Zalo

Mỡ nội tạng và mỡ dưới da có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Trong các vấn đề sức khỏe được quan tâm nhất hiện nay, mỡ nội tạng và mỡ dưới da là 2 yếu tố “nhức nhối” khiến nhiều người muốn tìm cách giải quyết nhất. Mặc dù mỡ nội tạng, mỡ dưới da có sự khác biệt về định nghĩa, cấu tạo nhưng không ít người vẫn lầm tưởng cả 2 loại mỡ này là 1. Vậy cách phân biệt mỡ nội tạng và mỡ dưới da như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay nhé!

1. Cách phân biệt mỡ nội tạng và mỡ dưới da 

Bất kể vóc dáng bạn có hoàn hảo đến đâu thì trên cơ thể bạn vẫn luôn tồn tại mỡ, đây là điều hoàn toàn bình thường. Thậm chí có đến 5 loại mỡ bao gồm: mỡ thiết yếu, mỡ giữ ấm (mỡ nâu), mỡ trong cơ, mỡ nội tạng và mỡ dưới da. Trong đó, hai loại mỡ được quan tâm nhiều nhất với những người có nhu cầu giảm cân, đó là mỡ nội tạng và mỡ dưới da:

  • Mỡ nội tạng (Viscera Fat): Mỡ nội tạng là loại chất béo được lưu trữ trong khoang bụng. Chúng có thể nằm sâu trong cơ thể và bao quanh các cơ quan nội tạng như: gan, tụy, dạ dày, ruột… nên còn hay được gọi là “mỡ ẩn”. Do vị trí đặc thù nên nếu cơ thể nhiều mỡ nội tạng sẽ tác động lên các cơ quan khác, làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe. 
Cách phân biệt mỡ nội tạng và mỡ dưới da
Mỡ nội tạng chiếm khoảng 1/10 tổng lượng chất béo được lưu trữ trong cơ thể con người
  • Mỡ dưới da (Subcutaneous Fat): Đây là lớp mỡ nằm ngay dưới da, giúp cơ thể giữ ấm và có sức sống hơn khi thời tiết chuyển lạnh. Mỡ dưới da có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào, từ cằm, bụng, mông, đùi, bắp tay, bắp chân… và có thể véo lên được. Loại mỡ này tuy ít nguy hiểm hơn so với mỡ nội tạng nhưng có nhược điểm là khó giảm hơn, gây ảnh hưởng tới vóc dáng. 

Bảng tóm tắt cách phân biệt mỡ nội tạng và mỡ dưới da:

Mỡ nội tạng (Viscera Fat)Mỡ dưới da (Subcutaneous Fat)
Vị tríLoại mỡ được lưu trữ trong khoang bụng và một số cơ quan nội tạng quan trọngXuất hiện bên trong khoang phúc mạc ở giữa các cơ quan nội tạng và phần thânLoại mỡ khác được cơ thể tích trữ ngay dưới daXuất hiện ngay ở lớp hạ bì của da tại các vùng: mông, đùi, bắp tay, bắp chân, cằm,....
Vai tròGiữ vai trò như lớp đệm bảo vệGiữ vai trò cách nhiệt và khí lạnh
Tác độngMỡ nội tạng dư thừa gây béo phì tổng thể hoặc béo bụng, tăng nguy cơ mắc tiểu đường type 2, kháng insulin, các bệnh viêm nhiễm…Mỡ dưới da dư thừa vẫn có tác dụng bảo vệ

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tích tụ mỡ dưới da và mỡ nội tạng. Trong đó các nguyên nhân phổ biến nhất bao gồm: Ít vận động, chế độ ăn uống không lành mạnh, thức khuya, thường xuyên căng thẳng, gặp áp lực trong cuộc sống… Với một số phụ nữ khi mang thai bổ sung quá nhiều thức ăn giàu dinh dưỡng cũng là lý do cho việc tích tụ mỡ, tăng cân sau sinh. 

2. Mỡ nội tạng và mỡ dưới da có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe không? 

Mỡ nội tạng và mỡ dưới da mỗi loại đều có những đặc tính riêng biệt nên cũng sẽ có những ảnh hưởng khác biệt đến sức khỏe con người. Cụ thể:

  • Mỡ dưới da không quá gây hại đến sức khỏe con người, nhưng chúng lại là loại chất béo rất “cứng đầu” khó có thể loại bỏ. Nếu để lượng mỡ này dư thừa, nó sẽ khiến cơ thể của chúng ta trông nặng nề, mệt mỏi và mất tự tin. Nếu xét xa hơn, mỡ dưới da nhiều cũng là một tiền đề để hình thành mỡ nội tạng, gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm như: bệnh tim mạch, huyết áp, đái tháo đường, gan nhiễm mỡ, bệnh thận, mỡ trong máu… Do vậy cần rất cẩn trọng trong việc ăn uống, tăng cường sức khỏe để hạn chế lượng mỡ dưới da tăng lên.
  • Mỡ nội tạng thì khác, chúng sẽ gây nhiều “rắc rối” cho sức khỏe tổng thể của bạn nếu lượng mỡ tích tụ đủ nhiều. Mỡ nội tạng nếu nhiều hơn số lượng cần thiết có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe ngay lập tức, ví dụ như: tăng đề kháng insulin, tăng huyết áp, bệnh lý tim mạch, đột quỵ, tiểu đường, ung thư vú, ung thư đại trực tràng, bệnh Alzheimer.
Cách phân biệt mỡ nội tạng và mỡ dưới da
Chung quy lại, quá nhiều chất béo dù dưới bất kỳ hình thức nào đều không tốt cho sức khỏe con người 

