Zalo

Thường xuyên mất ngủ có làm tăng huyết áp không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Mất ngủ là tình trạng ngủ chập chờn và khó đi vào giấc ngủ sâu mà nhiều người gặp phải. Hiện nay, tình trạng mất ngủ thường xuyên gặp ở những người hay làm công việc văn phòng hay người lớn tuổi. Nếu chủ quan không điều trị tình trạng mất ngủ, các hệ lụy khác về sức khỏe sẽ xuất hiện. Nhiều người thắc mắc rằng thường xuyên mất ngủ có làm tăng huyết áp không, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

1. Huyết áp ổn định và giấc ngủ có liên quan như thế nào?

Tất cả chúng ta đều biết rằng để có được sức khỏe tốt, huyết áp bình thường thì việc đầu tư cho chế độ ăn uống, sinh hoạt hay thậm chí là thời gian nghỉ ngơi đều rất quan trọng. Vậy, thiếu ngủ, mất ngủ có làm tăng huyết áp hay các bệnh về huyết áp không? 

Trước khi tìm hiểu về vấn đề mất ngủ có làm tăng huyết áp không thì các thông tin về huyết áp liên quan đến giấc ngủ như thế nào cũng cực kỳ quan trọng. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ mới đây đã thừa nhận sự quan trọng của giấc ngủ bằng cách tích hợp nó vào danh sách kiểm tra những điều thiết yếu với cuộc sống, mục tiêu là cải thiện và duy trì sức khỏe tim mạch bằng cách ngủ đủ.

Theo Tiến sĩ Sarraju phát biểu trên chuyên trang về sức khỏe Cleveland Clinic: "Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa thời gian ngủ ngắn và chất lượng giấc ngủ kém với khả năng kiểm soát huyết áp kém." Ông nói thêm, "Tuy các nghiên cứu khoa học vẫn chưa rõ liệu mối quan hệ này có đóng góp đáng kể trong việc gây tăng huyết áp hay không."

Nói một cách khác, thiếu ngủ chỉ là một trong những yếu tố nguy cơ đóng góp vào vấn đề tăng huyết áp. Các yếu tố khác bao gồm tuổi tác, chế độ ăn uống, tập thể dục, việc hút thuốc, và tiền sử gia đình sẽ cộng hưởng cho vấn đề này.

Mất ngủ có làm tăng huyết áp không? 

Mất ngủ có làm tăng huyết áp không, tất nhiên để khẳng định điều này đúng hoàn toàn 100% là không thể, bởi vì nó còn cộng hưởng bởi nhiều yếu tố khác. Tuy vậy, một thói quen ngủ tốt, ngủ đủ giấc sẽ cho cơ thể của bạn những lợi ích như sau:
Hồi phục toàn diện cho cơ thể

  • Hỗ trợ việc cải thiện sức khỏe tim mạch
  • Duy trì ổn định đường huyết
  • Bảo vệ hoạt động của hệ miễn dịch
  • Kiểm soát cân nặng hiệu quả
  • Giữ tinh thần và tâm lý luôn tràn đầy năng lượng
  • Tăng cường khả năng ghi nhớ
  • Nâng cao hiệu suất làm việc hàng ngày
  • Cải thiện khả năng xử lý tình huống, tư duy phản xạ, và tăng sức mạnh làm việc.

2. Thường xuyên rơi vào tình trạng mất ngủ có làm tăng huyết áp không?

Nếu hay bị mất ngủ và thắc mắc rằng thường xuyên mất ngủ có làm tăng huyết áp không thì câu trả lời là có. Tình trạng mất ngủ được cho là có ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân, bao gồm sức khỏe tim mạch và làm tăng huyết áp. 

Nếu hay bị mất ngủ và thắc mắc rằng thường xuyên mất ngủ có làm tăng huyết áp không thì câu trả lời là có 

Tình trạng thiếu ngủ có thể kéo theo việc gia tăng huyết áp nếu kéo dài theo thời gian. Khi bạn đang ngủ, cơ chế điều hòa huyết áp của cơ thể sẽ giúp hạ huyết áp, đồng thời điều chỉnh các hormone kiểm soát áp lực bơm máu, nhịp tim, và các chức năng khác. Tuy nhiên, khi thiếu ngủ, những chức năng quan trọng này có thể không diễn ra đúng cách hoặc bị rối loạn.

