Zalo

Vì sao bạn tăng cân không kiểm soát?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Tăng cân không kiểm soát, tăng cân nhanh đột ngột không phải là một tình trạng hiếm gặp. Tuy nhiên khi gặp phải hầu hết mọi người đều khá chủ quan, không chủ động tìm hiểu nguyên nhân. Vậy tăng cân không kiểm soát có thể do những nguyên nhân nào gây nên?

1. Lý do tăng cân không kiểm soát và dấu hiệu nhận biết

1.1. Suy giáp

Khi một phụ nữ trẻ bước vào phòng khám với tình trạng tăng cân không rõ nguyên nhân, tuyến giáp là nơi đầu tiên mà hầu hết các bác sĩ sẽ kiểm tra. Theo Hiệp hội Tuyến giáp Hoa Kỳ, cứ 08 phụ nữ thì có một người sẽ mắc chứng rối loạn tuyến giáp trong đời.

Tuyến giáp hình con bướm nằm ở cổ chịu trách nhiệm tiết ra một loại hormone điều chỉnh quá trình trao đổi chất của cơ thể. Nếu tuyến giáp hoạt động kém (suy giáp), quá trình trao đổi chất của bạn có thể chậm lại và gây tăng cân.

Những phụ nữ bị suy giáp có thể bị giảm năng lượng hoặc mệt mỏi, khô da, rụng tóc, chuột rút hoặc táo bón. Khi nhân thấy bất kỳ dấu hiệu nào trong số này, bạn nên đặt lịch đến khám bác sĩ để kiểm tra tuyến giáp bằng các xét nghiệm máu đơn giản.

1.2. Hội chứng buồng trứng đa nang

Nghiên cứu cho thấy cứ 05 phụ nữ thì có một người mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). Đây là chứng rối loạn nội tiết làm mất cân bằng hormone sinh sản estrogen và testosterone, đồng thời có thể gây ra một số triệu chứng khó chịu như kinh nguyệt thất thường, râu mọc nhiều và chứng đau nửa đầu .

Hội chứng buồng trứng đa nang có thể làm hỏng cách cơ thể bạn sử dụng insulin (hormone giúp biến đường và tinh bột thành năng lượng), điều đó có thể dẫn đến tình trạng tăng cân không rõ nguyên nhân.

Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn không đều, bác sĩ phụ khoa có thể sẽ xem xét nội tiết tố của bạn để chẩn đoán bệnh lý này.

tăng cân không kiểm soát
Hội chứng buồng trứng đa nang có thể dẫn tới tình trạng tăng cân không kiểm soát 

1.3. Trầm cảm hoặc lo lắng 

Khi căng thẳng cơ thể chúng ta sẽ rơi vào trạng thái “chiến đấu hoặc bỏ chạy” do lượng adrenaline tăng vọt cùng với một lượng lớn hormone cortisol, sự thay đổi này sẽ giúp cơ thể phục hồi năng lượng và gia tăng dự trữ chất béo. Thực tế hiện nay có rất nhiều người trong chúng ta bị căng thẳng kinh niên khi ngồi ở bàn làm việc cả ngày. Điều này dẫn đến nồng độ cortisol tăng cao trong một thời gian dài khiến cơ thể tiếp tục tích trữ chất béo dẫn đến tăng cân liên tục.

Nếu bạn liên tục cảm thấy chán nản hoặc lo lắng, khó ngủ, cảm thấy mệt mỏi hoặc mất hứng thú với những thứ từng khiến bạn thích thú, hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe để được tư vấn chính xác nhất, hầu hết trường hợp căng thẳng dường chính là thủ phạm khiến bạn tăng cân không kiểm soát.

1.4. Ngủ không ngon hoặc không đủ giấc

Không có gì nhanh một đêm mất ngủ khiến chúng ta trở nên thèm đường và chất béo. Thiếu ngủ ảnh hưởng đến hormone gây đói và quá trình trao đổi chất của bạn, cụ thể ngủ quá ít làm tăng ghrelin - hormone báo hiệu đã đến giờ ăn, đồng thời làm giảm mức độ leptin - hormone truyền cảm giác no.

Một nghiên cứu năm 2018 trên tạp chí Sleep cho thấy những người chỉ ngủ thêm 1 giờ mỗi tuần sẽ giảm được nhiều mỡ hơn những người ngủ ít hơn 1 giờ. Những người ngủ ít giảm cân ít hơn dù tất cả mọi người trong nghiên cứu đều ăn cùng một lượng calo tỷ lệ thuận với cân nặng của họ khi bắt đầu nghiên cứu.

