Đầu tiên, định nghĩa ngắn gọn về tình trạng lo lắng và chứng mất ngủ được đề cập như sau:
Mối quan hệ giữa lo lắng và mất ngủ đã được các nhà khoa học ghi nhận là mối quan hệ hai chiều. Bởi sự lo lắng liên tục vào ban ngày thường kéo dài sang đêm, dễ gây ra trạng thái “tinh thần quá khích” khiến bạn không thể ngủ được. Ngược lại những rối loạn giấc ngủ này có thể là triệu chứng của chứng rối loạn lo âu, vì khi bạn đi ngủ chứng rối loạn lo âu cũng khiến cơ thể không ngủ đủ lâu để cảm thấy được nghỉ ngơi hoàn toàn.
Tất cả những điều này tạo ra căng thẳng vì bạn không thể ngủ hoặc không ngủ đủ giấc, cuối cùng là một trạng thái lo lắng ngày càng tiêu cực. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc thiếu ngủ mãn tính cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, tăng khả năng mắc trầm cảm, rối loạn hoảng sợ và chứng ngưng thở khi ngủ.
Có rất nhiều các nguyên nhân dẫn đến mất ngủ, trong đó suy nghĩ nhiều dẫn đến mất ngủ cũng là một yếu tố rất thường gặp trên thực hành lâm sàng. Những người đang gặp các vấn đề lo lắng thường ngẫm nghĩ về các vấn đề của họ trên giường, chính sự lo lắng này khiến họ khó chìm vào giấc ngủ.
Triệu chứng khó ngủ đã được phát hiện ở những người mắc nhiều loại lo âu khác nhau bao gồm rối loạn lo âu tổng quát, hội chứng ám ảnh cưỡng chế và rối loạn căng thẳng sau chấn thương. Thậm chí theo nghiên cứu có hơn 90% số người mắc rối loạn căng thẳng sau chấn thương gặp phải trạng thái mất ngủ kéo dài.
Đặc biệt hơn, nỗi lo lắng về việc chìm vào giấc ngủ có thể tạo ra nỗi lo lắng về giấc ngủ, làm tăng thêm cảm giác sợ hãi của một người. Những suy nghĩ tiêu cực về việc đi ngủ, một loại lo lắng được báo trước có thể tạo ra những khó khăn đối với lịch trình và thói quen đi ngủ lành mạnh. Nghiên cứu chỉ ra rằng sự lo lắng và suy ngẫm trước khi ngủ có thể ảnh hưởng đến những giấc mơ trong giấc ngủ chuyển động mắt nhanh (REM) gây ra các cơn ác mộng và tăng khả năng gián đoạn giấc ngủ.
Mặc dù suy nghĩ nhiều dẫn đến mất ngủ rất phổ biến hay chứng rối loạn lo âu có thể tác động đến tinh thần nghiêm trọng nhưng dù sao đây cũng là một rối loạn tâm thần có thể điều trị được. Bất kỳ người nào có tình trạng lo âu và khó ngủ dai dẳng nên nói chuyện với bác sĩ để có những đánh giá tốt nhất tình hình sức khoẻ trước khi đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp. Một số cách để hạn chế việc lo lắng dẫn đến mất ngủ như sau:
CBT là phương pháp điều trị phổ biến cho chứng rối loạn lo âu. Đây là một loại liệu pháp trò chuyện có tác dụng định hướng lại các suy nghĩ tiêu cực và thành công trong việc giảm bớt lo lắng. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng CBT có thể làm giảm lo lắng ngay cả ở những người bị mất ngủ.
Một số thuốc khác nhau được phê duyệt để điều trị rối loạn lo âu gồm thuốc chống lo âu, thuốc chống trầm cảm và thuốc chẹn beta. Những thuốc này nhằm mục đích giảm nhẹ các triệu chứng hơn là chữa khỏi chứng lo âu.
Xây dựng thói quen ngủ lành mạnh và nhất quán có thể khiến việc đi ngủ trở thành một điều dễ dàng hơn. Các bước quan trọng trong xây dựng thói quen ngủ lành mạnh gồm tạo ra một chiếc giường thoải mái, loại bỏ các nguồn gây gián đoạn giấc ngủ như ánh sáng, tiếng ồn, đồng thời tránh dùng caffeine và rượu vào buổi tối có thể giúp cải thiện giấc ngủ.
Ngoài ra thử các kỹ thuật thư giãn như hít thở sâu, thiền chánh niệm… có thể giúp xác định cách thoát khỏi lo lắng và giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ nhanh chóng, yên bình hơn. Các bài tập thư giãn có thể là một phần của CBT và có thể phá vỡ trạng thái lo lắng đang diễn ra.
Tóm lại, lo lắng và mất ngủ là mối quan hệ hai chiều có thể tạo nên nhiều bệnh lý gây hại cho sức khỏe tinh thần của con người. Để có thể có một giấc ngủ chất lượng bạn nên thực hiện các biện pháp xây dựng thói quen ngủ lành mạnh, hạn chế sử dụng chất kích thích và tập luyện các phương pháp thư giãn về đêm.
Ngoài ra, cũng có thể lựa chọn phương pháp truyền tái tạo năng lượng để giúp phục hồi cơ thể nhanh chóng và hiệu quả từ cấp độ tế bào. Đây là phương pháp truyền vào tĩnh mạch các vi hoạt chất giúp bổ sung toàn diện vitamin, axit amin và thúc đẩy ty thể tận dụng NAD để tạo ATP cho toàn bộ cơ thể. Nhờ đó giúp tăng cường năng lượng, nhanh chóng phục hồi sức khỏe, chống lại sự mệt mỏi và trẻ hóa não bộ một cách hiệu quả.
Nguồn: Alex Dimitriu, Psychiatrist MD
Poonam Sachdev, MD
29
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
29
Bài viết hữu ích?