Da săn chắc có thể căng ra và gắn lại vào vị trí 1 cách dễ dàng. Khi da mất đi khả năng này, nó bắt đầu chảy xệ. Da chảy xệ có thể xảy ra ở hầu hết mọi nơi trên cơ thể. Các khu vực phổ biến mà bạn có thể thấy da chảy xệ bao gồm: Mí mắt, quai hàm, cái cằm, họng, cánh tay trên và bụng.
Có một số nguyên nhân chảy xệ bao gồm:
Khi da già đi, sẽ mất đi 2 loại protein quan trọng được sản xuất ở lớp hạ bì bao gồm elastin và collagen. Elastin mang lại độ đàn hồi cho da. Nó cung cấp cho làn da săn chắc khả năng phục hồi khi bị kéo căng. Collagen được sản xuất bởi nguyên bào sợi. Collagen sẽ giúp cho da căng và săn chắc. Collagen bao gồm các sợi có cấu trúc chặt chẽ, giúp da duy trì cấu trúc và độ săn chắc. Cả việc sản xuất Elastin và Collagen đều suy giảm khi con người già đi sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của da. 2 loại protein này cũng có thể bị tác động do các yếu tố bên ngoài theo thời gian, chẳng hạn như:
Tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời và không chăm sóc da cũng như sức khỏe của cơ thể có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa da. Điều này có thể khiến làn da của bạn trông chảy xệ và nhăn nheo khi còn trẻ.
Da chảy xệ vì sao? Nguyên nhân da chảy xệ thứ hai chính là giảm cân nhanh trong thời gian ngắn. Khi cân nặng tăng lên trong thời gian dài có thể gây tổn thương cho các sợi collagen và elastin trên da của cơ thể. Trong trường hợp nếu muốn giảm cân trở lại thì gặp khá nhiều khó khăn và những sợi collagen và elastin sẽ không thực hiện được chức năng duy trì sự đàn hồi và cấu trúc của da. Nếu bạn giảm cân đáng kể có thể dẫn đến tình trạng da chảy xệ đáng kể.
Da chảy xệ có nhiều khả năng xảy ra hơn khi giảm cân nhanh chóng, chẳng hạn như sau phẫu thuật giảm béo. Trong một số trường hợp, các quy trình giảm cân này có thể dẫn đến tình trạng tình trạng da chảy xệ nhiều nơi trên cơ thể. Vì làn da trẻ sẽ dễ phục hồi hơn nên độ tuổi của bạn tại thời điểm giảm cân cũng có thể đóng vai trò khiến làn da của bạn trở nên chảy xệ.
Da chảy xệ, lỏng lẻo thường gặp sau khi người phụ nữ trải qua quá trình mang thai. Những phụ nữ mang đa thai, chẳng hạn như sinh đôi hoặc sinh ba, có thể thấy da quanh bụng chảy xệ nhiều hơn so với những người mang thai một con. Hơn nữa, tuổi của người mẹ cũng có thể đóng một vai trò quyết định tình trạng da bị chảy xệ.
Nguyên da chảy xệ có thể do một số tình trạng bệnh lý được biểu hiện bằng làn da chảy xệ. Một trong số đó là một loại ung thư hạch tế bào T ở da rất hiếm gặp, được gọi là da chùng u hạt. Những người mắc bệnh này sẽ thấy da ở khuỷu tay và đầu gối bị chùng dần dần. Da chảy xệ do da chùng có u hạt thường không đáp ứng tốt với điều trị.
Một tình trạng khác gây ra da chảy xệ là hội chứng Ehlers-Danlos (EDS), hội chứng rối loạn mô liên kết hiếm gặp có tính di truyền. Những người mắc chứng EDS có khiếm khuyết trong quá trình sản xuất collagen dẫn đến da chảy xệ, nhão, thường xuất hiện trên mặt.
Để cải thiện tình trạng da chảy xệ có thể xem xét một số yếu tố sau: Các khu vực trên cơ thể xảy ra hiện tượng chảy xệ, số lượng chảy xệ, cảm xúc về tình trạng da chảy xệ.
