Vitamin B12 dạng tiêm có tốt không? Vitamin B12 là một loại vitamin tan trong nước, đóng vai trò quan trọng trong chức năng não, sản xuất DNA và hồng cầu. Thiếu vitamin B12 nếu không được điều trị có thể dẫn đến thiếu máu ác tính hoặc các vấn đề về thần kinh.
B12 thấp trong cơ thể có liên quan đến mệt mỏi mãn tính, suy nhược và mức năng lượng kém. Tiêm vitamin B12 là cách phổ biến nhất để điều trị hoặc ngăn ngừa tình trạng thiếu B12. Các mũi tiêm được bác sĩ kê toa và tiêm vào cơ. Vậy vitamin B12 dạng tiêm: Tốt hay không tốt? Tiêm vitamin B12 có thể giúp tăng mức năng lượng, chức năng não, tăng cường tâm trạng, cải thiện quá trình trao đổi chất và giảm cân. Một số lợi ích cụ thể của việc tiêm vitamin B12:
Thuốc tiêm vitamin B12 thường được sử dụng dưới dạng hydroxocobalamin hoặc cyanocobalamin. Chúng rất hiệu quả trong việc nâng cao nồng độ vitamin B12 trong máu và ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt.
Tiêm vitamin B12 cơ bản là an toàn và không có tác dụng phụ nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, người có thể gặp phải tác dụng phụ do phản ứng dị ứng hoặc do cơ địa nhạy cảm. Nếu nhận thấy bất kỳ hiện tượng bất thường sau tiêm, bệnh nhân cần đến bệnh viện ngay.
Lượng vitamin B12 được khuyến nghị sử dụng hàng ngày (RDI) cho người lớn trên 19 tuổi là 2,4 microgam mỗi ngày. Sự thiếu hụt B12 rất phổ biến, đặc biệt là ở người theo chế độ ăn chay. Trên thực tế có đến 88% số người theo chế độ ăn này bị thiếu hụt chất dinh dưỡng do B12 chỉ được tìm thấy tự nhiên trong động vật, người ăn chay. Tuy nhiên không phải người ăn chay là những người duy nhất bị thiếu hụt, ngay cả một số người ăn thịt cũng không hấp thụ tốt chất này dinh dưỡng này. Vậy chúng ta nên dùng B12 dạng tiêm hay uống?
Không giống như các loại vitamin khác, sự hấp thụ của vitamin B12 trong cơ thể phụ thuộc vào một loại protein trong dạ dày được gọi là yếu tố nội tại. Yếu tố nội tại liên kết với vitamin B12 để hấp thụ vitamin vào máu. Những người không sản xuất đủ yếu tố nội tại có thể bị thiếu hụt vitamin B12. Tình trạng thiếu hụt đặc biệt phổ biến ở người cao tuổi, vì khả năng hấp thụ vitamin B12 có thể giảm theo tuổi tác. Lúc này, việc sử dụng vitamin B12 dạng uống sẽ bị kém hấp thu và tiêm vitamin B12 là một lựa chọn hiệu quả hơn do vitamin B12 dạng tiêm được đưa trực tiếp vào máu mà không cần đến yếu tố nội tại. Tiêm vitamin B12 vào cơ thể được xem là cách phổ biến nhất để ngăn ngừa hoặc điều trị tình trạng thiếu hụt vitamin này. Các mũi tiêm được bác sĩ kê toa và tiêm bắp hoặc vào cơ.
Mặt khác nếu bạn không mắc bệnh và đang có một chế độ ăn uống cân bằng với nhiều loại thực phẩm giàu vitamin B12, trường hợp này bạn không cần thiết phải bổ sung thêm, cả dạng tiêm lẫn vitamin B12 dạng uống. Đa số mọi người đều được cung cấp đủ vitamin B12 từ các loại thực phẩm ăn vào hàng ngày. Tuy nhiên, những người có nguy cơ thiếu hụt sẽ cần phải bổ sung và việc lựa chọn dùng viên bổ sung vitamin B12 dạng uống hoặc tiêm vitamin B12 sẽ cho hiệu quả ngang nhau. Song theo một số chuyên gia dinh dưỡng chúng ta nên chuyển sang tiêm khi đã dùng viên vitamin B12 dạng uống mà không hiệu quả hoặc có các triệu chứng thiếu hụt nghiêm trọng.
Các nguồn vitamin B12 tốt nhất trong chế độ ăn uống bao gồm:
Việc đảm bảo rằng cơ thể có đủ vitamin B12 là rất quan trọng đối với chức năng não và sức khỏe tinh thần, sức khỏe xương và mắt. Tuy nhiên bạn nên bắt đầu từ việc chú ý chế độ ăn, nên cân nhắc vitamin B12 dạng uống dạng tiêm nó có thể vô ích nếu bạn không bị thiếu hụt.
32
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
32
Bài viết hữu ích?