Zalo

Thực hiện chế độ ăn giảm creatinin để tốt cho sức khỏe

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Nồng độ creatinine cao là dấu hiệu của một vấn đề về thận cần được thăm khám và tư vấn của bác sĩ để làm giảm mức độ creatinine của bạn, giảm thiểu nguy cơ biến chứng. Một chế độ ăn giảm creatinin có thể là một phương pháp bác sĩ chỉ định cho người bệnh thực hiện.
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Phạm Trần Thiên Nhân - Cố vấn chuyên môn

1. Creatinine tăng có ảnh hưởng gì đến sức khỏe như thế nào?

Thông thường creatinine đi qua máu, sau đó được lọc qua thận và thải ra khỏi cơ thể bằng đường tiểu tiện. Creatinine là một chất hóa học được tạo ra trong cơ thể do kết quả của quá trình hao mòn cơ bắp thường xuyên. Creatinine là một chất thải có thể được sử dụng để đánh giá chức năng của thận. Theo đánh giá, mức creatinine bình thường là từ 0,7 - 1,3 mg /dL đối với nam giới và từ 0,6 - 1,1 mg/dL đối với nữ giới. Tùy vào các yếu tố như tuổi tác, khối lượng cơ, chủng tộc thì sẽ có mỗi phạm vi khỏe mạnh khác nhau. Khi xét nghiệm có mức creatinine trong máu cao có thể được xem là dấu hiệu của bệnh thận. Điều này xảy ra khi chức năng thận bị suy giảm dẫn đến tăng nồng độ creatinin, vì thận không thể lọc nó ra ngoài cơ thể một cách hiệu quả. Nếu không được điều trị kịp thời, nồng độ creatinine cao có thể dẫn đến tình trạng nhiễm độc niệu, một tình trạng được đánh giá là có nguy cơ đe dọa đến tính mạng liên quan đến lượng chất thải cao trong máu. Vậy khi nồng độ creatinine trong máu tăng cao thì giảm creatinin máu bằng cách nào? Ngoài điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh còn cần phải thay đổi chế độ ăn và lối sống nhằm hỗ trợ trong quá trình điều trị để giảm creatinin máu về mức bình thường.

Creatinine trong máu cao đe dọa đến tính mạng nếu không điều trị kịp thời
Creatinine trong máu cao đe dọa đến tính mạng nếu không điều trị kịp thời

2. Gợi ý chế độ ăn giảm creatinine tốt cho sức khỏe

Một chế độ ăn giảm creatinin máu cần chú ý những nguyên tắc như sau: 

Tránh dùng những loại thực phẩm có chứa creatine 

Creatine được tìm thấy trong các nguồn thực phẩm giàu protein như các loại thịt đỏ. Lượng creatinine này giúp cung cấp một nguồn năng lượng cho xây dựng và phát triển cơ bắp và được lưu trữ tại thận, não và gan. Cơ thể bạn cần protein trong chế độ ăn uống hàng ngày để duy trì nguồn lượng năng lượng đầy đủ và giữ cho các chức năng cơ thể được hoạt động một cách hiệu quả, vì vậy bạn không nên cắt bỏ protein hoàn toàn ra khỏi chế độ ăn. Khi bạn tiêu thụ protein, hãy lựa chọn từ các nguồn thực vật hoặc các loại thịt trắng. 

Ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ, vitamin C 

Bằng việc tiêu thụ các loại thực phẩm giàu chất xơ bạn đã có thể làm giảm đi một lượng creatinine đáng kể trong cơ thể. Vì chất xơ có thể giúp cơ thể bạn loại bỏ được các loại độc tố và các sản phẩm phụ từ các chất thải hóa học khác. Bên cạnh đó người bệnh cũng nên ăn các loại thực phẩm giàu vitamin C như các loại quả mọng, nước cốt chanh, rau mùi tây và súp lơ.

Tiêu thụ thực phẩm giàu chất xơ giúp hỗ trợ giảm creatinine trong máu hiệu quả
Tiêu thụ thực phẩm giàu chất xơ giúp hỗ trợ giảm creatinine trong máu hiệu quả

Hạn chế tiêu thụ natri 

Khi bạn nạp vào cơ thể một lượng lớn natri thì lượng natri dư thừa đó sẽ gây ra cho cơ thể tình trạng giữ nước và từ đó có thể dẫn đến huyết áp cao. Cả hai vấn đề trên đều có thể dẫn đến tăng nồng độ creatinine trong máu. Vì vậy, người bệnh cần duy trì chế độ ăn có ít natri. Theo đó, bạn cần tránh xa các loại thực phẩm chứa nhiều muối như thực phẩm đóng hộp, thức ăn nhanh, các loại mắm,… lựa chọn các sản phẩm hay thực phẩm có hàm lượng natri thấp. Mức tiêu thụ natri trung bình hàng ngày đối với người bình thường chỉ nên dưới 2000mg, tương đương với 5g muối. 