Bài tập:
Da chảy xệ trên cơ thể do giảm cân vừa phải hoặc mang thai có thể được cải thiện thông qua tập thể dục. Bất kỳ chuyển động nào tạo ra khối lượng cơ bắp hoặc làm săn chắc cơ bắp đều có thể làm giảm tình trạng da chảy xệ. Ví dụ:
Thực phẩm bổ sung:
Một số nghiên cứu đã tìm thấy các chất bổ sung qua đường uống có chứa các thành phần như collagen và axit hyaluronic để giúp giảm tình trạng da chảy xệ do tuổi tác.
Điều trị tại chỗ:
Các loại kem, lotion và serum có chứa các thành phần như retinol có thể cải thiện độ đàn hồi quanh vùng mắt và da mặt. Cả sản phẩm không kê đơn (OTC) và thuốc theo toa đều có thể hữu ích. Retinoids kê đơn, chẳng hạn như tretinoin và retin-A, tăng cường sản xuất collagen. Những điều này thường sẽ tạo ra kết quả đáng kể hơn so với các sản phẩm OTC.
Thay đổi lối sống:
Cung cấp đủ nước, bôi kem chống nắng và loại bỏ những thói quen có hại như hút thuốc có thể giúp làn da của bạn trông tươi trẻ và ít chảy xệ hơn.
Các phương pháp điều trị không xâm lấn và xâm lấn tối thiểu có thể cải thiện tông màu và độ đàn hồi của làn da chảy xệ. Phương pháp này có xu hướng hiệu quả nhất nếu được kết hợp với các lựa chọn lối sống lành mạnh, chẳng hạn như không hút thuốc lá và hạn chế tiếp xúc ánh nắng. Các thủ tục này được thực hiện bởi bác sĩ da liễu và bao gồm:
Các thủ tục phẫu thuật để loại bỏ da lỏng lẻo thường được khuyến nghị sau phẫu thuật giảm cân. Trong hầu hết các trường hợp, biện pháp này được coi là thủ thuật thẩm mỹ và có thể không được bảo hiểm chi trả.
Các quy trình tạo đường nét cơ thể có thể để lại sẹo ở những vùng như bắp tay. Vì vậy, cần một lượng thời gian đáng kể để phục hồi, kéo dài từ 2 tuần đến 1 tháng. Bạn có thể chọn điều trị một vùng trên cơ thể hoặc nhiều vùng.
Các loại phẫu thuật tạo cơ thể bao gồm:
Các phương pháp điều trị tại nhà cho làn da chảy xệ có thể mang lại kết quả từ nhỏ đến trung bình. Các thủ tục không phẫu thuật cho tình trạng này có hiệu quả nhưng thường chỉ mang tính tạm thời. Nếu bạn thực hiện một quy trình phẫu thuật để loại bỏ làn da chảy xệ, điều quan trọng là phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ về việc quản lý cân nặng liên tục.
Nhiều yếu tố bên ngoài khiến da tiếp xúc với các gốc tự do. Cơ thể tạo ra các gốc tự do để phản ứng với môi trường. Nếu các gốc tự do tích tụ, stress oxy hóa sẽ xảy ra. Điều này có thể làm tăng tình trạng viêm trong cơ thể. Căng thẳng oxy hóa có thể khiến da bị lão hóa sớm và có thể góp phần làm chảy xệ. Ô nhiễm, tiếp xúc với tia UV, khói thuốc lá và chế độ ăn uống không lành mạnh cũng có thể làm tăng sản xuất gốc tự do. Chất chống oxy hóa có thể hoạt động để vô hiệu hóa các gốc tự do. Thực phẩm có nguồn gốc thực vật là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa tốt.
Bạn cũng có thể cố gắng ngăn ngừa da chảy xệ bằng cách:
Da chảy xệ không phải là một tình trạng bệnh lý và không phải là vấn đề đối với tất cả mọi người. Nhưng đối với một số người, điều đó có thể khiến họ bực bội hoặc ảnh hưởng đến lòng tự tôn. Nếu bạn có làn da chảy xệ và không đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị tại nhà, hãy đến gặp bác sĩ để thảo luận về các lựa chọn của bạn.
Nguồn tham khảo: healthline.com; medicalnewstoday.com - Cố vấn Y tế: Mrs. Cynthia Cobb
2019
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
2019
Bài viết hữu ích?