Zalo

Hướng dẫn hít thở nếu hay bị tim đập nhanh khó thở mệt mỏi

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Tình trạng tim đập nhanh khó thở mệt mỏi có thể là những phản ứng của cơ thể khi bị căng thẳng kéo dài hoặc là dấu hiệu của những bệnh mãn tính. Một số trường hợp tim đập nhanh khó thở mệt mỏi có thể cải thiện khi thực hiện những liệu pháp thư giãn như hít thở. Vậy hít thở như thế nào cho đúng khi bị tim đập nhanh, khó thở?

1. Tim đập nhanh khó thở mệt mỏi là bệnh gì?

Có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến bạn cảm thấy tim đập nhanh khó thở mệt mỏi, bao gồm cả yếu tố sinh lý và bệnh lý như sau:

1.1 Tình trạng căng thẳng và stress kéo dài

Tình trạng căng thẳng và stress kéo dài làm tăng lượng hormone adrenaline trong máu khiến cho mạch máu co lại và tim đập nhanh để bơm máu đến các cơ quan quan trọng nhằm xử lý và đối phó với stress. Kết quả của tình trạng này là triệu chứng tim đập nhanh khó thở mệt mỏi.

1.2 Bệnh tim mạch gây loạn nhịp

Khi bạn có những vấn đề về tim mạch như bệnh mạch vành, thiếu máu cục bộ cơ tim, tổn thương van tim, suy tim và tăng huyết áp sẽ làm giảm lượng máu đến các cơ quan trong cơ thể. Điều này sẽ kích thích hệ thần kinh gửi tín hiệu để tim đập nhanh hơn và mạnh hơn. Các triệu chứng cảnh báo của tình trạng rối loạn nhịp tim trong bệnh tim mạch là khó thở, hồi hộp, đánh trống ngực, chóng mặt, bồn chồn và vã mồ hôi.

1.3 Bệnh mãn tính

Các bệnh lý mãn tính như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, cường giáp, sốt, rối loạn điện giải và mất máu đều gây ảnh hưởng đến khả năng bơm máu của tim. Trong trường hợp này người bệnh thường có triệu chứng đặc trưng là mệt mỏi khó thở tim đập nhanh.

1.4 Rối loạn thần kinh tim

Các tình trạng căng thẳng, rối loạn lo âu, mệt mỏi quá mức, rối loạn thần kinh thực vật, sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai, tiền mãn kinh, mãn kinh và mãn dục nam, là những nguyên nhân phổ biến gây rối loạn thần kinh tim. Hậu quả của tình trạng rối loạn thần kinh tim là tim đập nhanh, khó thở, mệt mỏi, bồn chồn lo âu, mất ngủ và thường xuyên cáu giận vô cớ.

1.5 Tim đập nhanh khó thở mệt mỏi do thuốc và chất kích thích

Các chất kích thích như rượu bia, trà và cà phê hay một số thuốc như thuốc điều trị nhược giáp, hen phế quản và thuốc chống loạn nhịp cũng có thể khiến tim đập nhanh khó thở mệt mỏi.

1.6 Rối loạn nhịp tim từ hệ lụy của COVID-19

Sự ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của người bệnh. Một trong những hậu quả lâu dài của tình trạng này là triệu chứng tim đập nhanh, mạnh và không đều do người bệnh mắc chứng rối loạn lo âu.

tim đập nhanh khó thở mệt mỏi
Căng thẳng kéo dài có thể khiến tim đập nhanh khó thở mệt mỏi

2. Hướng dẫn hít thở cho người bị tim đập nhanh khó thở mệt mỏi

Nếu bạn gặp tình trạng tim đập nhanh khó thở mệt mỏi, bạn có thể áp dụng biện pháp hít thở theo nghiệm pháp Valsalva. Hít thở theo nghiệm pháp Valsalva là một trong những cách cải thiện tình trạng tim đập nhanh khó thở mệt mỏi tại nhà cấp tốc khá hiệu quả. Nghiệm pháp Valsalva sẽ làm tăng cung lượng tim và huyết áp một cách nhanh chóng nhưng sau đó huyết áp và nhịp tim sẽ giảm xuống từ từ.

Cách thực hiện hít thở theo nghiệm pháp Valsalva như sau: 

  • Bịt mũi
  • Ngậm miệng
  • Hít vào sâu rồi ép hơi thở ra thật mạnh nhưng không có hơi ra

Nếu sau lần thực hiện đầu tiên mà nhịp tim vẫn không giảm xuống thì bạn cần tìm cách giảm nhịp tim bằng biện pháp khác. Bạn tuyệt đối không được lặp lại nghiệm pháp này lần 2. Bên cạnh đó, những người bệnh bị xuất huyết, vừa phẫu thuật thần kinh trung ương và vừa phẫu thuật tai cũng không nên áp dụng nghiệm pháp này.

tim đập nhanh khó thở mệt mỏi
Hít thở theo nghiệm pháp Valsalva sẽ giúp cải thiện tình trạng tim đập nhanh khó thở mệt mỏi

Bên cạnh việc hít thở để cải thiện tình trạng tim đập nhanh khó thở mệt mỏi thì bạn có thể tham khảo thêm một số cách sau:

