Zalo

Thường xuyên bị lo lắng bồn chồn tim đập nhanh, phải làm sao?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Hiện tượng lo lắng bồn chồn tim đập nhanh thông thường sẽ dễ bắt gặp ở những người có bệnh lý về tim hay vừa mới sử dụng chất kích thích. Tuy vậy, một số bệnh lý về thần kinh giao cảm có thể khiến bạn khó kiểm soát cơn bồn chồn lo lắng hồi hộp và dễ bị tim đập nhanh. Vậy, nếu hay gặp tình trạng lo lắng bồn chồn tim đập nhanh thì phải làm sao, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

1.Nguyên nhân gây ra tình trạng lo lắng bồn chồn tim đập nhanh 

Lo lắng là một phản ứng bình thường của bất kỳ ai trong chúng ta khi phải đối diện với những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe hay tài chính hay một số vấn đề nào đó trong cuộc sống

1.1. Lo lắng bồn chồn tim đập nhanh là gì?

Lo lắng bồn chồn tim đập nhanh thường (lo âu) là một phản ứng đối với căng thẳng, hay còn gọi là một phản ứng đối với một mối đe dọa được cảm nhận. Có thể đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi nghe dự báo về một cơn bão tiến gần đến nơi sinh sống, hoặc đôi khi là sự hiện diện của một mối đe dọa mà mỗi người tưởng tượng trong tâm trí. Nó cũng có thể xuất hiện ở một đứa trẻ lo lắng về một con vật lạ ở dưới giường ngủ.

Nhưng tác động của lo lắng bồn chồn tim đập nhanh không chỉ giới hạn trong tâm trí. Mà đây chính là một cảm giác kích hoạt hệ thống thần kinh tự động thực vật (ANS), còn được biết đến là "phản ứng chiến đấu hoặc chạy trốn." Hệ thần kinh thực vật giúp điều chỉnh các chức năng của:

  • Tim
  • Phổi
  • Hệ thống tiêu hóa
  • Các cơ khác nhau trên khắp cơ thể

Bạn không thể điều khiển cơn lo lắng bồn chồn tim đập nhanh của mình được vì nó hoạt động độc lập và theo phản xạ tự nhiên. Bạn không cần tập trung vào trái tim của mình để nó đập nhanh hơn khi bạn tập thể dục, chỉ cần một bài tập tương đối quá sức, cơ thể bạn sẽ tự phản xạ và cho bạn cảm giác lo lắng

Một số dấu hiệu rối loạn thần kinh thực vật khiến cho cơ thể rơi vào tình trạng lo lắng bồn chồn tim đập nhanh.

  • Thở nhanh
  • Đổ mồ hôi
  • Sự căng trở cơ
  • Cường điệu cảm xúc
  • Hội chứng ruột kích thích
  • Cảm giác mệt mỏi

Lo âu cũng có thể khiến bạn muốn tránh xa tình huống gây ra cảm giác không thoải mái cho bạn. Điều này, tất nhiên, có thể đồng nghĩa với việc bạn bỏ lỡ những điều có thể mang lại niềm vui và đáng giá trong cuộc sống.

Tình trạng lo lắng bồn chồn tim đập nhanh là một phản ứng bình thường của cơ thể
Tình trạng lo lắng bồn chồn tim đập nhanh là một phản ứng bình thường của cơ thể

1.2. Nguyên nhân gây ra lo lắng bồn chồn tim đập nhanh

Lo lắng bồn chồn tim đập nhanh thường đến từ lý do bệnh lý về tim hay rối loạn thần kinh thực vật, trong một số trường hợp, sau khi ăn hoặc uống một số thực phẩm kích thích có thể khiến người bồn chồn tim đập nhanh

Người có bệnh lý tim

Các vấn đề về tim như rối loạn nhịp tim có thể làm tăng nhịp tim, khiến nó đập nhanh hơn hay gây ra chứng lo lắng bồn chồn tim đập nhanh, nhất là khi người bệnh đang có các nỗi lo xung quanh cuộc sống. Một số bất thường ở người có bệnh lý tim có thể gây ra bồn chồn lo lắng hồi hộp

  • Nhịp tim nhanh: Tình trạng này dẫn đến việc nhịp tim đập cực kỳ nhanh, có thể kéo dài chỉ trong vài phút hoặc thậm chí lâu hơn. Để điều chỉnh nhịp tim về mức bình thường và ổn định, các chuyên gia y tế có thể sử dụng thuốc hoặc thực hiện thủ thuật.
  • Rung tâm nhĩ: Đây là tình trạng khi buồng tim trên (tâm nhĩ) đập không đều, không đồng bộ với buồng tim dưới (tâm thất).
  • Nhịp tim chậm: Tình trạng này giống như một nhịp tim đập chậm và kéo dài hơn thường lệ, thường xảy ra khi nhịp tim dưới 60 nhịp mỗi phút.

