Zalo

Xét nghiệm Creatinin có cần nhịn ăn không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Trong cơ thể người, thận đảm nhiệm vai trò loại bỏ chất thải và dịch thừa từ máu. Do đó chức năng thận khỏe mạnh sẽ phản ánh phần nào sức khỏe của một người. Chức năng thận được đánh giá qua các xét nghiệm máu, nước tiểu hoặc chẩn đoán hình ảnh. Vậy xét nghiệm độ thanh thải Creatinin kiểm tra chức năng thận là gì, xét nghiệm Creatinin có cần nhịn ăn?
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Trịnh Hồng Trí - Trưởng khoa xét nghiệm

1. Xét nghiệm độ thanh thải creatinin là gì, có cần nhịn ăn không?

Độ thanh thải Creatinin là khái niệm được được đặt ra để chỉ sự hao mòn của Creatinin trong cơ bắp của cơ thể người. Creatinin chủ yếu nội sinh từ thận, gan, tụy, sau đó sẽ được tổng hợp nhờ Methionin và Arginin. Phần Creatinin ngoại sinh còn lại là do thức ăn cung cấp. Ở một người hận sẽ duy trì lượng creatinin trong máu ở mức độ ổn định, nhưng nếu lượng creatinin tăng đột biến rất có thể là gợi ý liên quan đến suy giảm chức năng thận.

Xét nghiệm độ thanh thải Creatinin là xét nghiệm lượng Creatinin được đào thải ra khỏi cơ thể bởi thận, từ đó giúp các bác sĩ đánh giá được độ lọc của thận và phát hiện các bệnh lý liên quan. Xét nghiệm độ thanh thải Creatinin được thực hiện tương tự như các xét nghiệm máu thường quy khác, theo đó nhân viên y tế sẽ lấy mẫu máu từ tĩnh mạch cánh tay/bàn tay của bệnh nhân và cho vào ống nghiệm, đưa đến phòng thí nghiệm để phân tích. Vậy xét nghiệm Creatinin có cần nhịn ăn không, nếu có thì khi thực hiện xét nghiệm Creatinin nhịn ăn bao lâu?

xét nghiệm Creatinin có cần nhịn ăn
Xét nghiệm Creatinin có cần nhịn ăn không là băn khoăn của nhiều người

Câu trả lời đó là xét nghiệm Creatinin không cần phải nhịn ăn trước khi lấy máu. Cụ thể hơn bệnh nhân không cần phải kiêng đồ ăn hoặc thức uống trước khi thực hiện xét nghiệm.

Tuy nhiên, chỉ số creatinin có một nhược điểm là thiếu tính nhạy và không xác định được các biến đổi chức năng thận mức nhẹ, do đó sau khi có kết quả chỉ số xét nghiệm độ thanh thải Creatinin bác sĩ cần tính hệ số thanh thải của creatinin (Clearance) từ nồng độ creatinin máu, tuổi tác và trọng lượng cơ thể của bệnh nhân. Ngoài chỉ số nồng độ creatinin máu, độ thanh thải creatinin còn được tính bằng nồng độ creatinin niệu kết hợp với creatinin máu, theo cách này bệnh nhân cần thu thập nước tiểu 24 giờ vào lọ đựng mà nhân viên y tế cung cấp.

Khi thực hiện xét nghiệm độ thanh thải Creatinin, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân tạm ngưng sử dụng những loại thuốc có thể gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm, gây khó khăn trong việc điều trị bệnh.

2. Cần chuẩn bị gì trước khi xét nghiệm?

  • Có thể thấy nhịn ăn khi xét nghiệm Creatinin là việc làm không cần thiết, tuy nhiên bệnh nhân cần “nhịn”  không tập thể dục gắng sức trong 2 ngày (48 giờ) trước khi làm xét nghiệm creatinin;
  • Không cần nhịn ăn khi xét nghiệm Creatinin nhưng cũng không được ăn quá 225g thịt, đặc biệt là thịt bò trong 24 giờ trước khi xét nghiệm creatinin máu, thanh thải creatinin và trong quá trình xét nghiệm nước tiểu;
  • Nếu thực hiện xét nghiệm creatinin niệu cần uống đủ nước trong quá trình thu thập nước tiểu 24 giờ, nhưng lưu ý bệnh nhân không uống cà phê hoặc trà.
xét nghiệm Creatinin có cần nhịn ăn
Nhịn ăn khi xét nghiệm Creatinin là việc làm không cần thiết, tuy nhiên cần hạn chế thịt trước ngày thực hiện lấy máu