1.5. Phát triển quá mức vi khuẩn đường ruột

Ruột dựa vào vi khuẩn tốt để hoạt động, nhưng cũng có vi khuẩn xấu trong đường tiêu hóa của bạn. Khi sự cân bằng giữa tốt và xấu bị mất đi, sự phát triển quá mức của vi khuẩn có thể xảy ra gây ra nhiều khí trong đường tiêu hóa của bạn, dẫn đến đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy và tăng cân đột ngột.

Theo Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, các tài liệu không hoàn toàn chắc chắn về cách vi khuẩn đường ruột có thể gây ra số cân dư thừa đó, nhưng việc điều trị tình trạng này thường phải dùng đến thuốc kháng sinh để kiểm soát sự phát triển quá mức của vi khuẩn, bên cạnh đó việc thay đổi chế độ ăn uống của bạn cũng có thể hữu ích.

1.6. Thời kỳ tiền mãn kinh

Giai đoạn chuyển tiếp sang thời kỳ mãn kinh (còn gọi là tiền mãn kinh, có thể bắt đầu ở phụ nữ ngay từ giữa độ tuổi 30, nhưng đa số thường bắt đầu ở độ tuổi 40) sẽ kích hoạt các hormon như estrogen tăng và giảm không đều, dẫn đến tăng cân ở một số phụ nữ. Các dấu hiệu khác của thời kỳ tiền mãn kinh bao gồm kinh nguyệt không đều, bốc hỏa, tâm trạng thất thường và thay đổi ham muốn tình dục.

Tiền mãn kinh kết hợp với những thay đổi cơ thể không thể tránh khỏi khác xảy ra theo tuổi tác (chẳng hạn như giảm khối lượng cơ và tăng mỡ trong cơ thể) dẫn đến tăng cân nhanh.

1.7. Sử dụng một số loại thuốc

Có một danh sách gồm cả thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn có thể gây tăng cân đột ngột hoặc tăng cân do tình trạng giữ nước. Thuốc chống trầm cảm - phổ biến nhất là chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) như Paxil, Lexapro và Prozac có thể ảnh hưởng đến trung tâm thèm ăn trong não gây tăng cân.

Trong khi đó, thuốc chẹn beta (thuốc làm giảm huyết áp) có thể làm chậm quá trình trao đổi chất của bạn và một số steroid có thể làm tăng cân. Tiến sĩ Salas-Whalen cho biết, ngay cả thuốc kháng histamin như Benadryl có thể phá vỡ một loại enzyme trong não giúp điều chỉnh lượng tiêu thụ thực phẩm, từ đó thể gây tăng cân rõ rệt.

1.8. Bệnh Cushing

Bệnh Cushing gây ra hiện tượng sản xuất dư thừa cortisol có thể gây tăng cân quá mức quanh vùng bụng. Tình trạng này có thể gây ra bởi một số loại thuốc như steroid dùng để điều trị bệnh hen suyễn và rối loạn tự miễn dịch.

Cushing thường biểu hiện với năng lượng thấp đáng kể và các biến chứng như tiểu đường, huyết áp cao và cholesterol cao. Nhưng dấu hiệu nhận biết bệnh rõ nhất là những vết rạn da rất lớn, màu đỏ trên bụng. Bệnh Cushing có thể được kiểm soát bằng thuốc, xạ trị hoặc phẫu thuật.

tăng cân không kiểm soát
Bệnh Cushing có thể gây ra hiện tượng tăng cân liên tục quanh vùng bụng 

1.9. Mất nước

Một lý do đằng sau chứng đầy hơi có thể liên quan nhiều đến nước mà chúng ta quên uống cũng như thức ăn mà chúng ta đã ăn. Hầu hết chúng ta không uống đủ nước vì nhiều người nhầm cảm giác khát với cảm giác đói. Lú lẫn, mệt mỏi và choáng váng đều là những dấu hiệu của tình trạng mất nước nhẹ, nó tương tự như cảm giác của chúng ta khi muốn ăn một bữa ăn nhẹ.

