Zalo

Xét nghiệm INR là gì và vai trò, chỉ định

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Xét nghiệm INR là xét nghiệm đo thời gian đông máu, nó thường được các bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân trước khi phẫu thuật. Ngoài ra, xét nghiệm INR còn được sử dụng để theo dõi bệnh nhân sử dụng thuốc chống đông máu.
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Trịnh Hồng Trí - Trưởng khoa xét nghiệm

1. Xét nghiệm INR là gì? 

Khi có chấn thương xảy ra và làm tổn thương đến mạch máu, phản ứng đông máu sẽ được kích hoạt. Quá trình đông máu diễn ra khi tiểu cầu tập trung lại và tạo nút chặn cầm máu tại vết thương. Sau đó, các yếu tố đông máu tạo thành chuỗi phản ứng và hình thành sợi huyết giúp củng cố nút chặn tiểu cầu. Tuy nhiên, một số tình trạng rối loạn đông máu có thể dẫn đến tắc mạch hoặc làm tăng nguy cơ chảy máu. Do đó, để đánh giá quá trình đông máu, người ta thực hiện xét nghiệm INR. Vậy INR là xét nghiệm gì? 

Xét nghiệm INR  là một xét nghiệm máu liên quan đến quá trình đông máu. INR là viết tắt của cụm từ International Normalized Ratio, có nghĩa là đánh giá mức độ hình thành cục máu đông, hay thời gian đông máu của bệnh nhân. Xét nghiệm này thường được chỉ định trước phẫu thuật hoặc một thủ thuật xâm lấn mà trong đó, tốc độ đông máu có ảnh hưởng đến quá trình phẫu thuật. Kết quả INR là cơ sở để bác sĩ xem xét có tiến hành phẫu thuật không hay phải điều trị để chỉ số INR nằm trong ngưỡng bình thường rồi mới tiến hành can thiệp.

Xét nghiệm INR là một xét nghiệm máu liên quan đến quá trình đông máu
Xét nghiệm INR là một xét nghiệm máu liên quan đến quá trình đông máu

2. Mục đích xét nghiệm INR là gì?

Xét nghiệm INR thường được tiến hành cùng với xét nghiệm PT (Prothrombin Time) và xét nghiệm PTT (Partial Thromboplastin Time) nhằm mục đích:

  • Tìm nguyên nhân của một tình trạng chảy máu bất thường hoặc vết bầm tím trên cơ thể.
  • Kiểm tra tác dụng của thuốc warfarin, cần được tiến hành thường xuyên để đảm bảo rằng bệnh nhân đang dùng đúng liều lượng thuốc.
  • Kiểm tra mức độ của các yếu tố đông máu. Nồng độ thấp của một số yếu tố đông máu là nguyên nhân gây ra các rối loạn đông chảy máu như bệnh máu khó đông có tính chất di truyền.
  • Kiểm tra sự thiếu hụt vitamin K, là yếu tố cần thiết để hình thành prothrombin và các yếu tố đông máu khác.
  • Đánh giá xem liệu có đủ an toàn để làm thủ thuật hoặc phẫu thuật có gây chảy máu hay không.
  • Mục đích xét nghiệm INR là gì? Xét nghiệm này còn được thực hiện để đánh giá gan hoạt động như thế nào, thường được kết hợp với các xét nghiệm khác như aspartate aminotransferase và alanine aminotransferase.
  • Kiểm tra tình trạng đông máu nội mạch (DIC).
  • Với những bệnh nhân thay van tim, xét nghiệm INR được chỉ định để theo dõi sức khỏe của bệnh nhân.

Sau khi nhận được kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ giải thích ý nghĩa của chỉ số INR là gì cho bệnh nhân, cụ thể:

  • Giá trị bình thường của chỉ số INR là gì? Ở người bình thường, giá tri INR là từ 0,8 – 1,2. Ở những bệnh nhân có sử dụng thuốc chống đông máu, chỉ số INR khoảng từ 2 – 3. Liều thuốc warfarin được điều chỉnh để thời gian prothrombin kéo dài hơn từ 1,5 – 2,5 lần. 
  • Giá trị bất thường của chỉ số INR là gì? Nếu chỉ số INR có giá trị lớn hơn 2, chứng tỏ hiệu lực thuốc chống đông chưa đủ. Nếu chỉ số INR nhỏ hơn 3, chứng tỏ hiệu lực của thuốc chống đông quá lớn. Tuy nhiên, cũng có thể gặp chỉ số INR đạt đến 4,5 và những trường hợp có INR lớn hơn 5 thì luôn kèm theo nguy cơ chảy máu cao.

