Zalo

Uống sắt có tác dụng gì với cơ thể?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Đáp ứng đầy đủ các chất dinh dưỡng và vi chất trong chế độ ăn hàng ngày sẽ giúp bạn có sức khỏe tốt. Bên cạnh protein, carbohydrate thì các chất như canxi, sắt cũng rất quan trọng để duy trì sự sống, đặc biệt đóng vai trò để tạo hồng cầu, tạo máu cho cơ thể. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn đọc về vấn đề uống sắt có tác dụng gì với cơ thể.

1.Uống sắt có tác dụng gì với cơ thể? Viên sắt có tác dụng gì?

Uống sắt có tác dụng gì với cơ thể và viên sắt có tác dụng gì là một trong các thắc mắc được nhiều người tìm kiếm hiện nay trên mạng internet. Sắt là một trong các chất cần thiết cho quá trình tổng hợp tạo tế bào hồng cầu (hemoglobin) của cơ thể. Sắt có nhiều trong các loại thịt và rau củ. Tuy vậy, chế độ ăn của nhiều người lại không đáp ứng được đủ nhu cầu sắt cho cơ thể, do đó việc uống sắt là rất cần thiết. Vậy, uống sắt có tác dụng gì? 

1.1.Viên sắt có tác dụng gì cho phụ nữ có thai

Nhu cầu sản xuất tế bào hồng cầu tăng đột ngột trong thai kỳ để cung cấp ôxy và dưỡng chất cho thai nhi phát triển. Do đó, nhu cầu sắt của cơ thể cũng tăng lên trong giai đoạn này. Mặc dù cơ thể thường tối đa hóa sự hấp thụ sắt trong thai kỳ, nhưng việc thiếu hụt sắt hoặc các yếu tố khác ảnh hưởng hoặc do chế độ ăn uống không đáp ứng đủ vẫn có thể thiếu các bà mẹ mang thai thiếu sắt. 

Nếu không uống sắt có tác dụng gì với cơ thể. Việc kém hấp thụ sắt, nồng độ sắt thấp trong thai kỳ tăng nguy cơ mắc bệnh sớm và trọng lượng thai nhi thấp, cũng như ít dự trữ sắt và sự phát triển nhận thức hoặc hành vi bị tổn thương ở trẻ sơ sinh. Phụ nữ mang thai thiếu hụt sắt có thể dễ mắc bệnh nhiễm trùng do sắt cũng hỗ trợ hệ thống miễn dịch.

Trong giai đoạn mang thai, có thể phụ nữ sẽ cần đến gần 30mg sắt/ngày, gấp hơn 3 lần nhu cầu thông thường.

1.2.Uống sắt có tác gì trong việc sử dụng năng lượng của cơ thể

Thiếu hụt sắt trong chế độ dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến khả năng sử dụng năng lượng của cơ thể. Sắt đóng vai trò quan trọng trong tổng hợp hemoglobin. Phân tử này có nhiệm vụ vận chuyển oxy đến cơ bắp và não, cực kỳ quan trọng cho cả khả năng vận động tinh thần và thể chất. Không đáp ứng nhu cầu sắt cho cơ thể sẽ dẫn tới tình trạng dễ mệt mỏi, uể oải hay thậm chí giảm sức đề kháng. Ngoài ra, ở phụ nữ thì việc bổ sung sắt sẽ giúp giảm tình trạng thiếu máu khi chu kỳ kinh nguyệt đến

Sắt là một trong các chất cần thiết cho quá trình tổng hợp tạo tế bào hồng cầu của cơ thể
Sắt là một trong các chất cần thiết cho quá trình tổng hợp tạo tế bào hồng cầu của cơ thể

2.Khi nào thì nên bổ sung sắt?

Có thể nói rằng tầm quan trọng của việc uống sắt có tác dụng gì với cơ thể đã được nêu rõ ở phần trên. Mặc dù sắt quan trọng với cơ thể, nhưng dư thừa sắt có thể gây ra ngộ độc. Ngộ độc sắt thường bắt đầu bằng những dấu hiệu sớm như đau ở vùng dạ dày, cảm giác buồn nôn và mệt mỏi. Theo thời gian, sự tích tụ dư thừa sắt trong cơ thể có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng tại các cơ quan nội tạng, đặc biệt là làm tổn thương não và gan, có thể dẫn đến tình trạng tử vong. Vậy khi nào thì nên bổ sung sắt? 

  • Người thiếu máu do thiếu sắt 
  • Phụ nữ mang thai cần bổ sung sắt ngoài thực phẩm 
  • Trẻ em trong giai đoạn dậy thì
  • Phụ nữ sắp tới chu kỳ kinh nguyệt
  • Người tham gia hiến máu
  • Các tình trạng bệnh lý như suy tim và bệnh thận
  • Mất máu mãn tính do các tình trạng như ung thư ruột kết và viêm loét đại tràng
Phụ nữ mang thai cần bổ sung thêm sắt ngoài thực phẩm
Phụ nữ mang thai cần bổ sung thêm sắt ngoài thực phẩm

3.Lưu ý khi uống sắt đảm bảo sức khỏe

Nếu như bạn đã nắm rõ việc uống sắt có tác dụng gì thì các lưu ý khi uống sắt cũng cực kỳ quan trọng. Dưới đây là một số lưu ý về thời điểm uống sắt khi nào, tác dụng phụ của uống sắt và tương tác thuốc.