Các tín hiệu lẫn lộn không phải là thủ phạm duy nhất có thể gây ra tình trạng tăng cân không rõ nguyên nhân. Việc hydrat hóa đầy đủ làm tăng chức năng của ty thể, từ đó làm tăng quá trình trao đổi chất. Nếu cơ thể không có đủ nước, các tế bào không thể thực hiện công việc của chúng (cụ thể là chuyển đổi thức ăn thành năng lượng) một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Đảm bảo uống nhiều nước, đặc biệt khi đi ở độ cao lớn hơn (như đi máy bay), vào những ngày nắng nóng, khi bị sốt và nhiễm trùng hoặc khi gắng sức nhiều hơn.

Nếu nước tiểu của bạn sẫm màu hơn bình thường hoặc bạn không đi vệ sinh thường xuyên thì đó là dấu hiệu để bắt đầu uống nhiều nước hơn. Các dấu hiệu cảnh báo khác bao gồm mệt mỏi, chuột rút cơ bắp và chóng mặt khi đứng lên.

1.10. Bỏ thuốc lá

Hút thuốc thường có thể hoạt động như một chất ức chế sự thèm ăn, vì vậy khi bạn bỏ thuốc, cảm giác thèm ăn có thể tấn công bạn một cách mạnh mẽ. Hút thuốc có thể dẫn đến sự gia tăng dopamine, chất dẫn truyền thần kinh chịu trách nhiệm tạo ra khoái cảm tức thì, giống như niềm vui mà bạn có được khi ăn một món ăn nhẹ ngọt ngào như kem.

Việc bỏ hút thuốc sẽ khiến mức độ dopamine giảm xuống, nhưng cảm giác thèm ăn vẫn còn và cảm giác thèm ăn do dopamin này đôi khi có thể khiến bạn ăn một thứ gì đó nhiều hơn bình thường dẫn đến tăng cân.

Để chống lại mức độ dopamine thấp hơn sau khi bỏ hút thuốc, điều quan trọng là phải để cơ thể bạn tham gia vào các hành vi khác, chẳng hạn như tập thể dục hoặc thiền, giúp giải phóng endorphin, làm tăng cảm thấy dễ chịu, đồng thời mang lại sự phân tâm tốt và hình thành nên thói quen mới lành mạnh.

1.11. Tiểu đường

Bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2 đều cần quản lý insulin để giữ cho lượng đường trong máu được ổn định. Ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 1, tuyến tụy về cơ bản không sản xuất đủ insulin, vì vậy những người mắc bệnh này cần thường xuyên tự bổ sung hormone. Insulin cho phép cơ thể hấp thụ glucose (hoặc đường) và sử dụng nó làm năng lượng.

Bệnh tiểu đường loại 2 có liên quan đến tình trạng kháng insulin do chế độ ăn uống kém, lối sống ít vận động và hành vi ăn uống không lành mạnh. Điều đó thường có thể góp phần làm tăng cân. Bệnh nhân tiểu đường loại 2 có mức insulin cơ bản cao hơn, đây chính là nguyên nhân gây tăng cân nhiều hơn, điển hình là ở vùng bụng.

Nhưng sự gia tăng insulin từ các phương pháp điều trị bằng hormone bên ngoài cũng có thể dẫn đến tăng cân. Insulin đưa glucose vào các tế bào máu của bạn để dự trữ thành năng lượng, nhưng nếu bạn ăn nhiều calo hơn nhu cầu của cơ thể, các tế bào của bạn sẽ lấy những gì chúng cần, sau đó để lượng glucose còn lại được dự trữ dưới dạng chất béo. Để chống lại việc tăng cân, điều quan trọng là phải theo dõi chặt chẽ chế độ ăn uống của bạn và tránh ăn quá nhiều thức ăn nhanh hoặc thực phẩm chứa nhiều đường tinh luyện.

1.12. Các loại ung thư khác

Hầu hết các bệnh ung thư ở giai đoạn đầu sẽ dẫn đến giảm cân thay vì tăng cân, trừ khi đó là bệnh ung thư gây ra giải phóng cortisol, giống như một khối u ở tuyến thượng thận.

Tuy nhiên, khi ung thư tiến triển có thể gây tăng cân nhanh. Việc tăng cân này có thể là do sự phát triển kích thước của khối u hoặc khi khối u lan rộng đến các cơ quan khác gây gia tăng khối lượng tế bào ung thư. 

Tuy nhiên bạn đừng quá lo lắng, vì đây thường là trường hợp xấu nhất. hầu hết các bệnh ung thư sẽ biểu hiện ra các triệu chứng khác báo động bạn phải đi khám.