Người hay sử dụng rượu bia

Chứng bồn chồn lo lắng hồi hộp có thể xuất phát từ việc bạn tiêu thụ đồ uống có cồn trong một khoảng thời gian dài. Người không thường xuyên uống rượu bia nhưng đôi khi uống cũng có thể trải qua cảm giác tức ngực.

Uống cafe

Caffeine trong cà phê hay các thức uống tăng lực khác có thể gây ra rối loạn nhịp tim và các vấn đề như bồn chồn lo lắng hồi hộp. Độ nhạy cảm với caffeine khác nhau tùy theo cơ địa từng người. Một số người có thể uống nhiều cà phê mỗi ngày mà không gặp vấn đề, trong khi người khác có thể trải qua đau đầu, đánh trống ngực và các tác dụng phụ khác.

Thuốc

Một số loại thuốc cảm chứa pseudoephedrine có thể kích thích tim, làm tăng nhịp tim và gây cảm giác đánh trống ngực nhẹ. Các loại thuốc khác như salbutamol (thuốc giảm hen suyễn) cũng có thể gây ra đánh trống ngực mạnh, cũng như các chất cấm. Các vấn đề sức khỏe khác nhau như bệnh cường giáp hoặc thiếu máu cũng có thể làm tăng nguy cơ nhịp tim nhanh hoặc đánh trống ngực.

Thiếu ngủ 

Theo nhiều nghiên cứu ở những người bị bệnh tim thì có không ít bệnh nhân từng trải qua chứng mất ngủ và lo lắng hằng đêm. Việc thiếu ngủ trầm trọng có thể dẫn tới dễ cáu gắt, nổi nóng, cường điệu cảm xúc có thể gây ra lo lắng bồn chồn tim đập nhanh.

2. Thường xuyên bị lo lắng bồn chồn tim đập nhanh phải làm sao để giảm?

2.1. Tâm lý trị liệu

Phương pháp ngăn chặn phản ứng khi tiếp xúc là một loại cụ thể của tâm lý trị liệu nhằm giảm thiểu cơn lo âu bằng cách tạo ra một phản ứng tích cực đối với những kích thích. Phương pháp này từ từ giúp người ta tiếp xúc với nỗi sợ của họ, để họ phát triển cơ chế tự vệ mà không gây lo lắng bồn chồn tim đập nhanh.

2.2. Dùng thuốc

Thuốc cũng có thể giúp điều trị rối loạn lo âu, và bác sĩ có thể kê đơn một loại thuốc phù hợp. Một số loại thuốc chuyên điều trị lo âu, nhưng bác sĩ cũng có thể kê đơn các loại thuốc chống trầm cảm như chất ức chế tái hấp thụ serotonin (SSRIs). Người bệnh cần thảo luận với bác sĩ nếu thuốc của họ không có hiệu quả hoặc gây ra tác dụng phụ.

2.3. Tự quản lý căng thẳng bản thân

Có nhiều kỹ thuật tự quản lý mà người bệnh có thể sử dụng để giảm bớt cảm giác lo âu.

Một số chuyên gia chăm sóc sức khỏe đề xuất rằng tự quản lý hành vi bản thân có thể giúp người bệnh kiểm soát lo âu của mình. Tự quản lý nhằm giúp người bệnh tăng cường sự kiểm soát về tình trạng lo âu của họ bằng cách tìm hiểu về bệnh, đôi khi bạn cần đối diện với cơn lo lắng và quên nó đi. Mặc dù đây không phải là phương pháp có thể áp dụng cho mọi người, nhưng nó thực sự hiệu quả và giúp bạn mạnh mẽ hơn bằng cách kiểm soát lo âu của bản thân.

Ngoài ra , tập Yoga hoặc các hoạt động giảm căng thẳng khác có thể giúp làm dịu tâm trạng. Các hình thức tập thể dục khác như chạy cũng có thể giảm căng thẳng và lo âu.

3. Khi nào thì nên đi khám bác sĩ với tình trạng lo lắng bồn chồn tim đập nhanh

Mặc dù tình trạng lo lắng bồn chồn tim đập nhanh có thể tự khỏi khi bạn kiểm soát được lo âu. Tuy nhiên, với một số trường hợp sau thì bạn nên gặp bác sĩ càng sớm để lắng nghe tư vấn và điều trị phù hợp. 

