Chóng mặt mệt mỏi tim đập nhanh là những dấu hiệu phổ biến và thường đi chung với nhau. Theo bác sĩ, tình trạng cơ thể mệt mỏi tim đập nhanh có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nghiêm trọng hoặc đôi khi liên quan đến các cơn hoảng loạn. Khi những triệu chứng kể trên kéo dài hoặc người bệnh cảm thấy lo lắng quá mức, các bác sĩ khuyến cáo nên liên hệ ngay với họ hoặc trực tiếp đến bệnh viện để được xử trí.
Vậy chóng mặt mệt mỏi tim đập nhanh cảnh bảo những vấn đề gì? Danh sách những vấn đề sau đây có thể hướng dẫn người bệnh tìm hiểu sơ lược về các nguyên nhân nhưng không thể thay thế hoàn toàn cho chẩn đoán từ các bác sĩ chuyên khoa, cụ thể như sau:
Mất nước nghiêm trọng có thể là nguyên nhân gây ra cảm giác mệt mỏi hồi hộp. Một số nguyên nhân gây mất nước phổ biến bao gồm tiếp xúc với nhiệt độ cao, tập thể dục cường độ cao kéo dài và mắc một số bệnh về đường tiêu hóa. Các triệu chứng khác của mất nước bao gồm đầu, táo bón và hôi miệng. Cách xử trí mất nước đặc hiệu nhất chính là bù nước, kết hợp bù các chất điện giải bị mất.
Rối loạn nhịp tim hay nhịp tim bất thường là bệnh lý có thể khiến cơ thể mệt mỏi tim đập nhanh. Các dạng rối loạn nhịp tim có thể bao gồm nhịp không đều, quá chậm, quá nhanh hoặc có nhịp đến sớm hơn bình thường (còn gọi là ngoại tâm thu).
Các cơn hoảng loạn có thể xảy ra mà không có dấu hiệu báo trước, khi đó bệnh nhân sẽ cảm giác mệt mỏi hồi hộp kèm theo nhiều triệu chứng khác. Những cơn hoảng loạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào, ngay cả khi người bệnh đang ngủ, và một số người bệnh cho rằng họ đang trải qua một cơn nhồi máu cơ tim hoặc cái chết sắp xảy ra. Nỗi sợ hãi mà một người trải qua trong cơn hoảng loạn sẽ không tương xứng với tình huống thực tế và có thể không liên quan đến những gì đang xảy ra xung quanh. Hầu hết những người gặp các cơn hoảng loạn đều trải qua một số triệu chứng như cảm giác mệt mỏi hồi hộp, nhịp tim nhanh, ngất xỉu, chóng mặt, tê hoặc ngứa ran ở bàn tay, ớn lạnh, đau ngực và khó thở.
Rung nhĩ là một dạng rối loạn nhịp tim liên quan đến chức năng tâm nhĩ của tim. Trong cơ chế bệnh sinh của rung nhĩ, tâm nhĩ sẽ đập nhanh và liên tục do sự bất thường trong hệ thống dẫn truyền xung động điện. Đây là một loại rối loạn nhịp tim nguy hiểm vì các biến chứng có thể dễ dàng phát triển. Các dấu hiệu và triệu chứng của rung tâm nhĩ bao gồm cảm giác sắp ngất xỉu, chóng mặt mệt mỏi tim đập nhanh và khó thở nhẹ. Mặc dù nguyên nhân chính xác của rung nhĩ chưa được hiểu rõ ràng nhưng rất có thể nó liên quan đến sức khỏe tim mạch tổng thể, những bệnh lý đồng mắc, chế độ ăn uống kém, lối sống lười tập thể dục và thói quen uống quá nhiều bia rượu. Rung nhĩ được chẩn đoán thông qua thăm khám thực thể, khai thác tiền sử bệnh và kết quả đo điện tâm đồ ECG.
