Rối loạn nhịp tim là nhóm các bệnh lý liên quan đến các bất thường trong nhịp đập của tim như tim đập quá nhanh, quá chậm hay không đều do rối loạn trong hệ thống dẫn truyền xung thần kinh ở tim. Về lâu dài, rối loạn nhịp tim có thể gây ảnh hưởng đến chức năng tim.
Các rối loạn nhịp tim thường gặp bao gồm: Rung nhĩ, ngoại tâm thu, nhịp nhanh trên thất, block nhĩ thất và rung thất…
Các rối loạn nhịp thường diễn ra âm thầm, không có biểu hiện rõ ràng hoặc có thể xuất hiện các triệu chứng không đặc trưng tùy vào cảm nhận chủ quan của người bệnh như: Cảm giác hồi hộp, lo âu, chóng mặt, đánh trống ngực, khó thở, tức nặng ngực, ngất xỉu…
Người bệnh cũng có thể tự đếm nhịp tim của mình trong 1 phút, nếu nhịp tim nhanh (nhiều hơn 100 lần/phút) hay chậm (ít hơn 60 lần/phút) thì nên đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị hợp lý.
Tuy nhiên, cần lưu ý khi hoạt động thể lực nhịp tim có thể tăng lên và khi nghỉ ngơi hay ngủ tim có thể đập chậm lại, đó là trạng thái sinh lý hoàn toàn bình thường của cơ thể.
Các rối loạn nhịp tim hầu như diễn biến âm thầm với các biểu hiện không rõ rệt. Điều này tạo nên mối đe dọa tiềm ẩn đối với sức khỏe người bệnh, mặc dù một số rối loạn nhịp có thể không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ.
Bình thường, tim hoạt động một cách nhịp nhàng theo chu kì, khi nhịp tim có sự rối loạn, sự đều đặn trong hoạt động của tim bị ảnh hưởng khiến chức năng bơm máu đi nuôi dưỡng các tế bào trong cơ thể của tim bị suy giảm. Từ đó có thể khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó thở, suy giảm trí nhớ…Lâu dài có thể dẫn đến các bệnh lý tim mạch như suy tim hay thậm chí là ngưng tim và gây tử vong.
Những nhịp tim bất thường cũng gây nên tình trạng ứ đọng máu, thuận lợi cho sự hình thành các cục máu đông và do đó làm tăng nguy cơ tắc mạch trong cơ thể gây ra tình trạng thiếu máu và hoại tử các cơ quan. Đặc biệt động mạch não bị tắc gây đột quỵ não là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở bệnh nhân rối loạn nhịp.
Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim được áp dụng, không chỉ để kiểm soát tình trạng bệnh mà còn nhằm ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.
Dưới đây là một số phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim thường được sử dụng:
Việc lựa chọn phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim thích hợp tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh lý của mỗi người bệnh. Vì vậy, khi lựa chọn bất kì phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim nào cần được sự chỉ định của bác sĩ điều trị.
Nguồn tham khảo:
41
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
41
Bài viết hữu ích?