  • Xảy ra thường xuyên
  • Kéo dài trong thời gian dài
  • Khi đã loại trừ hết các yếu tố tâm lý nhưng vẫn còn cảm giác lo lắng bồn chồn tim đập nhanh.
Nên đi khám bác sĩ với tình trạng lo lắng bồn chồn tim đập nhanh kéo dài
Nên đi khám bác sĩ với tình trạng lo lắng bồn chồn tim đập nhanh kéo dài

4. Phương pháp sống để giảm lo âu căng thẳng tránh bồn chồn

Tất nhiên tình trạng người bồn chồn tim đập nhanh sẽ khiến bạn bị giảm chất lượng cuộc sống đi một cách rõ rệt. Ngoài việc gặp bác sĩ để có lời tư vấn và chẩn đoán bệnh lý phù hợp, phương pháp sống gạt bỏ lo âu cũng được khuyến khích để bạn loại bỏ tình trạng lo lắng bồn chồn tim đập nhanh

  • Hít thở sâu: Kiểm soát hơi thở bằng cách hít thở chậm, sâu qua mũi và thở ra bằng miệng ít nhất mười lần liên tiếp. Điều này giúp bạn thư giãn và giảm nhịp tim. Hơi thở sâu, đều đặn với tốc độ kiểm soát sẽ kích thích hệ thống thần kinh tự động để thư giãn cơ thể.
  • Tập trung tâm trí: Để ngăn chặn tình trạng lo lắng bồn chồn tim đập nhanh, bạn hãy tập trung và nhẩm trong đầu những điều làm bạn cảm thấy thư giãn (ví dụ như "cơn lo lắng này sẽ qua nhanh thôi"), điều này có thể được thực hiện bằng cách xem các hình ảnh vui nhộn hay các bản nhạc mà bạn ưa thích. Hãy tập trung vào cảm giác của hơi thở mở rộ và co lại ở bụng. Tập trung tâm trí là một phương pháp luyện tập tốt ngay cả khi bạn không căng thẳng để giữ sức khỏe hàng ngày.
  • Đi bộ: Đi bộ nhẹ nhàng là ách để giảm tình trạng bồn chồn lo lắng hồi hộp, đặc biệt là nếu bạn có thể làm điều này trong thiên nhiên, có thể mang lại không khí tươi mới và giải phóng năng lượng lo lắng để giúp bạn bình tĩnh.
  • Uống nước: Uống không đủ nước có thể làm vòng tuần hoàn trong cơ thể của bạn bị ảnh hưởng. Điều này có thể làm tăng tình trạng đánh trống ngực. Hãy đảm bảo bạn duy trì đủ lượng nước và bổ sung chất điện giải (như đồ uống thể thao hoặc chất natri) khi bạn tập thể dục. Tuy nhiên, nếu bạn là người bồn chồn tim đập nhanh thì nên hạn chế sử dụng caffeine nhé. 

Nhìn chung, lo lắng bồn chồn tim đập nhanh có thể bắt nguồn từ các bệnh lý tim hoặc thần kinh thực vật hay do sử dụng chất kích thích. Việc tình trạng này lặp đi lặp lại sẽ ảnh hưởng không ít đến chất lượng cuộc sống của mỗi người. Do đó, nếu bạn cảm thấy bồn chồn lo lắng hồi hộp thường xuyên thì nên khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Điều dưỡng Trần Thanh Liêm xem thêm bài viết cùng tác giả

45

Bài viết hữu ích?

Bài viết hữu ích?

xem thêm
Tại sao uống thuốc giảm cân tim lại đập nhanh?

Tại sao uống thuốc giảm cân tim lại đập nhanh?

Hướng dẫn hít thở nếu hay bị tim đập nhanh khó thở mệt mỏi

Hướng dẫn hít thở nếu hay bị tim đập nhanh khó thở mệt mỏi

Lo lắng nhiều có hại không? Lo lắng hại gì nhiều nhất?

Lo lắng nhiều có hại không? Lo lắng hại gì nhiều nhất?

Các tác hại của việc lo lắng quá mức

Các tác hại của việc lo lắng quá mức

Vì sao hay lo lắng dẫn đến mất ngủ nghiêm trọng?

Vì sao hay lo lắng dẫn đến mất ngủ nghiêm trọng?

45

Bài viết hữu ích?