Khi giấc ngủ cản trở thói quen sinh hoạt và các hoạt động hàng ngày thì được gọi là rối loạn giấc ngủ. Một người có thể gặp vấn đề về giấc ngủ mà không nhận ra điều đó, và chóng mặt mệt mỏi tim đập nhanh là một dấu hiệu gợi ý bên cạnh các triệu chứng đặc hiệu hơn như thường xuyên ngủ không đủ giấc hoặc ngủ kém chất lượng, buồn ngủ khi lái xe, khó tỉnh táo khi không hoạt động, khó chú ý hoặc suy giảm khả năng tập trung, suy giảm hiệu suất làm việc hoặc học tập, khó ghi nhớ mọi thứ, phản ứng chậm và khó kiểm soát cảm xúc.
Nhiều bệnh nhân thắc mắc tại sao tình trạng cơ thể mệt mỏi tim đập nhanh và chóng mặt lại thường đi chung với nhau? Các chuyên gia giải thích rằng tim đập nhanh là một phản ứng bình thường của cơ thể để đối phó lại những căng thẳng do mệt mỏi, chóng mặt gây ra. Đây là cơ chế đối phó mà cơ thể sử dụng để cảnh giác trong những hoàn cảnh khó khăn.
Khi cơ thể phản ứng quá mức với căng thẳng, chúng ta có thể cảm thấy lo lắng hoặc sợ hãi liên tục một cách đột ngột mà không báo trước, từ đó kéo theo nhiều triệu chứng khác như chóng mặt mệt mỏi tim đập nhanh
Về mặt sinh lý, sự lo lắng sẽ kích hoạt hệ thống thần kinh tự chủ (ANS) và đây bản chất là một phản ứng “không tự nguyện”. Hệ ANS hoạt động một cách vô thức và điều chỉnh các chức năng quan trọng như nhịp tim, nhịp thở và tiêu hóa.
Hệ thần kinh tự chủ bao gồm hệ giao cảm và phó giao cảm, trong đó hệ thống giao cảm chịu trách nhiệm về phản ứng chiến đấu hoặc bỏ chạy, qua đó kiểm soát cách cơ thể phản ứng với các tình huống mà nó cho là căng thẳng hoặc nguy hiểm. Khi hệ thần kinh giao cảm hoạt động, các chức năng của cơ thể như tiêu hóa sẽ tạm thời ngừng hoạt động, nhịp tim và huyết áp tăng lên. Ngược lại là hệ thần kinh phó giao cảm với nhiệm vụ duy trì các chức năng cơ thể, chẳng hạn như tiêu hóa, đồng thời làm giảm nhịp tim và huyết áp sau phản ứng chiến đấu hoặc bỏ chạy.
Hệ thống phó giao cảm và giao cảm phối hợp với nhau để duy trì sự cân bằng. Và nó cũng là yếu tố khiến nhịp tim nhạy bén với sự mệt mỏi hay các căng thẳng khác.
Như đã đề cập, tình trạng chóng mặt mệt mỏi tim đập nhanh cảnh báo nhiều vấn đề khác nhau, trong đó có những bệnh lý nguy hiểm. Do đó, cách kiểm soát tốt nhất vẫn là đến gặp bác sĩ để nhận được những tư vấn chuyên môn phù hợp. Bên cạnh đó, khi cơ thể mệt mỏi tim đập nhanh thì bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau đây để kiểm soát tạm thời:
Có thể thấy, chóng mặt mệt mỏi tim đập nhanh là dấu hiệu quả rất nhiều bệnh lý, bạn cần đến các trung tâm y tế để thăm khám và chẩn đoán bệnh. Bên cạnh đó, để nâng cao sức khỏe, bạn có thể tham khảo liệu pháp phục hồi sức khỏe nhằm tái tạo năng lượng, tăng sức đề kháng và phòng ngừa bệnh tật.
Liệu pháp bổ sung các vi hoạt chất qua đường tĩnh mạch, cung cấp toàn diện vitamin, axit amin và thúc đẩy glutathione để có sức khỏe cho toàn bộ cơ thể.
Theo đó, các vi hợp chất bao gồm: Chất lỏng, chất điện giải, vitamin, chất chống oxy hóa và axit amin cùng dung dịch truyền độc quyền được nghiên cứu bởi tiến sỹ - bác sỹ Abe Malkin hấp thụ 100% vào máu thông qua đường truyền tĩnh mạch, lập tức chuyển hóa thành năng lượng, giải độc, trẻ hóa cơ thể và tối ưu hóa hiệu suất của bạn.
82
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
82
Bài viết hữu ích?