Zalo

Bị thừa cân béo phì có nguy cơ mắc bệnh gì?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Như chúng ta đã biết, hiện nay thừa cân béo phì rất phổ biến và là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm đến sức khỏe. Vậy câu hỏi đặt ra là người thừa cân béo phì có nguy cơ mắc bệnh gì và cần làm gì để hạn chế chúng?

1. Béo phì là gì?

Trước khi đi tìm câu trả lời cho thắc mắc người thừa cân béo phì có nguy cơ mắc bệnh gì, chúng ta cần có những hiểu biết cơ bản về tình trạng thừa cân béo phì. Theo bác sĩ, béo phì là khái niệm miêu tả cơ thể tích trữ nhiều các chất béo không lành mạnh và dẫn đến cân nặng vượt tiêu chuẩn bình thường. Để xác định thừa cân và béo phì, các chuyên gia sẽ sử dụng chỉ số khối cơ thể (gọi tắt là BMI) bằng công thức lấy cân nặng (tính theo kg) chia cho chiều cao bình phương (tính theo mét). Do đó đơn vị tính của BMI là kg/m2. Theo đó, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng dinh dưỡng của một người thông qua chỉ số BMI như sau:

  • Thiếu cân: BMI < 18.5;
  • Bình thường: BMI từ 18.5-22.9;
  • Thừa cân: BMI từ 23-24.9;
  • Béo phì độ I: BMI từ 25-29.9;
  • Béo phì độ II: BMI ≥ 30.

Hiện tại, người béo phì sẽ có 2 dạng kiểu hình phổ biến:

  • Dạng thứ nhất: Mỡ thừa tích tụ tập trung ở vùng bụng và phổ biến hơn ở nam giới với tên gọi phổ thông là “bụng bia”;
  • Dạng thứ hai: Đặc trưng bởi sự tích trữ mỡ thừa ở vùng mông đùi và phổ biến ở phụ nữ.

Người béo phì kiểu hình tích tụ mỡ thừa ở bụng liên quan đến nguy cơ cao mắc các bệnh lý tim mạch, đặc biệt là bệnh lý mạch vành và đột quỵ tai biến mạch máu não. Do đó, các nhà khoa học khuyến cáo để dự phòng các bệnh do béo phì gây nên, người có chỉ số BMI đủ tiêu chuẩn chẩn đoán thừa cân béo phì không nên để vòng bụng vượt quá 90% vòng mông đối với nam giới và 80% đối với nữ giới.

Nguy cơ suy giảm trí nhớ hay bệnh Alzheimer tăng ở ở người trưởng thành béo phì
Nguy cơ suy giảm trí nhớ hay bệnh Alzheimer tăng ở ở người trưởng thành béo phì

2. Người thừa cân béo phì có nguy cơ mắc bệnh gì?

Béo phì gây bệnh gì là câu hỏi rất được quan tâm. Theo bác sĩ, những trường hợp có cân nặng vượt tiêu chuẩn bình thường rất dễ mắc những bệnh lý sau:

  • Bệnh lý xương khớp: Cân nặng vượt quá mức cho phép tạo áp lực không nhỏ lên hệ xương khớp, nếu để kéo dài sẽ tăng nguy cơ thoái hóa, loãng xương hoặc đơn giản là gây đau nhức xương khớp thường xuyên. Các bệnh do béo phì gây nên liên quan đến xương khớp thường gặp ở khớp gối, cột sống hoặc gout…;
  • Bệnh lý tim mạch: Người béo phì có nguy cơ mắc bệnh gì sẽ sẽ không thể bỏ qua các bệnh lý tim mạch. Béo phì thường đi kèm với tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu, đặc biệt là cholesterol cao, từ đó hình thành các mảng xơ vữa gây xơ hóa lòng động mạch. Hệ quả là tăng nguy cơ mắc các bệnh như tăng huyết áp, đột quỵ hay nhồi máu cơ tim. Đồng thời, do mạch máu xơ cứng và hẹp đi khiến tim phải hoạt động nhiều hơn để bơm máu đến các cơ quan, khi để kéo dài quá lâu sẽ gây quá tải cho tim và từ đó dẫn đến các bệnh tim mạch. Theo thống kê, các bệnh tim mạch hiện có tỷ lệ tử vong cao hàng đầu và trong đó rất nhiều trường hợp là bệnh do béo phì gây nên;
  • Đái tháo đường: Đề kháng insulin (một hormon có công dụng điều hòa đường huyết và đưa glucose vào tế bào để tạo năng lượng) thường xảy ra ở người béo phì và đây là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh đái tháo đường type 2;
  • Suy giảm trí nhớ: Theo nghiên cứu, trẻ em thừa cân hay béo phì có chỉ số thông minh thấp hơn những bé có cân nặng bình thường, trong khi nguy cơ suy giảm trí nhớ hay bệnh Alzheimer lại tăng ở ở người trưởng thành béo phì;
  • Tác động tâm lý do mặc cảm ngoại hình: Người thừa cân, béo phì đa số sẽ có tân lý tự ti vì cân nặng quá khổ, từ đó khiến họ đánh mất sự tự tin trong giao tiếp, sợ xuất hiện trước đám đông, thường xuyên căng thẳng và kém linh hoạt trong cuộc sống, qua đó gây suy giảm hiệu quả trong công việc lẫn học tập;
  • Bệnh tiêu hóa: Béo phì gây bệnh gì, một trong số đó phải kể đến các bệnh lý tiêu hóa do mỡ thừa bám lên các quai ruột, trong đó phổ biến là táo bón và trĩ. Khi đó, phân và các chất thải dễ ứ đọng trong đường ruột và qua đó dẫn đến căn bệnh nguy hiểm là ung thư đại tràng. Ngoài ra, mỡ dư tích tụ ở gan (một cơ quan thuộc hệ tiêu hóa) sẽ dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ, khi không điều trị có thể dẫn đến bệnh xơ gan hoặc ung thư gan;
  • Bệnh lý hô hấp: Theo bác sĩ, hoạt động của cơ hoành lần đường dẫn khí (khí phế quản) của người béo phì thường bị hạn chế, qua đó đưa đến các bệnh hô hấp như rối loạn nhịp thở, ngủ ngáy hay chứng ngưng thở khi ngủ…;
  • Rối loạn nội tiết: Phụ nữ thừa cân béo phì rất dễ bị rối loạn kinh nguyệt, đa nang buồng trứng, khó thụ thai và nguy cơ vô sinh cao. Kèm theo đó, phụ nữ béo phì khi có thai lại có nguy cơ sinh khó hoặc em bé sinh ra dễ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa. Đối với đàn ông, béo phì là 1 trong những nguyên nhân gây yếu sinh lý hoặc tăng nguy cơ vô sinh. Thống kê cho thấy có đến 35-75% nam giới béo phì có hiện tượng rối loạn cương dương;
  • Béo phì và nguy cơ ung thư: Một số nghiên cứu chứng minh mối liên hệ giữa béo phì và các bệnh lý ung thư như ung thư thực quản, ung thư trực tràng, ung thư vú, ung thư tử cung, ung thư gan mật và ung thư tuyến tiền liệt.
Cách phòng ngừa các bệnh do béo phì gây nên tốt nhất là không để xảy ra hiện tượng cân nặng tăng vượt tiêu chuẩn
Cách phòng ngừa các bệnh do béo phì gây nên tốt nhất là không để xảy ra hiện tượng cân nặng tăng vượt tiêu chuẩn

