Zalo

Các cách giảm cân nhanh có thể gây hại cho sức khỏe

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Giảm cân là một quá trình đòi hỏi nhiều yếu tố mới thành công. Nhiều chị em vì nôn nóng mà thực hiện chế độ giảm cân quá nhanh và gây phản tác dụng. Vậy giảm cân nhanh gây hại cho sức khỏe như thế nào?

1. Thiếu hụt chất dinh dưỡng quan trọng

Giảm cân nhanh quá có tốt không? Theo các chuyên gia, một trong những tác hại của giảm cân quá nhanh là tăng nguy cơ thiếu hụt các chất dinh dưỡng quan trọng. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, nhiều chế độ ăn kiêng và kế hoạch giảm cân nhanh đã cắt bỏ toàn bộ các nhóm thực phẩm, đồng nghĩa là bạn sẽ bỏ qua các chất dinh dưỡng thiết yếu như vitamin và khoáng chất quan trọng, để duy trì sức khỏe.

Theo đó, chế độ ăn kiêng không có sữa có thể dẫn đến thiếu canxi, trong khi chế độ ăn kiêng cắt giảm tinh bột khiến cơ thể không nhận đủ lượng chất xơ cần thiết. Ngay cả với chế độ ăn ít calo, điều quan trọng bắt buộc phải chú ý là đảm bảo cung cấp đủ các vi chất dinh dưỡng như canxi, vitamin D, vitamin B12, folate và sắt.

Có thể nói giảm cân nhanh gây hại cho sức khỏe vì thiếu chất dinh dưỡng và trong những trường hợp nghiêm trọng hơn là sự xuất hiện của một loạt các triệu chứng khó chịu như suy giảm năng lượng, mệt mỏi toàn thân, thiếu máu, tóc dễ gãy rụng và táo bón.

Giảm cân nhanh thường là do thiếu hụt quá nhiều calo

2. Tốc độ trao đổi chất chậm đi

Giảm cân nhanh có tác hại gì là câu hỏi mà nhiều chị em đặt ra. Theo các chuyên gia, giảm cân nhanh thường là do thiếu hụt quá nhiều calo, chẳng hạn như chế độ ăn từ 3000 bị cắt giảm xuống chỉ còn 1200 calo mỗi ngày.

Khi đó, cơ thể sẽ nhầm lẫn rằng chúng ta đang thiếu thực phẩm và sẽ chuyển sang chế độ đói. Khi cơ thể rơi vào trạng thái đói, quá trình trao đổi chất sẽ chậm nhằm tiết kiệm năng lượng và từ đó sẽ gây tích mỡ nhiều hơn.

Trên thực tế, các nghiên cứu gần đây theo dõi và nhận thấy rằng những người giảm cân càng nhanh thì tốc độ trao đổi chất của họ càng chậm. Kết quả cuối cùng là họ lại tăng cân thay vì giảm cân so với trước khi bắt đầu.

Khi cơ thể rơi vào trạng thái đói, quá trình trao đổi chất sẽ chậm lại

3. Mất cơ thay vì giảm mỡ

Một trong những tác hại của giảm cân quá nhanh giảm khối lượng cơ thay vì mô mỡ. Khi cắt giảm lượng calo quá nhanh, cơ bắp sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhằm mục đích cung cấp năng lượng duy trì hoạt động.

Về mặt sinh lý, cơ bắp hoạt động trao đổi chất nhiều hơn chất béo, đồng nghĩa với cùng một khối lượng thì mô cơ sẽ đốt cháy nhiều calo hơn mô mỡ. Vì vậy, mất cơ có nghĩa là bạn sẽ đốt cháy ít calo hơn mỗi ngày.

4. Tăng nguy cơ mất nước

Giảm cân nhanh quá có tốt không? Theo các chuyên gia, nhờ lượng nước giảm đi mà bạn thường sẽ thấy cân nặng giảm nhanh hơn một chút trong 2 tuần giảm cân đầu tiên. Chuyên gia cho biết thêm, đặc biệt là đối với chế độ ăn kiêng low-carb hoặc no-carb, mọi người sẽ giảm được rất nhiều nước trong cơ thể. Và đây là một trong những lý do khiến chế độ ăn keto thường được ca ngợi là giúp giảm cân nhanh chóng.