3.1.Uống sắt khi nào 

Để tối ưu hóa quá trình hấp thụ sắt, nên kết hợp việc bổ sung sắt với thực phẩm giàu vitamin C như nước cam, ổi, bưởi, dâu,...

Tránh uống sắt cùng lúc với trà, cafe vì chất tanin trong trà và chất caffeine trong cafe có thể gây trở ngại đối với quá trình hấp thụ chất sắt từ thực phẩm.

Không nên kết hợp uống sắt và canxi vì sự kết hợp này có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ sắt của cơ thể. Đối với phụ nữ mang thai cần bổ sung cả hai khoáng chất này, nên uống cách nhau ít nhất 2 tiếng.

3.2.Những tác dụng của sắt với các thuốc khác

Bên cạnh các tác dụng và thời điểm uống sắt, thì uống sắt có tác dụng gì với các thuốc khác hay không cũng là một trong các vấn đề mà người bệnh cần quan tâm. Một số loại thuốc có thể gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ sắt từ chất bổ sung. Ngược lại, sắt cũng có thể tương tác và ảnh hưởng đến hiệu quả của một số loại thuốc trong cơ thể. Các loại thuốc có khả năng tương tác với sắt bao gồm:

  • Thuốc kháng axit và thuốc ức chế bơm proton: Bổ sung sắt khi kết hợp với thuốc kháng axit và thuốc ức chế bơm proton có thể làm giảm sự hấp thụ sắt. Bạn nên đợi ít nhất hai giờ sau khi bổ sung sắt để sử dụng các loại thuốc kháng axit.
  • Levothyroxin: Bổ sung sắt có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ của thuốc điều trị tuyến giáp Levothyroxine (Synthroid). Để tránh tác động này, nên đợi ít nhất bốn giờ sau khi bổ sung sắt trước khi sử dụng Levothyroxin.
  • Levodopa: Uống thuốc bổ sung sắt cùng lúc với thuốc điều trị bệnh Parkinson Levodopa (Duopa) có thể làm giảm sự hấp thụ của thuốc. Để tránh tác động này, nên giữ khoảng cách ít nhất hai giờ giữa việc bổ sung sắt và Levodopa.

3.3.Lưu ý các tác dụng phụ của bổ sung sắt qua đường uống

Nắm rõ vấn đề uống sắt có tác dụng gì không là chưa đủ, vì chất này nếu dư thừa hay hấp thu quá nhiều hoàn toàn có thể gây hại cho cơ thể và nguy cơ tử vong. Việc sử dụng chất bổ sung sắt có thể tạo ra nhiều tác dụng phụ, và một số trong số chúng có thể là rất nghiêm trọng. Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm táo bón, buồn nôn, bệnh tiêu chảy, nôn mửa và phân sẫm màu. 

Các dạng sắt khác nhau có đặc tính tạo ra tác dụng phụ về đường tiêu hóa khác nhau. Viên sắt có tác dụng gì và có hại với cơ thể hay không, câu trả lời là có, ở một số trường hợp thì sử dụng viên bổ sung sắt có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng. Trong đó, sắt sunfat - một trong những dạng sắt phổ biến được sử dụng trong thực phẩm bổ sung, có khả năng gây tác dụng phụ như táo bón và buồn nôn nhiều hơn so với dạng bisglycinate sắt.

Nếu bạn đang phải đối mặt với các triệu chứng khó chịu liên quan đến việc sử dụng sắt bổ sung, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để xem có nên giảm liều hay chuyển sang phương pháp bổ sung sắt khác. Sự hấp thụ quá mức chất sắt có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn như bệnh tim, một tình trạng ảnh hưởng đến khả năng bơm máu của tim và suy thận.

Nhìn chung, sắt là một trong số các khoáng chất cần thiết để cơ thể tạo đủ hemoglobin, đóng vai trò quan trọng với sự sống với sức khỏe. Việc bổ sung sắt cần đáp ứng đầy đủ tùy vào nhu cầu giới tính hay đối tượng khác nhau ở từng độ tuổi. Bài viết trên đây đã tổng hợp toàn bộ các thông tin về “uống sắt có tác dụng gì?” và “uống sắt khi nào?” để bạn đọc nắm rõ hơn về việc sung khoáng chất này. Bên cạnh đó, nếu bạn không hấp thu được sắt qua đường uống hay viên bổ sung sắt thì có thể tham khảo phương pháp bổ sung sắt qua đường tĩnh mạch để đáp ứng nhu cầu sắt của cơ thể kịp thời.

Trước khi thực hiện bổ sung sắt, bạn nên xét nghiệm và nghe tư vấn từ bác sĩ để được bổ sung một cách phù hợp.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Điều dưỡng Trần Thanh Liêm xem thêm bài viết cùng tác giả

23

Bài viết hữu ích?

Bài viết hữu ích?

Chủ đề:
Sắt
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Khi nào cần xét nghiệm thiếu máu thiếu sắt?

Khi nào cần xét nghiệm thiếu máu thiếu sắt?

Các tác dụng phụ khi truyền sắt có thể gặp

Các tác dụng phụ khi truyền sắt có thể gặp

Vì sao bạn bị đau đầu do thiếu sắt?

Vì sao bạn bị đau đầu do thiếu sắt?

Thường xuyên uống sắt có nóng không?

Thường xuyên uống sắt có nóng không?

Vì sao thiếu sắt dẫn đến thiếu máu?

Vì sao thiếu sắt dẫn đến thiếu máu?

23

Bài viết hữu ích?

Chủ đề:
Sắt