Zalo

Thuốc điều trị cholesterol: Cần cân nhắc các lựa chọn sau

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Cholesterol là 1 dạng chất béo tồn tại trong cơ thể người. Quá nhiều cholesterol sẽ đưa đến nhiều căn bệnh nguy hiểm, do đó các giải pháp hạ cholesterol máu cần được xem xét càng sớm càng tốt. Trong đó bao gồm việc dùng các thuốc hạ mỡ máu. Vậy cách dùng thuốc điều trị cholesterol là gì?

1. Tổng quan về cholesterol máu

Trước khi tìm hiểu về các lựa chọn và cách dùng thuốc điều trị cholesterol, chúng ta cần có những kiến thức cơ bản về loại chất béo này. Cholesterol bản chất là một loại chất béo được tìm thấy trong máu, được sản xuất bởi gan và có mặt trong nhiều loại thực phẩm nguồn gốc động vật, chẳng hạn như thịt đỏ, thịt gia cầm và các sản phẩm từ sữa nguyên kem. Cơ thể vẫn cần một số lượng cholesterol nhất định để đảm bảo cho quá trình phát triển của các cơ quan và duy trì hoạt động bình thường. Tuy nhiên, dư thừa quá nhiều cholesterol trong máu có thể đưa đến tắc nghẽn động mạch và nhiều tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Lựa chọn chế độ ăn tăng cường sức khỏe và tập thể dục thường xuyên là những bước đầu tiên để điều trị tình trạng tăng cholesterol máu. Tuy nhiên, những giải phải này có thể không hiệu quả đối với một số người bệnh. Khi đó, bác sĩ sẽ chỉ định các thuốc điều trị cholesterol tăng cao trong máu.

Statin là nhóm thuốc điều trị cholesterol được chỉ định phổ biến nhất
Statin là nhóm thuốc điều trị cholesterol được chỉ định phổ biến nhất

Theo nghiên cứu, cholesterol có 2 loại chính:

  • HDL hay lipoprotein tỷ trọng cao;
  • LDL hay lipoprotein tỷ trọng thấp.

Trong HDL được xem là loại cholesterol “tốt” khi hỗ trợ loại bỏ cholesterol khỏi mạch máu và mang chúng trở về gan để đào thải ra khỏi cơ thể. Ngược lại, LDL lại được coi là loại cholesterol “xấu” khi chúng bám dính vào mạch máu và gây tắc nghẽn tuần hoàn. Tình trạng tắc nghẽn này khiến tim phải làm việc nhiều hơn bình thường, qua đó khiến những người có nồng độ LDL máu cao có nguy cơ phát triển bệnh tim mạch, nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Đây là lý do chính cho thấy tầm quan trọng của việc điều trị giảm LDL máu, trong đó các thuốc điều trị cholesterol mang lại hiệu quả hàng đầu.

2. Các thuốc điều trị cholesterol hiện nay

2.1. Statin

Statin là nhóm thuốc điều trị cholesterol được chỉ định phổ biến nhất. Tác dụng của statin ak gồm ức chế sản xuất cholesterol tại gan và giúp cơ thể loại bỏ cholesterol dư thừa ra khỏi mạch máu. Nhìn chung, nhóm thuốc statin rất hiệu quả trong việc giảm nồng độ LDL và được chứng minh là giúp giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Các thuốc điều trị cholesterol nhóm statin bao gồm:

  • Atorvastatin (Lipitor);
  • Fluvastatin (Lescol);
  • Lovastatin (Altoprev, Mevacor);
  • Pitavastatin (Livalo);
  • Pravastatin (Pravachol);
  • Rosuvastatin (Crestor);
  • Simvastatin (Zocor).

Tác dụng phụ của nhóm statin có thể bao gồm:

  • Đau cơ;
  • Yếu cơ
  • Táo bón;
  • Tiêu chảy;
  • Buồn nôn;
  • Chóng mặt
  • Đầy hơi;
  • Đau đầu;
  • Đau bụng.

Một số tác dụng phụ khác của statin rất nghiêm trọng, tuy nhiên rất hiếm khi xảy ra, bao gồm:

  • Tổn thương cơ;
  • Tổn thương gan;
  • Đái tháo đường loại 2 mới khởi phát.

Nếu có tiền sử bệnh hoặc đang có tình trạng tổn thương gan, bác sĩ có thể đề nghị giảm liều statin hoặc kê toa một loại thuốc điều trị cholesterol khác. Theo FDA, bệnh nhân không nên dùng statin khi mang thai hoặc cho con bú, đồng thời tránh ăn hoặc uống nước ép bưởi khi nhóm thuốc này.