2. Phải làm gì khi bị tăng cân không kiểm soát?

Tùy thuộc vào nguyên nhân mà các triệu chứng đi kèm việc tăng cân không kiểm soát có thể khác nhau ở mỗi người. Các triệu chứng liên quan đến kiểu tăng cân này có thể bao gồm các khó chịu hoặc đau bụng, đầy hơi. Bạn có thể thấy sưng ở bụng và các vùng khác của cơ thể, bao gồm cả tứ chi (cánh tay, chân, bàn chân hoặc bàn tay). Bạn nên đi khám bác sĩ ngay nếu xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Sốt;
  • Da nhạy cảm;
  • Hụt hơi;
  • Khó thở;
  • Tim đập nhanh;
  • Đổ mồ hôi;
  • Thay đổi tầm nhìn;
  • Tăng cân nhanh chóng.

Khi những triệu chứng này đi kèm với tăng cân không kiểm soát, đôi khi chúng có thể báo hiệu một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng. Lúc này chúng ta nên đến khám bác sĩ để tìm nguyên nhân. Bác sĩ sẽ hỏi một số câu hỏi về các triệu chứng, lối sống và tiền sử bệnh, đôi khi có thể lấy mẫu máu để kiểm tra nồng độ hormone, chức năng thận, chức năng gan, siêu âm, phim X-quang đơn giản, MRI hoặc CT scan và các dấu hiệu sức khỏe khác để xác định nguyên nhân.

Có một số cách để điều trị tăng cân không kiểm soát, tốt nhất là giải quyết được nguyên nhân khiến bạn tăng cân. Nếu nguyên nhân là do mất cân bằng nội tiết tố, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để cân bằng lượng hormone trong cơ thể. Nếu một loại thuốc bạn đang dùng là nguyên nhân gây ra vấn đề, bác sĩ sẽ đề xuất các phương pháp điều trị thay thế.

Có thể thấy có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tăng cân mất kiểm soát. Để cân nặng về chỉ số bình thường bạn có thể áp dụng lối sống lành mạnh, xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học và sử dụng phương pháp giúp Truyền tiêu hao năng lượng.

Được đánh giá là phương pháp giảm cân mới có tỷ lệ tái béo thấp nhất trong tất cả các phương pháp giảm béo, quản trị cân nặng hiện nay. 

Trong suốt quá trình thực hiện, bạn sẽ được bác sĩ riêng đánh giá và phân tích các chỉ số sức khỏe (tỷ lệ mỡ, chỉ số BMI, các chỉ số xét nghiệm máu,..), giải thích cụ thể về liệu trình truyền, hỗ trợ về thực đơn ăn uống một cách khoa học, phù hợp với thể trạng từng người. Bên cạnh đó là thực hiện truyền các loại vitamin và khoáng chất như: Vitamin B-complex tăng cường chức năng não, gan; Vitamin C tăng chuyển hoá chất béo, đốt cháy mỡ thừa; khoáng chất Vàng Selen chống rối loạn và tăng cường chuyển hóa giúp tiêu hao mỡ ở cấp tế bào… Nhờ cơ chế tác động chuyên sâu trên mà các tế bào mỡ trên cơ thể được loại bỏ một cách đồng đều từ đó giúp bạn có được thân hình săn chắc cùng sức khỏe tốt hạn chế tối đa bệnh tật.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Cử nhân điều dưỡng Nguyễn Thị Thu Uyên xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Tăng cân có ảnh hưởng đến kinh nguyệt?

Tăng cân có ảnh hưởng đến kinh nguyệt?

Giảm cân: Ăn nhiều lòng trắng trứng gà có tốt không?

Giảm cân: Ăn nhiều lòng trắng trứng gà có tốt không?

Tìm hiểu cơ chế giảm mỡ khi tập thể dục

Tìm hiểu cơ chế giảm mỡ khi tập thể dục

Thịt lươn bao nhiêu calo? Ăn lươn có béo không?

Thịt lươn bao nhiêu calo? Ăn lươn có béo không?

100g cá ngừ bao nhiêu protein và có tốt cho người muốn tăng cơ giảm mỡ?

100g cá ngừ bao nhiêu protein và có tốt cho người muốn tăng cơ giảm mỡ?

54

Bài viết hữu ích?