3. Những vấn đề cần lưu ý khi xét nghiệm độ thanh thải creatinin

Một số yếu tố có thể làm thay đổi kết quả xét nghiệm độ thanh thải Creatinin của bệnh nhân:

  • Bệnh phẩm lấy mẫu xét nghiệm độ thanh thải Creatinin bị vỡ hồng cầu;
  • Nồng độ creatinin thời điểm lấy mẫu cuối buổi chiều cao hơn buổi sáng từ 20-40%;
  • Chế độ ăn tiêu thụ nhiều thịt trước ngày thực hiện lấy máu: chế độ ăn uống có nhiều thịt sẽ khiến độ thanh thải creatinin tăng nhẹ;
  • Tập thể dục quá sức trước khi thực hiện xét nghiệm sẽ làm tăng độ thanh thải creatinin
  • Một số loại thuốc có thể làm tăng nồng độ creatinin máu ( Amphotericin B, androgen, arginin, acid ascorbic, barbiturat, captopril, cephalosporin, chlorthalidone, cimetidin, clofibrate, clonidin, corticosteroid, doxycyclin, meclofenoxate, methyldopa, testosteron…);
  • Một số loại thuốc có thể làm giảm nồng độ creatinin máu (cefoxitin, chlorpromazine, marijuana, thuốc lợi tiểu thiazid, vancomycin).

Định lượng Creatinin không giúp thể hiện một cách sáng tỏ các biến đổi chức năng thận kín đáo trong tăng huyết áp, đái tháo đường hoặc ở người cao tuổi. Song xét nghiệm xác định hệ số thanh thải (Clearance) của Creatinin chỉ cho phép đánh giá tốt hơn chức năng thận của bệnh nhân. Nồng độ Creatinin máu thông thường cũng được định lượng cùng với nồng độ ure máu khi muốn đánh giá về chức năng thận, theo đó tỷ lệ Ure/Creatinin máu bình thường cần nằm trong khoảng từ 6:1 đến 20:1.

Kết quả xét nghiệm creatinin máu sẽ được bác sĩ đánh giá cùng tiền sử bệnh, khám lâm sàng, các xét nghiệm máu (ví dụ định lượng ure), xét nghiệm nước tiểu (xét nghiệm albumin) hoặc siêu âm để chẩn đoán/loại trừ chẩn đoán. Tùy theo độ tuổi, giới tính, lượng cơ của mỗi bệnh nhân khác nhau và phương pháp của từng phòng thí nghiệm mà giá trị tham chiếu của chỉ số creatinin cũng sẽ khác nhau. Thông thường giá trị tham khảo của chỉ số creatinin huyết thanh ở người trưởng thành là: 53-115 µmol/L, lưu ý độ thanh thải creatinin sẽ tăng lên ở phụ nữ có thai.

Xét nghiệm máu tổng quát là một xét nghiệm cận lâm sàng không chỉ giúp bác sĩ theo dõi chỉ số creatinin máu mà còn theo dõi được nhiều các bệnh lý chuyển hóa khác nhau hoặc bác sĩ đánh giá tình trạng thừa hoặc thiếu các vi chất trong cơ thể. Với xét nghiệm máu, bạn có thể hiện tại các cơ sở y tế uy tín, sau khi có kết quả xét nghiệm, bác sĩ cũng sẽ đánh giá và đưa ra những lời tư vấn  tốt nhất về tình trạng sức khỏe, từ đó bạn sẽ biết cách xây dựng lối sống và chế độ dinh dưỡng lành mạnh giúp nâng cao sức khỏe, các chỉ số máu ở mức ổn định, không gây ra biến chứng.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả
Bác sĩ Trịnh Hồng Trí

BS.Trịnh Hồng Trí

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
xem thêm
Chỉ số creatinin 115 là suy thận hay chưa?

Chỉ số creatinin 115 là suy thận hay chưa?

Các xét nghiệm máu kiểm tra tổng quát quan trọng bạn cần biết

Các xét nghiệm máu kiểm tra tổng quát quan trọng bạn cần biết

Chỉ số xét nghiệm albumin máu thế nào là bình thường?

Chỉ số xét nghiệm albumin máu thế nào là bình thường?

Chỉ số BUN trong xét nghiệm máu là gì?

Chỉ số BUN trong xét nghiệm máu là gì?

Đã uống rượu có xét nghiệm máu được không?

Đã uống rượu có xét nghiệm máu được không?

523

Bài viết hữu ích?