2.2. Chất cô lập acid mật

Các thuốc cô lập acid mật giúp cơ thể loại bỏ LDL và thường được sử dụng kết hợp với statin. Cơ thể sử dụng cholesterol để tạo mật và đây là quá trình cần thiết để tiêu hóa thức ăn. Các chất cô lập acid mật sẽ liên kết với mật và ngăn không cho nó được sử dụng để tiêu hóa. Khi đó cơ thể sẽ phản ứng bằng cách tạo ra nhiều mật hơn, và điều này đòi hỏi phải lấy cholesterol từ máu. Do đó sẽ làm giảm nồng độ cholesterol trong máu. Một số ví dụ về nhóm thuốc điều trị cholesterol cô lập acid mật bao gồm:

  • Cholestyramin;
  • Colesevelam;
  • Colestipol.

Tác dụng phụ của nhóm này có thể bao gồm:

  • Táo bón;
  • Đầy hơi;
  • Khó tiêu
  • Bệnh trĩ.

2.3. Thuốc ức chế hấp thu cholesterol

Nhóm ức chế hấp thu cholesterol có tác dụng làm giảm nồng độ LDL máu thông qua cơ chế ngăn chặn hấp thụ tại ruột. Theo bác sĩ, nhóm thuốc điều trị cholesterol này có tác dụng trong việc tăng HDL.

Thuốc điều trị cholesterol có tác dụng trong việc tăng HDL
Thuốc điều trị cholesterol có tác dụng trong việc tăng HDL

Ví dụ điển hình của nhóm này là Ezetimibe. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, Ezetimibe là loại thuốc điều trị cholesterol được sử dụng phổ biến thứ 2, chỉ sau statin, ở Hoa Kỳ. Ezetimibe có thể được sử dụng kết hợp với statin. Tác dụng phụ của Ezetimibe có thể bao gồm:

  • Đau bụng
  • Đầy hơi;
  • Tiêu chảy;
  • Mệt mỏi.

Trong một số ít trường hợp, Ezetimibe có thể gây ra vấn đề với cơ, gan hoặc tuyến tụy. Do đó những người bị bệnh gan không nên dùng thuốc điều trị cholesterol này. Nếu bị vàng da hoặc vàng mắt, hoặc các triệu chứng khác liên quan đến gan, bệnh nhân cần liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.

2.4. Niacin (acid nicotinic)

Niacin, còn được gọi là vitamin B3, có thể giúp cải thiện cholesterol bằng cách tăng HDL và giảm LDL cùng Triglyceride (chất béo trung tính). Niacin có thể làm tăng nồng độ HDL lên 35%. Mặc dù bệnh nhân có thể mua Niacin mà không cần toa bác sĩ, tuy nhiên loại thuốc này lại không hiệu quả trong việc điều trị cholesterol máu cao. Do tác dụng phụ, Niacin hiện nay thường được chỉ định riêng cho những bệnh nhân không thể dung nạp liệu pháp statin. Một số ví dụ về Niacin theo toa bao gồm:

  • Niacor;
  • Niaspan;
  • Slo-Niacin.

Tác dụng phụ của Niacin có thể bao gồm:

  • Đỏ bừng;
  • Mệt mỏi;
  • Buồn nôn;
  • Đau bụng;
  • Ợ nóng;
  • Mờ mắt;
  • Chóng mặt;
  • Huyết áp thấp.

Tổn thương gan có thể xảy ra khi dùng Niacin, do đó nhóm thuốc điều trị cholesterol này thường không được khuyên dùng cho những người có vấn đề sức khỏe đặc biệt. Niacin cũng không phù hợp với các vấn đề về đường tiêu hóa vì có thể gây loét. Ngoài ra, những người mắc bệnh tiểu đường nên tránh dùng Niacin vì thuốc có thể làm tăng lượng đường trong máu.

2.5. Nhóm ức chế PCSK9

Chất ức chế PCSK9 bản chất là kháng thể đơn dòng hay còn gọi là một loại thuốc sinh học. Hai loại thuốc thuộc nhóm này có sẵn ở Hoa Kỳ là:

  • Alirocumab (Praluent);
  • Evolocumab (Repatha).