3. Mỡ nội tạng và mỡ dưới da loại nào nguy hiểm hơn? 

Mặc dù trong cơ thể, cả 2 loại mỡ trên có những vai trò quan trọng nhưng nó cũng là “con dao 2 lưỡi” nếu chúng ta không kiểm soát được cân nặng của mình. Trong khi mỡ dưới da đa phần có tác dụng bảo vệ cơ thể thì mỡ nội tạng lại có xu hướng gây hại cho sức khỏe. Nhiều nghiên cứu y khoa đã chỉ ra rằng, lượng chất béo nội tạng cao là một yếu tố dự báo mạnh mẽ về tỷ lệ tử vong ở nam giới. Những nguy cơ mà mỡ nội tạng có thể gây ra bao gồm: 

  • Đái tháo đường: Mỡ nội tạng sẽ làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường và có thể gây ra các vấn đề lâu dài ảnh hưởng đến mắt, tim, thận, não, bàn chân và dây thần kinh.
  • Huyết áp cao: Mỡ nội tạng đã được chứng minh là làm tăng nguy cơ tăng huyết áp, hoặc huyết áp cao, gia tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.
  • Bệnh lý tim mạch: Những người có lượng mỡ nội tạng cao có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch cao hơn, bao gồm các bệnh về mạch máu, bệnh mạch vành, các vấn đề với van tim.
  • Ung thư: Tình trạng thừa cân béo phì, đặc biệt là thừa mỡ nội tạng, có liên quan đến nhiều loại ung thư bao gồm đại tràng, vú, tuyến tụy và thận.
  • Sa sút trí tuệ: Các nhà nghiên cứu đã tìm ra mối liên quan giữa thừa cân và sa sút trí tuệ. Một nghiên cứu đã báo cáo những bệnh nhân có số đo vòng bụng lớn nhất có nguy cơ bị sa sút trí tuệ cao gấp 3 lần so với những người có số đo nhỏ nhất.

Ngoài chế độ ăn uống không lành mạnh, ăn nhiều đồ chiên rán, dầu mỡ, uống bia rượu nhưng ít vận động làm tăng nguy cơ phát triển các khối mỡ nội tạng thì hút thuốc lá cũng là một yếu tố lớn, đặc biệt ở nam giới. Theo nhiều chuyên gia y tế, thừa mỡ dù ở bất kỳ hình thức nào đều không có lợi cho sức khỏe. 

4. Lời khuyên chân thành và gợi ý phương pháp giảm cân đa trị liệu mới nhất

Vị trí mỡ tích tụ và hình dạng cơ thể phần lớn được quyết định bởi tính di truyền, nhưng chế độ ăn uống và tập luyện cũng đóng 1 vai trò quan trọng đối với sức khỏe thể chất. Cách tốt nhất để giảm mỡ thành công là có một lộ trình giảm cân bài bản, kết hợp việc tập thể dục, sinh hoạt và ăn uống lành mạnh. Đây là những yếu tố tiên quyết giúp cơ thể bạn không những thon thả, trẻ lâu mà còn khỏe mạnh, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng 1 phương pháp loại bỏ mỡ thừa cơ thể vô cùng hiệu quả, bền vững mà rất an toàn với sức khỏe, đó là sử dụng Truyền tiêu hao năng lượng. Đây là công nghệ giảm cân đa trị liệu mới, không chỉ giúp bạn loại bỏ mỡ nội tạng mà còn giải quyết các vấn đề về mỡ máu, mỡ dưới da (nếu có). Thành phần truyền tiêu hao năng lượng sẽ bao gồm các vitamin và khoáng chất như:

  • Vitamin: B-complex duy trì, tăng cường chức năng não, gan, ngủ ngon và cải thiện tâm trạng. 
  • Vitamin C: Tăng chuyển hoá chất béo, đốt cháy mỡ thừa, ngăn ngừa tích mỡ ở gan và nội tạng. 
  • Khoáng chất Vàng Selen: Chống rối loạn chuyển hóa và tăng cường chuyển hóa giúp tiêu hao mỡ ở cấp tế bào.

Tổ hợp các vitamin và khoáng chất này có tác dụng thúc đẩy sự chuyển hóa mỡ của cơ thể theo cơ chế tự nhiên, không ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Đồng thời hỗ trợ toàn diện cho việc cân bằng dinh dưỡng và giảm mỡ không đồng đều cho người dùng. Trong suốt quá trình, bạn sẽ luôn được bác sĩ riêng theo sát hỗ trợ về thực đơn ăn uống, phân tích các chỉ số sức khỏe (tỷ lệ mỡ, các chỉ số xét nghiệm máu, chỉ số BMI,..), giải thích cụ thể về liệu trình truyền nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm. Đây là phương pháp tân tiến đã giúp nhiều người nhanh chóng lấy lại vóc dáng thon gọn một cách an toàn và hiệu quả. Đặc biệt phù hợp với những ai bận rộn hoặc đã áp dụng nhiều phương pháp giảm cân nhưng thất bại.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Hồ Giáng My xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
dịch vụ
Tiêu hao mỡ

Tiêu hao mỡ

xem thêm
Khi ngủ cơ thể có tiêu dùng năng lượng không?

Khi ngủ cơ thể có tiêu dùng năng lượng không?

Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Các bài tập thể dục giảm mỡ bụng dưới

Các bài tập thể dục giảm mỡ bụng dưới

Các đồ ăn ít calo nhiều dinh dưỡng mẹ sau sinh nên quan tâm nếu muốn giảm cân

Các đồ ăn ít calo nhiều dinh dưỡng mẹ sau sinh nên quan tâm nếu muốn giảm cân

Vì sao rất dễ tích mỡ bụng dưới?

Vì sao rất dễ tích mỡ bụng dưới?

80

Bài viết hữu ích?