Rắc rối được đặt ra là giảm lượng nước quá nhanh chóng có thể dẫn đến mất nước thật sự và từ đó gây ra một loạt tác dụng phụ khó chịu như táo bón, đau đầu, chuột rút cơ bắp và mức năng lượng thấp. Và đây được xem là một trong những tác hại của giảm cân quá nhanh.

5. Cảm thấy đói cồn cào

Như đã đề cập, giảm cân nhanh gây hại cho sức khỏe theo nhiều cách và chuyên gia cho biết khi thực hiện chế độ ăn kiêng ít calo nhanh sẽ khiến nồng độ leptin (hormone kiểm soát cơn đói và cảm giác no) tăng cao.

Khi nồng độ leptin ở mức bình thường, nó báo hiệu cho não bộ biết khi nào cơ thể có đủ chất béo, và khi đó não bộ sẽ cho rằng bạn đã no. Những nghiên cứu đã phát hiện ra rằng trong chế độ ăn rất ít calo, mức độ leptin không cân bằng có thể dẫn đến nỗi ám ảnh về thức ăn. Bạn có thể trở nên đói cồn cào, cảm giác nôn nao và từ đó tăng khả năng ăn uống vô độ.

6. Ảnh hưởng sức khỏe tinh thần

Nếu giảm cân quá nhanh, bạn có thể gặp phải những hậu quả về mặt tâm lý. Nếu một người không có đủ thời gian để ổn định với hình dạng và cân nặng mới của bản thân, họ có thể gặp phải những tình trạng tinh thần bất thường như dị dạng cơ thể, chán ăn hoặc chứng cuồng ăn.

Chuyên gia cũng chỉ ra rằng nhiều người bắt đầu ăn kiêng với tâm lý "nếu tôi giảm cân thì tôi sẽ hạnh phúc". Vì vậy, sau khi áp dụng nhưng chưa thành hiện thực, nó có thể phóng đại các tình trạng sức khỏe tâm thần đã có từ trước hoặc thúc đẩy hơn nữa các vấn đề tâm thần liên quan đến hình dạng cơ thể.

Tóm lại, việc giảm cân quá nhanh có thể để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe. Bạn cần biết rằng, béo phì là một vấn đề sức khỏe và là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng có tính chất lâu dài. Vì thế, việc giảm béo luôn cần được ưu tiên, quan tâm đúng và thực hiện trong dài hạn. Do đó, bạn cần lưu ý khi lựa chọn một phương pháp giảm béo đảm bảo an toàn. 

Liệu pháp giảm cân tiêu hao năng lượng là phương pháp hiện đại, tiên tiến khi sử dụng một số loại vitamin và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể với tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển hóa mỡ trong cơ thể người. Trước khi thực hiện liệu pháp bạn sẽ được đánh giá sức khỏe cá nhân và thực hiện những xét nghiệm máu cơ bản cũng như được đánh giá chỉ số khối cơ thể (BMI). Điểm đặc biệt của liệu pháp này là bác sĩ sẽ luôn đồng hành theo sát cả quá trình thực hiện và đặt ra liệu trình phù hợp với thể trạng của từng cá nhân để đảm bảo quá trình giảm cân diễn ra được an toàn và hiệu quả nhất.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả

36

Bài viết hữu ích?

Bài viết hữu ích?

ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Cách giảm cân cấp tốc an toàn, hiệu quả nhanh nhất

Cách giảm cân cấp tốc an toàn, hiệu quả nhanh nhất

Cách ăn uống giảm cân nhanh nhất

Cách ăn uống giảm cân nhanh nhất

Cách giảm cân nhanh trong 1 tuần 3 - 4kg cho nữ

Cách giảm cân nhanh trong 1 tuần 3 - 4kg cho nữ

Các cách giảm béo bụng nhanh nhất tại nhà

Các cách giảm béo bụng nhanh nhất tại nhà

Các cơ chế hình thành mỡ nội tạng trong cơ thể người

Các cơ chế hình thành mỡ nội tạng trong cơ thể người

36

Bài viết hữu ích?