Theo thời gian, nếu tình trạng mất ngủ kéo dài có thể khiến cho việc điều tiết hormone bị rối loạn và hoạt động bơi máu của tim gặp vấn đề. Điều này có thể dẫn đến tình trạng tăng huyết áp và xuất hiện các vấn đề liên quan như cao huyết áp, bệnh tim, đột quỵ, và đau tim.

Thực tế, những người trưởng thành ngủ dưới 7 giờ mỗi đêm thường có khả năng cao gặp vấn đề sức khỏe, bao gồm béo phì, hen suyễn và trầm cảm. Những tình trạng này tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

Như vậy, nếu bạn thắc mắc rằng mất ngủ có bị tăng huyết áp không thì đây chính là tình trạng bạn sẽ gặp phải nếu ngủ ít hơn 8 tiếng mỗi ngày và ít hơn 7 tiếng mỗi đêm. Dĩ nhiên, mất ngủ 1-2 hôm không khiến bạn bị tăng huyết áp, nhưng đây cũng là thói quen cần hạn chế để bảo vệ sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe tim mạch tốt hơn. 

3. Làm thế nào để cải thiện tình trạng mất ngủ để huyết áp ổn định?

Sau khi đã trả lời cho thắc mắc “mất ngủ có làm tăng huyết áp không?”, thì việc cải thiện tình trạng này để tránh bị cao huyết áp cũng cực kỳ quan trọng. Vậy, làm thế nào để ngủ ngon và cải thiện huyết áp. 

  • Duy trì giờ giấc cho nhịp sinh học ngủ-thức ổn định, bao gồm cả trong những ngày nghỉ.
  • Tập thể dục, buổi sáng là thời gian tốt để bạn tập thể dục trong ngày.
  • Theo các chuyên gia về giấc ngủ, giường ngủ chỉ là nơi thực hiện các hoạt động là tình dục hoặc nghỉ ngơi. Các hoạt động khác như đọc sách, làm việc, xem tivi hay nghe điện thoại nên làm ở chỗ khác, tránh gây xao nhãng giấc ngủ.
  • Loại bỏ nguồn ánh sáng xanh, bao gồm tivi, máy tính xách tay, và đèn ngủ khỏi phòng ngủ.
  • Tránh ăn uống trong ba giờ trước khi đi ngủ.
  • Ngừng sử dụng thiết bị điện tử và mạng xã hội, cũng như các nguồn căng thẳng không cần thiết khác, trước khi đi ngủ.
  • Sử dụng rèm cửa hoặc mặt nạ ngủ để giảm ánh sáng, điều này có thể khiến bạn dễ tập trung vào giấc ngủ hơn.
  • Loại bỏ thiết bị điện tử phát ra ánh sáng xanh hoặc chuyển sang chế độ tối khi mặt trời đã lặn.
  • Tránh hoàn toàn việc sử dụng rượu và caffeine trong khoảng thời gian trước khi đi ngủ.

Bài viết trên đây đã tổng hợp các thông tin để giải đáp cho bạn đọc về vấn đề “mất ngủ có làm tăng huyết áp không?”. Đồng thời cung cấp gợi ý về lối sống và các thói quen tốt để có giấc ngủ tốt hơn.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Điều dưỡng Trần Thanh Liêm Xem thêm bài viết của Điều dưỡng Trần Thanh Liêm

27

Bài viết hữu ích?

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn
xem thêm
Lời khuyên về giấc ngủ cho người lớn tuổi để làm chậm quá trình lão hóa

Lời khuyên về giấc ngủ cho người lớn tuổi để làm chậm quá trình lão hóa

Cách tăng chất lượng giấc ngủ?

Cách tăng chất lượng giấc ngủ?

Hay ăn sầu riêng có bị mất ngủ không?

Hay ăn sầu riêng có bị mất ngủ không?

Mất ngủ có bị sụt cân không?

Mất ngủ có bị sụt cân không?

Hậu quả của rối loạn giấc ngủ ở người trẻ tuổi

Hậu quả của rối loạn giấc ngủ ở người trẻ tuổi

27

Bài viết hữu ích?