3. Cách dự phòng các bệnh do béo phì gây nên

Cách phòng ngừa các bệnh do béo phì gây nên tốt nhất là không để xảy ra hiện tượng cân nặng tăng vượt tiêu chuẩn. Khi đó, điều chỉnh lối sống và thay đổi chế độ ăn là những biện pháp có vai trò hàng đầu. Cụ thể, khi thường xuyên vận động thể lực và duy trì chế độ luyện tập đều đặn sẽ mang đến thành công trong việc ngăn ngừa béo phì lẫn các biến chứng của béo phì. Giải pháp vận động thể lực có thể thực hiện theo nhiều hình thức, có thể là đi bộ nhanh, đạp xe đạp, cầu lông hoặc bơi lội… và tất cả đều giúp tiêu hao năng lượng dư thừa, qua đó gây giảm cân và đồng thời tăng cường sức khỏe dẻo dai. Tuy nhiên, người béo phì cần lựa chọn loại hình vận động thể lực phù hợp, đặc biệt phải ưu tiên sức khỏe, đồng thời đặt ra mục tiêu và sở thích cá nhân. Chế độ dinh dưỡng lành mạnh có tác dụng kiểm soát cân nặng và ổn định đường huyết. Khẩu phần ăn trong ngày của người béo phì cần đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cơ bản, như tinh bột, đạm, chất béo, chất xơ, các vitamin và muối khoáng. Khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người béo phì, bạn cần cân đối các thành phần và đảm bảo năng lượng cung cấp hàng ngày đã được tính toán dựa trên mục tiêu giảm cân hay duy trì cân nặng. Nếu năng lượng nạp vào lớn hơn nhu cầu, hiện tượng thừa cân béo phì sẽ xuất hiện và kéo theo sự gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý thứ phát như đái tháo đường và bệnh tim mạch. Lưu ý người bị béo phì tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc giảm cân không rõ nguồn gốc, thay vào đó nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn giải pháp hiệu quả nhất.

Trong trường hợp bạn đã áp dụng nhiều biện pháp giảm cân nhưng đều thất bại thì cũng đừng lo lắng quá. Hiện nay, liệu pháp tiêu hao năng lượng được nhiều người dùng đánh giá rất cao, có thể giúp đào thải mỡ ở cấp độ tế bào, đặc biệt dành cho những ai đã từng giảm béo thất bại, đạt chuẩn y khoa tối giản từ Hoa Kỳ. Phương pháp giảm cân đa trị liệu này không xâm lấn - không hút - không tác động sâu mà được truyền trực tiếp vào cơ thể người dùng bằng đường tĩnh mạch. Hiệu quả đạt được sau liệu trình là giảm mỡ nội tạng; Ngăn ngừa, giảm các bệnh lý do thừa cân; Bảo toàn và siết cơ, định hình vóc dáng;  Tăng chuyển hoá cơ bản; Tăng khả năng trao đổi chất; Tăng cường năng lượng và hiệu suất vận động; Ngăn tái béo và tích lũy mỡ thừa…Liệu pháp tiêu hao năng lượng có khả năng can thiệp từ trong ra ngoài nhờ sự kết hợp tuyệt vời của các vi hoạt chất và quy trình ăn uống  hợp lý. Sử dụng giảm cân đa trị liệu không chỉ giúp bạn giảm mỡ nội tạng mà còn giải quyết cả các vấn đề về mỡ bệnh lý trong máu và mỡ dưới da nếu có dư thừa.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Bệnh béo phì ảnh hưởng đến xương khớp thế nào?

Bệnh béo phì ảnh hưởng đến xương khớp thế nào?

Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Vì sao tăng cân nhiều lại thêm rủi ro sức khỏe?

Vì sao tăng cân nhiều lại thêm rủi ro sức khỏe?

Ung thư vú và béo phì có mối liên hệ với nhau thế nào?

Ung thư vú và béo phì có mối liên hệ với nhau thế nào?

57

Bài viết hữu ích?