Zalo

Tại sao bạn bị tăng cân sau sinh, còn người khác thì không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Tăng cân sau sinh có thể là kết quả của nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên chúng ta dễ dàng nhận thấy có trường hợp tăng cân sau sinh và có trường hợp lại không bị. Vậy tại sao có người không bị tăng cân sau sinh và những yếu tố nào khiến cân nặng tiếp tục tăng lên sau khi em bé chào đời?

1. Tại sao có người không bị tăng cân sau sinh?

Tăng cân sau sinh là hiện tượng không hiếm gặp nhưng tại sao có người lại không bị? Thống kê cho thấy có rất nhiều trường hợp tăng cân không ngừng trong suốt cuộc đời là do mang thai. Một số lý do sinh học khiến cơ thể khi mang thai và sau sinh con muốn giữ lại lượng calo và cân nặng, và hầu hết đều liên quan đến thói quen ăn uống. Hiện nay, khi chọn lựa thực phẩm tiêu thụ chúng ta dễ dàng nhận thấy có rất nhiều sản phẩm giàu calo và đây là lý do hàng đầu gây tăng cân nhiều sau sinh. Tuy nhiên vẫn có nhiều chị em không tăng cân sau sinh, vậy lý do tại sao? 

Theo các chuyên gia, những trường hợp không tăng cân sau sinh có thể do họ không tăng cân quá mức trong thời gian mang thai. Một người phụ nữ khi mang thai không cần tăng thêm calo trong tam cá nguyệt đầu tiên và giai đoạn sau đó chỉ cần tăng thêm khoảng 300 calo mỗi ngày là đủ. Lưu ý, bà bầu không ăn cho 2 người mà chỉ cho 1 và 1 thai nhi. Thêm vào đó, những phụ nữ đã được xác định là béo phì được bác sĩ khuyến nghị chỉ được tăng cân hạn chế trong khi mang thai, có thể chỉ cần tăng khoảng 4.5kg (10 pound). Trên thực tế, số cân nặng tăng lên này chủ yếu là từ nước và kích thước của nhau thai. Để đạt được mục tiêu này, chị em phải đảm bảo rằng bản thân bắt đầu hoặc duy trì thói quen tập thể dục khi mang thai, cụ thể là đi bộ 30 đến 50 phút mỗi ngày và ít nhất 5 ngày/tuần.

tăng cân sau sinh
Tăng cân sau sinh là hiện tượng không hiếm gặp

2. Nguyên nhân tăng cân nhiều sau sinh

Hiện nay, không ít mẹ bỉm gặp nhiều khó khăn khi muốn giảm cân sau sinh, thậm chí có trường hợp dù đang nuôi con bằng sữa mẹ mà cân nặng vẫn tiếp tục tăng lên. Một số yếu tố gây tăng cân sau sinh có thể là gì? Một số mẹ bỉm khởi phát tình trạng suy chức năng tuyến giáp trong và sau thời gian mang thai. Vì vậy nếu đang gặp vấn đề về tăng cân nhiều sau sinh, chị em hãy nói chuyện với bác sĩ sản khoa khi tái khám sau sinh và có thể chỉ định xét nghiệm tuyến giáp.

Tiếp theo, tình trạng mẹ bỉm mất ngủ bị tăng cân sau sinh không hiếm gặp. Một nghiên cứu cho thấy những phụ nữ ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi đêm trong 6 tháng sau khi sinh có khả năng giữ được cân nặng cao gấp 3 lần và thậm chí có thể tăng cân nhiều hơn.

Và cuối cùng, việc trở thành một người mẹ mới sẽ đưa đến căng thẳng và các hormone chống căng thẳng do cơ thể có thể thúc đẩy tăng cân, kèm theo đó nhiều chị càng căng thẳng thì họ càng ăn nhiều hơn. 