Chúng giúp giảm cholesterol bằng cách vô hiệu hóa một loại protein ức chế đào thải cholesterol ra khỏi máu. Khi protein bị bất hoạt, gan có thể loại bỏ nhiều cholesterol hơn. Kết quả là nồng độ cholesterol giảm xuống. Nhóm thuốc điều trị cholesterol này rất đắt tiền, do đó chỉ được cân nhắc khi các phương pháp điều trị khác không đủ hiệu quả. Thuốc ức chế PCSK9 cũng có thể gây ra tác dụng phụ ở một số bệnh nhân, bao gồm:

  • Bầm tím hoặc khó chịu tại chỗ tiêm
  • Cảm cúm.

Một số ít người bệnh đã báo cáo các vấn đề về nhận thức khi dùng loại thuốc điều trị cholesterol này, nhưng vẫn chưa rõ liệu có mối liên hệ nào hay không.

2.6. Fibrate

Fibrate chủ yếu được sử dụng để giảm chất béo trung tính nhưng cũng có thể làm giảm nhẹ LDL, bao gồm:

  • Clofibrate (Atromid-S);
  • Gemfibrozil (Lopid);
  • Fenofibrate (Antara, Lofibra và Triglide).

Tác dụng phụ của nhóm Fibrate có thể bao gồm:

  • Táo bón;
  • Tiêu chảy;
  • Chóng mặt;
  • Đau đầu;
  • Đau bụng;
  • Đau lưng.

Fibrate có thể ảnh hưởng đến chức năng gan. Những người có vấn đề về thận, bệnh túi mật hoặc bệnh gan không nên sử dụng Fibrate. Chúng đồng thời không được khuyến cáo cho những người đang mang thai hoặc cho con bú. Khi dùng chung với Statin, Fibrate có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về cơ.

3. Sử dụng thuốc điều trị cholesterol như thế nào?

Sử dụng thuốc điều trị cholesterol như thế nào là câu hỏi được nhiều bệnh nhân quan tâm. Thông tin quan trọng nhất về cách dùng thuốc điều trị cholesterol đến từ bác sĩ và dược sĩ, và bệnh nhân cần đảm bảo tuân thủ theo hướng dẫn một cách cẩn thận.

Sử dụng thuốc điều trị cholesterol như thế nào là câu hỏi được nhiều bệnh nhân quan tâm
Sử dụng thuốc điều trị cholesterol như thế nào là câu hỏi được nhiều bệnh nhân quan tâm

Để giúp đạt được kết quả tốt nhất từ ​​​​thuốc điều trị cholesterol, bệnh nhân cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Trao đổi với bác sĩ về bất kỳ loại thuốc hoặc chất bổ sung nào khác mà bệnh nhân đang dùng. Một số loại thuốc hoặc chất bổ sung có thể gây ra tác dụng phụ hoặc các vấn đề khác nếu dùng cùng thuốc điều trị cholesterol.
  • Uống thuốc vào cùng một thời điểm mỗi ngày theo chỉ dẫn của bác sĩ, đặc biệt phải duy trì dùng thuốc ngay cả khi đã cảm thấy khỏe.
  • Sử dụng hộp đựng để sắp xếp thuốc điều trị cholesterol. Bằng cách đó, bệnh nhân có thể dễ dàng biết liệu mình đã uống một liều hay chưa;
  • Luôn mang theo đủ thuốc cho những ngày xa nhà;
  • Nếu lo ngại về chi phí của các thuốc điều trị cholesterol, bạn cần trao đổi với bác sĩ về những lựa chọn phù hợp hơn;
  • Nếu nhận thấy tác dụng phụ, bệnh nhân cần liên hệ với bác sĩ điều trị để điều chỉnh hoặc thay đổi kế hoạch dùng thuốc nhằm giúp bệnh nhân cảm thấy tốt hơn.

Tóm lại, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe thì việc dùng các thuốc điều trị cholesterol cần được tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc điều trị tại nhà.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo Xem thêm bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo

14

Bài viết hữu ích?

Bài viết hữu ích?

xem thêm
Chỉ số cholesterol 6.4 mmol/l có nghĩa là gì?

Chỉ số cholesterol 6.4 mmol/l có nghĩa là gì?

Mối quan hệ giữa béo phì và cholesterol

Mối quan hệ giữa béo phì và cholesterol

Có bao nhiêu loại cholesterol trong cơ thể bạn?

Có bao nhiêu loại cholesterol trong cơ thể bạn?

Cholesterol biên giới là gì và vì sao nó quan trọng?

Cholesterol biên giới là gì và vì sao nó quan trọng?

Các yếu tố nguy cơ gây mỡ máu cao có thể khiến bạn gặp nguy hiểm

Các yếu tố nguy cơ gây mỡ máu cao có thể khiến bạn gặp nguy hiểm

14

Bài viết hữu ích?