3. Cách thực hiện xét nghiệm INR như thế nào?

Vì xét nghiệm INR là một xét nghiệm máu, nên một số thuốc, thực phẩm chức năng có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Vì vậy, trước khi tiến hành xét nghiệm, người bệnh cần thông báo với bác sĩ về tất cả những thuốc, sản phẩm bảo vệ sức khỏe đang sử dụng.

Cách tiến hành lấy máu tĩnh mạch cánh tay cho xét nghiệm INR:

  • Sử dụng một đoạn dây thun quấn quanh cánh tay để ngăn dòng máu chảy, đồng thời làm cho các tĩnh mạch bên dưới lớn hơn để dễ đưa kim vào tĩnh mạch.
  • Dùng cồn làm sạch vị trí lấy máu.
  • Đặt kim vào tĩnh mạch và thu thập máu.
  • Tháo dây thun ra.
  • Đặt một miếng bông gòn hoặc gạc lên vị trí vừa lấy máu và băng lại.

Ngoài ra, xét nghiệm INR còn được tiến hành bằng kỹ thuật lấy máu mao mạch đầu ngón tay.

Tần suất thực hiện xét nghiệm INR:

  • Lần đầu tiên: Xét nghiệm INR được chỉ định trong vòng 36 – 60 giờ sau khi uống liều thuốc chống đông đầu tiên. Lần kiểm tra này để xác định mức độ nhạy cảm của bệnh nhân với từng loại thuốc. Kết kết quả INR nhỏ hơn 2 thì cần giảm liều thuốc do mức độ nhạy cảm cao.
  • Xét nghiệm INR lần 2: Được tiến hành sau lần thứ nhất 3 – 6 ngày. Kết quả INR lần đầu là cơ sở điều chỉnh thời gian kiểm tra lần tiếp theo để xác định hiệu lực chống đông của thuốc.
  • Xét nghiệm INR các lần tiếp theo: Được tiến hành mỗi 2 – 4 ngày cho đến khi chỉ số INR dần ổn định. Sau đó, xét nghiệm INR được tiến hành hằng tuần hoặc 2 lần/tuần, tối thiểu 1 lần/tháng để đạt được chỉ số INR cân bằng.
  • Với những trường hợp thay đổi liều lượng thuốc chống đông, phải xét nghiệm INR mỗi 2 – 4 ngày cho đến khi chỉ số này ổn định.

Một số lưu ý khi thực hiện xét nghiệm INR:

  • Những thực phẩm và đồ uống có thể làm thay đổi giá trị INR là rượu bia, thuốc lá, chất kích thích, thịt bò, gan lợn, bông cải xanh, trà xanh, củ cải, đậu tương, …
  • Các loại thuốc có thể ảnh hưởng đến xét nghiệm INR là thuốc tránh thai, vitamin K, hormon thay thế, kháng sinh, …
Thực phẩm, thuốc là những yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm INR
Thực phẩm, thuốc là những yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm INR

Xét nghiệm INR là xét nghiệm phổ biến ở hầu hết các cơ sở y tế hiện nay. Tuy nhiên bạn nên cân nhắc về việc lựa chọn cơ sở uy tín để khám chữa bệnh cũng như nhận được kết quả chính xác nhất. 

Nguồn: healthdirect.gov.au.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Cúc xem thêm bài viết cùng tác giả
Bác sĩ Trịnh Hồng Trí

BS.Trịnh Hồng Trí

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
xem thêm
Mục đích của xét nghiệm PT là gì?

Mục đích của xét nghiệm PT là gì?

Quy định về việc nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu của phòng khám Drip Hydration

Quy định về việc nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu của phòng khám Drip Hydration

Các xét nghiệm máu kiểm tra tổng quát quan trọng bạn cần biết

Các xét nghiệm máu kiểm tra tổng quát quan trọng bạn cần biết

Xét nghiệm máu CA 19-9 là gì?

Xét nghiệm máu CA 19-9 là gì?

Kết quả xét nghiệm máu bạch cầu tăng có nghĩa là gì?

Kết quả xét nghiệm máu bạch cầu tăng có nghĩa là gì?

19483

Bài viết hữu ích?