Tránh sử dụng các thực phẩm giàu phốt pho 

Trên đối tượng là các bệnh nhân có mức creatinine cao, thận sẽ rất khó khăn trong việc loại bỏ các loại thực phẩm giàu phốt pho. Để giảm tải gánh nặng cho thận, người bệnh cần tránh sử dụng các loại thực phẩm như: phô mai, bí, bí ngô, các loại hạt, thịt lợn, cá, động vật có vỏ, các sản phẩm sữa ít chất béo và đậu nành. 

Hạn chế tiêu thụ kali trong chế độ ăn 

Khi thận bị suy giảm chức năng thì lượng kali có thể sẽ bị tích lũy trong cơ thể. Vì vậy, bạn cần tránh ăn những loại thực phẩm có hàm lượng kali cao như: rau bina, hoa quả khô, khoai tây, chuối, đậu và đậu Hà Lan. Bên cạnh thực hiện một chế độ ăn giúp làm giảm creatinin máu thì việc người bệnh thay đổi lối sống cũng góp phần làm giảm creatinin máu:

  • Cung cấp đủ lượng nước: Việc mất nước có thể làm tăng nồng độ creatinine trong máu, vì vậy việc cung cấp và giữ đủ lượng nước trong cơ thể rất quan trọng. Theo nguyên tắc chung, bạn cần uống từ 6 – 8 cốc nước mỗi ngày (mỗi cốc tương đương khoảng 250ml)
  • Cần hạn chế mức độ hoạt động hàng ngày của bạn: Khi cơ thể trải qua sự vận động mạnh mẽ, thức ăn sẽ chuyển hóa thành năng lượng nhanh hơn. Từ đó, nhiều creatinine được hình thành, làm tăng nồng độ creatinin trong máu. Việc tập thể dục mỗi ngày mang lại rất nhiều lợi ích về sức khỏe, tuy nhiên cần thay đổi những bài tập có cường độ cao thành những bài tập có cường độ thấp hơn, ví dụ như: yoga, đi bộ, thể dục nhịp điệu,…
  • Ngủ ngon và đủ giấc: Có một giấc ngủ ngon và đủ giấc thực sự rất quan trọng đối với mỗi người. Đặc biệt đối với bệnh nhân có nồng độ creatinine trong máu cao. Khi ngủ, hầu hết các chức năng cơ thể đều giảm đi, bao gồm cả sự trao đổi chất của cơ thể. Điều này làm cho việc chuyển đổi creatine trong thức ăn thành creatinine có tốc độ chậm hơn, làm giảm creatinin máu. Bạn cần xây dựng, duy trì giấc ngủ từ 6 đến 9 giờ mỗi đêm, đặc biệt 7 hoặc 8 giờ để giúp cơ thể thải độc và làm giảm creatinin máu.

Có thể thấy, lượng creatinin trong máu cao gây nguy hiểm cho sức khỏe, báo hiệu những bệnh lý về thận. Chế độ dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát lượng creatinin. Vì vậy, bạn cần thực hiện thăm khám sức khỏe định kỳ, khi phát hiện lượng creatinin thì hãy nhờ sự tư vấn của bác sĩ, xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, hoạt động thể chất vừa phải giúp nâng cao sức khỏe, tăng cường miễn dịch, giúp các cơ quan trong cơ thể luôn hoạt động tốt nhất. Theo đó để quản trị cân nặng hiệu quả bạn cũng có thể tham khảo liệu pháp tiêu hao năng lượng với công thức độc quyền từ Mỹ. Phương pháp này sử dụng dịch truyền là các loại vitamin và khoáng chất giúp đào thải lượng mỡ xấu, mỡ nội tạng trong cơ thể, làm giảm tải công việc cho gan, thận, giúp tăng cường chức năng cho các cơ quan này, từ đó giúp chỉ số creatinin về ngưỡng an toàn. Toàn bộ liệu trình đều được thực hiện bởi các bác sĩ và các nhân viên y tế nên bạn hoàn toàn yên tâm.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Hoàng Trần An Phương xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Làm cách nào để giảm mỡ nội tạng triệt để?

Làm cách nào để giảm mỡ nội tạng triệt để?

Những thức ăn giảm cân nhanh nhất

Những thức ăn giảm cân nhanh nhất

Nên ăn gì để giảm mỡ trong cơ thể?

Nên ăn gì để giảm mỡ trong cơ thể?

Cách tính calo trong thực đơn eat clean để giảm cân

Cách tính calo trong thực đơn eat clean để giảm cân

Nguy cơ tiểu đường type 2 tuổi trung niên

Nguy cơ tiểu đường type 2 tuổi trung niên

1364

Bài viết hữu ích?