ăn không được khuyến khích ở những vận động viên.
  • Thể trạng đi xuống: Nhịn ăn có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và ủ rũ hơn bình thường. Đôi khi nó có thể khiến cơ thể bạn rơi vào tình trạng căng thẳng cao độ. Điều này gây ra nhiều ảnh hưởng đến hệ thần kinh, dẫn đến mệt mỏi, kiệt sức, năng lượng thấp, nhiệt độ cơ thể thấp và giảm chức năng hormone.
  • Rối loạn ăn uống: Nếu trước đây bạn từng mắc chứng rối loạn ăn uống hay rối loạn tiêu hoá, việc nhịn ăn có thể khiến bạn tái phát hoặc thậm chí phát triển một chứng rối loạn ăn uống khác. Xét cho cùng, bất kỳ kiểu ăn kiêng nào cũng đều có thể dẫn đến một số ảnh hưởng tiêu cực nhất định cho sức khỏe.

Trước khi quyết định xem việc nhịn ăn có phù hợp với bạn hay không, hãy tự mình nghiên cứu và cân nhắc các lựa chọn, hoặc bạn có thể bàn luận trực tiếp với bác sĩ của mình.

4. Cách nhịn ăn lành mạnh và an toàn

Dưới đây là một số lời khuyên để việc nhịn ăn của bạn được an toàn và lành mạnh hơn:

  • Tham khảo ý kiến ​​bác sĩ, đặc biệt nếu bạn có bất kỳ vấn đề y tế nào. Nói chuyện với bác sĩ để đảm bảo rằng việc nhịn ăn sẽ không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
  • Phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú, người mắc cách bệnh lý nghiêm trọng, trẻ em và người già nên tránh nhịn ăn.
  • Nếu bạn chưa bao giờ nhịn ăn trước đây, thì rất khó để dự đoán cơ thể bạn sẽ phản ứng như thế nào. Bắt đầu bằng cách loại bỏ dần dần một số loại thực phẩm hoặc giảm lượng calo tiêu thụ trong 1 ngày, thay vì cắt bỏ hoàn toàn thức ăn trong một thời gian dài.
  • Nếu bạn đang nhịn ăn để giảm cân, hay vì bất kỳ mục đích nào, hãy cố gắng hết sức để loại bỏ những cám dỗ (từ thực phẩm) ra khỏi tầm mắt.
Thi thoảng nhịn ăn không được xem là một phương pháp nhịn ăn khoa học
  • Tránh thực hiện các hoạt động tốn nhiều năng lượng trong thời gian nhịn ăn. Vì bạn không hấp thụ một lượng chất dinh dưỡng và calo cần thiết như bình thường, nên các hoạt động đòi hỏi nhiều sức lực có thể dẫn đến suy nhược, chóng mặt hoặc ngất xỉu. Nhịn ăn tuyệt đối có thể là một lựa chọn sai lầm nếu nghề nghiệp của bạn liên quan đến lao động nặng nhọc.
  • Mơ mộng về những món ăn ngon hay những bữa tiệc chỉ làm tăng cảm giác thèm ăn, vì vậy hãy cố gắng hết sức để loại bỏ những món ăn và đồ uống hấp dẫn ra khỏi tâm trí. Những hấp dẫn này có thể xuất phát từ trên TV, các quảng cáo, bài viết trên mạng xã hội… Thử thực hiện một hoạt động nhẹ nhàng, chẳng hạn như chơi trò chơi, nghe nhạc, làm vườn hoặc viết lách…để đánh lừa tâm trí.
  • Hãy lôi kéo một người bạn, người thân, đối tác của bạn hoặc đồng nghiệp để cùng thực hiện việc nhịn ăn khoa học. Các bạn có thể hỗ trợ và cổ vũ cho nhau để vượt qua mọi cám dỗ trong giai đoạn khó khăn này.
  • Hay ngừng nhịn ăn khi bạn xuất hiện các dấu hiệu như suy nhược, chóng mặt, giảm tầm nhìn, ngất xỉu và buồn nôn hoặc nôn... Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng đáng lo ngại nào trong thời gian nhịn ăn, hãy uống nước và ăn một bữa ăn nhỏ. 

Bên cạnh đó hiện nay có nhiều cách nhịn ăn khoa học khác nhau bao gồm: 

  • Hạn chế lượng calo của bạn trong 5 ngày liên tiếp mỗi tháng. Ngoài 5 ngày ăn kiêng, hãy ăn uống bình thường, lành mạnh. 
  • Chế độ ăn kiêng nhịn ăn hàng ngày 16:8, hạn chế tiêu thụ các loại đồ uống và thực phẩm có chứa calo trong 8 giờ và kiêng ăn trong 16 giờ còn lại trong ngày.
  • Nhịn ăn 2 ngày không liên tục mỗi tuần để tuân theo chế độ ăn kiêng 5:2. Chế độ ăn kiêng 5:2 liên quan đến việc ăn uống bình thường trong 5 ngày trong tuần và hạn chế lượng calo của bạn trong 2 ngày. 

Nhịn ăn là một trong những phương pháp giảm cân còn gây tranh cãi rất nhiều do những ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực trên người thực hiện. Vì thế, trước khi quyết định áp dụng các cách nhịn ăn, hãy nói chuyện với bác sĩ, để cùng nhau xây dựng một liệu trình giảm cân an toàn và hiệu quả.

Ngoài việc nhịn ăn để quá trình giảm cân diễn ra được an toàn, hiệu quả bạn có thể tham khảo tới phương pháp truyền tiêu hao năng lượng đến từ Hoa Kỳ. Đây được biết đến là một phương pháp giảm cân chuẩn y khoa, khi người thừa cân sẽ được các bác sĩ trực tiếp thăm khám, siêu âm, xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân gây nên thừa cân. Kế đến bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn một liệu trình giảm cân hoàn chỉnh, trong đó có việc điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện sao cho thật khoa học. Quan trọng hơn cả chính là việc truyền các tổ hợp vitamin, khoáng chất vào cơ thể để đào thải cũng như chuyển hóa mỡ thừa thành năng lượng phục vụ cho các hoạt động hàng ngày. Từ đó giúp tình trạng thừa cân được cải thiện đáng kể.

So với việc nhịn ăn thì giảm cân truyền tiêu hao năng lượng vốn an toàn, hiệu quả hơn rất nhiều. Do đó những người thừa cân, béo phì, béo sau sinh, mỡ nội tạng… có thể tham khảo, áp dụng sớm để có được thân hình như mơ ước.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Đặng Phước Bảo xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Hướng dẫn kinh nghiệm uống nước đậu đen giảm cân hiệu quả

Hướng dẫn kinh nghiệm uống nước đậu đen giảm cân hiệu quả

Có cách nào giảm từ 60kg xuống 45kg không?

Có cách nào giảm từ 60kg xuống 45kg không?

Tham khảo thực đơn giảm 5kg trong 2 tuần

Tham khảo thực đơn giảm 5kg trong 2 tuần

Có bao nhiêu calo trong một quả táo mèo? Ăn táo mèo có giảm cân không?

Có bao nhiêu calo trong một quả táo mèo? Ăn táo mèo có giảm cân không?

201

Bài viết hữu ích?