  • Tạm ngưng các hoạt động: Nếu đột nhiên bạn bị tim đập nhanh khó thở mệt mỏi thì hãy dừng công việc đang thực hiện và tìm chỗ thoáng mát để nằm hoặc ngồi xuống nghỉ ngơi. Bạn không nên gắng sức hoặc hoạt động mạnh vì vận động sẽ làm cho tim phải hoạt động nhiều hơn và nhanh hơn để cung cấp máu đến các cơ quan làm tăng nhịp tim.
  • Uống đủ nước để cân bằng điện giải: Rối loạn cân bằng điện giải là một trong những nguyên nhân thường gặp gây rối loạn nhịp tim. Tình trạng rối loạn điện giải thường xảy ra khi cơ thể bị mất nước. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy tim đập nhanh hơn hoặc có các dấu hiệu mất nước khác như nước tiểu sẫm màu, chóng mặt và khô miệng, thì nên uống ngay một ly nước. Uống đủ 1.5 đến 2 lít nước mỗi ngày ngay cả khi không khát sẽ giúp ổn định nhịp tim của bạn tốt hơn.
  • Ho mạnh một vài cái: Các triệu chứng mệt mỏi khó thở tim đập nhanh có thể giảm nhẹ khi bạn ho mạnh một vài cái. Nguyên nhân là do khi ho thì lồng ngực sẽ chịu áp lực và áp lực này khiến nhịp tim chậm lại.
  • Rửa mặt bằng nước lạnh: Rửa mặt bằng nước lạnh cũng là một biện pháp cải thiện tình trạng tim đập nhanh tại nhà nhanh và dễ thực hiện. Biện pháp này sẽ giúp kích thích dây thần kinh lang thang, là dây thần kinh chi phối hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể. Khi dây thần kinh lang thang bị kích thích sẽ làm nhịp tim giảm xuống.
  • Tránh các thực phẩm dễ gây tăng nhịp tim: Các thực phẩm như đồ muối chua lên men, nước uống có gas, đồ uống chứa caffeine, cocaine và rượu có thể khiến nhịp tim tăng lên. Vì vậy, khi bị tim đập nhanh khó thở mệt mỏi thì bạn nên loại bỏ hoặc hạn chế đối đa các thực phẩm này. Bên cạnh đó, cũng không nên tiêu thụ quá nhiều muối và mì chính trong chế độ ăn uống hàng ngày. Nguyên nhân là do những gia vị này dễ khiến nhịp tim mất ổn định và làm trầm trọng thêm bệnh lý tăng huyết áp - một trong những nguyên nhân dẫn đến tim đập nhanh.
  • Tập thể dục đều đặn: Thường xuyên đi bộ, ngồi thiền, tập yoga, đạp xe, bơi lội hay tập hít thở sâu sẽ giúp khôi phục nhịp điệu tự nhiên của trái tim. Tuy nhiên, khi tập luyện bạn không nên quá gắng sức mà nên tăng cường độ tập luyện từ tử để cơ thể có thời gian thích nghi.

3. Khi nào tình trạng mệt mỏi khó thở tim đập nhanh là nguy hiểm cần đi khám?

Nếu tình trạng tim đập nhanh khó thở mệt mỏi chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và các triệu chứng được cải thiện sau khi bạn thực hiện các liệu pháp thư giãn thì tình trạng này không đáng lo ngại.

Ngược lại, nếu triệu chứng tim đập nhanh khó thở mệt mỏi kéo dài thường xuyên, không cải thiện với các liệu pháp thư giãn và ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt thì bạn cần đi khám để được bác sĩ chẩn đoán tìm nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp. Tình trạng tim đập nhanh khó thở mệt mỏi kéo dài có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh, bao gồm:

  • Ngưng tim ngưng thở đột ngột
  • Rối loạn nhịp tim mạn tính
  • Huyết khối trong tim
  • Nhồi máu cơ tim
  • Đột quỵ
  • Suy tim

Tóm lại, khi gặp tình trạng tim đập nhanh khó thở mệt mỏi bạn có thể áp dụng biện pháp hít thở theo hướng dẫn trên để cải thiện tình trạng này. Trong trường hợp khi tình trạng này kéo dài và không cải thiện thì bạn cần đi khám bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân và có biện pháp điều trị thích hợp.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Chu Yến Nhi xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Triệu chứng mất nước nghiêm trọng: Khi nào cần trợ giúp

Triệu chứng mất nước nghiêm trọng: Khi nào cần trợ giúp

Cơ thể mệt mỏi, kiệt sức, khó thở, hụt hơi, phải làm sao?

Cơ thể mệt mỏi, kiệt sức, khó thở, hụt hơi, phải làm sao?

Bị chóng mặt mệt mỏi tim đập nhanh là bệnh gì?

Bị chóng mặt mệt mỏi tim đập nhanh là bệnh gì?

Cảm thấy người mệt mỏi tim đập nhanh, vì sao?

Cảm thấy người mệt mỏi tim đập nhanh, vì sao?

Tại sao người béo tim đập nhanh?

Tại sao người béo tim đập nhanh?

34

Bài viết hữu ích?