Tóm lại, những nguyên nhân gây tăng cân sau sinh thường gặp bao gồm vấn đề về tuyến giáp, mất ngủ và căng thẳng. Vậy chị em cần làm gì để đối phó với chúng?

tăng cân sau sinh
Không ít mẹ bỉm gặp nhiều khó khăn khi muốn giảm cân sau sinh

Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn sẽ tiêu hao khoảng 500 calo mỗi ngày. Và nếu đang tiêu thụ các loại thực phẩm bổ dưỡng và uống nhiều nước chứa ít hoặc không chứa calo, thì chị em cần chú ý không bổ sung thêm để bù đập lượng calo này nếu muốn giảm cân. Và một vấn đề quan trọng cần nhắc lại là chế độ ăn ngon và lành mạnh mới quan trọng chứ không phải ăn nhiều cho 2 người. Một nghiên cứu đã chứng minh rằng những mẹ bỉm được hướng dẫn cách ăn uống lành mạnh, hạn chế thức ăn nhiều đường và chất béo, kết hợp đi bộ 30 phút mỗi ngày hay đẩy xe nôi ra ngoài, và đặc biệt có kế hoạch theo dõi dinh dưỡng… sẽ có nhiều khả năng giảm cân sau sinh hơn so với những phụ nữ không tham gia chương trình thay đổi lối sống.

Vậy tại sao phải bận tâm đến vấn đề tăng cân nhiều sau sinh? Mẹ bỉm sau sinh em bé đa phần sẽ cảm thấy khá hạnh phúc nhưng đôi khi cũng hơi căng thẳng. Tình trạng tăng cân khi mang thai và tiếp tục tăng cân sau sinh không hề tốt và điều đó có thể gây hại cho sức khỏe. Những phụ nữ tăng từ 10 đến 30 cân mỗi lần mang thai sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tăng huyết áp và bệnh tim khi họ già đi. Và họ có nguy cơ mắc bệnh huyết áp và tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai tiếp theo. Điều này rất nguy hiểm cho cả bà bầu và con của họ. Phụ nữ đã mắc bệnh tiểu đường trong thai kỳ đặc biệt có nguy cơ cao nhất. Vì vậy, mang thai, sinh con mang đến rất nhiều thay đổi trong cuộc sống, bao gồm tăng cân sau sinh và nhiều hệ quả. Điều quan trọng các chuyên gia khuyến cáo là duy trì giữ những thói quen tốt và buông bỏ những thói quen xấu nếu có thể để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

Nếu bạn đang tìm kiếm cách giảm cân hiệu quả khi đang cho con bú, hãy xem xét phương pháp tiêu hao năng lượng. Đây là phương pháp giảm cân đa trị liệu được thực hiện và giám sát bởi các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này. Phương pháp này bao gồm việc truyền vào cơ thể các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu, giúp kích thích quá trình chuyển hóa mỡ tự nhiên một cách an toàn cho sức khỏe. Sau mỗi phiên truyền, bạn sẽ nhận thấy sự cải thiện trong quá trình trao đổi chất và chuyển hóa trong cơ thể. Bạn sẽ có đủ năng lượng cho các hoạt động mà không tích tụ mỡ thừa, mỡ dưới da hay mỡ nội tạng. Đây là một phương pháp giảm cân an toàn, tuân thủ các tiêu chuẩn y tế, giúp bạn nhanh chóng lấy lại vóc dáng gọn gàng, thon thả và tràn đầy năng lượng. Hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ hữu ích cho bạn trong hành trình giảm cân của mình. Chúc bạn thành công!

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Cử nhân điều dưỡng Nguyễn Thị Thu Uyên xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Tại sao nhiều mẹ cho con bú nhưng không giảm cân?

Tại sao nhiều mẹ cho con bú nhưng không giảm cân?

Cho con bú có giảm cân không?

Cho con bú có giảm cân không?

Những cách tốt nhất để giảm cân sau khi mang thai

Những cách tốt nhất để giảm cân sau khi mang thai

Uống rượu có gây tăng cân không?

Uống rượu có gây tăng cân không?

Gợi ý thực đơn ở cữ giảm cân lợi sữa sau sinh mổ cho mẹ bầu

Gợi ý thực đơn ở cữ giảm cân lợi sữa sau sinh mổ cho mẹ bầu

125

Bài viết hữu ích?