Tình trạng béo phì ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều khía cạnh của sức khỏe và cuộc sống của mỗi người. Béo phì có thể gây ra nhiều bệnh lý mà bạn phải chung sống trọn đời như:
Tuy nhiên, bạn không nên nóng vội trong việc giảm béo. Bởi, quá trình giảm béo thường không diễn ra chỉ trong một lần hoặc trong một khoảng thời gian ngắn. Thay vào đó, nó là một quá trình dài hạn, đòi hỏi sự kiên nhẫn và thay đổi lối sống. Việc không cân bằng giữa ăn và tập luyện để giảm cân là nguyên nhân nhiều người thắc mắc: “Tại sao ăn kiêng và tập nhiều mà vẫn béo?”.
“Tại sao ăn kiêng và tập nhiều mà vẫn béo?” nghĩa là việc giảm béo của bạn đang không hiệu quả, thậm chí khiến nhiều người nản chí và từ bỏ việc tập luyện. Như đã đề cập ở trên, bạn cần cân bằng ăn và tập luyện để giảm cân. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến bạn tập thể dục và ăn ít nhưng không giảm được cân:
Việc dành từ 2 - 3 buổi tập trong tuần có thể tăng sự thèm ăn, đặc biệt là nếu cơ thể bạn đang đốt cháy nhiều calo hơn so với trước đây. Khi đó, bạn có thể ăn nhiều hơn, nạp nhiều calo hơn lượng cơ thể cần. Nguyên tắc cơ bản của việc giảm cân và duy trì cân nặng là tạo ra một cân bằng giữa calo tiêu thụ và calo tiêu hao thông qua hoạt động thể chất và chế độ ăn uống. Nếu việc chạy bộ đốt cháy trung bình 100 calo trên 1,6 km, thì việc chạy 3,2 km chỉ đạt được sự thiếu hụt 200 calo. Nếu không cẩn thận, bạn sẽ dễ dàng bù đắp lượng calo tiêu hao và hơn nữa trong bữa ăn tiếp theo.
Nếu bạn thường xuyên tiêu thụ thức ăn chứa nhiều calo mà không tiêu hao đủ lượng calo đó thông qua hoạt động thể chất, cơ thể sẽ dự trữ chúng dưới dạng mỡ. Các nguồn calo bao gồm thức ăn và đồ uống bạn ăn và uống hàng ngày.
Trên thị trường có nhiều đồ ăn vặt dành cho người tập thể dục như: thanh dinh dưỡng, snack, đồ uống healthy… Tuy nhiên, một số sản phẩm này chứa nhiều calo, đường và chất béo bão hòa hơn so với những gì cơ thể cần sau một buổi tập dài hoặc buổi tập trên máy. Đây cũng là nguyên nhân khiến bạn thắc mắc “tại sao ăn kiêng và tập nhiều mà vẫn béo?”
Cơ thể của chúng ta có thể dễ dàng nhầm lẫn giữa cảm giác đói và cảm giác khát. Điều này sẽ dẫn đến việc tiêu thụ thêm calo không cần thiết trong khi thực sự chúng ta chỉ cần uống nước.
Sau mỗi buổi tập ra nhiều mồ hôi, bạn không chỉ mất nước mà còn mất các khoáng chất quan trọng như kali và natri. Do vậy, nếu chỉ bổ sung nước là không đủ. Bạn có thể cân nhắc ăn thêm một quả chuối hoặc uống quả dừa. Quả chuối và nước dừa đều là nguồn tốt của những khoáng chất này, có thể giúp bạn khôi phục cân bằng điện giải và giữ cơ thể được hydrat hóa sau tập luyện mà không cần phải tiêu thụ thêm đường như các đồ uống thể thao cung cấp.
Chỉ tập trung vào tập cardio không phải lúc nào cũng tốt để giảm cân hiệu quả. Lý do là cardio chỉ tập trung vào việc đốt cháy calo trong thời gian bạn tập luyện, và sau khi kết thúc buổi tập, quá trình đốt cháy calo cũng ngừng lại. Để giảm cân hiệu quả, bạn cần có chế độ tập luyện tổng thể, bao gồm cả tập cardio và tập luyện sức mạnh.
Tập tạ là một hình thức tập luyện sức mạnh giúp bạn xây dựng cơ bắp. Cơ bắp sẽ tiêu thụ nhiều calo hơn trong thời gian bạn không tập luyện. Điều này tạo ra hiệu ứng đốt cháy calo kéo dài sau buổi tập, giúp bạn giảm cân và duy trì cân nặng lý tưởng. Phương pháp tập luyện này còn có thể tăng chuyển hóa của bạn thêm 5%, tăng cường sức kháng và cải thiện sức khỏe tim mạch.
Quá trình giảm cân không nên chỉ tập trung vào số cân nặng. Trọng lượng của cơ thể có thể dao động lên đến gần 3kg chỉ trong một ngày và tập luyện có thể ảnh hưởng trực tiếp đến điều đó.
Cân nặng có thể dao động hàng ngày do nhiều yếu tố. Do đó, quan trọng hơn là tập trung vào các chỉ số và cảm nhận của bạn về sự thay đổi cơ thể và sức khỏe tổng thể.
Mọi người luôn nói về sự quan trọng của chế độ ăn uống lành mạnh và chế độ tập luyện đều đặn để giảm cân, nhưng có một yếu tố khác thường bị bỏ qua là giấc ngủ.
Việc tập luyện quá nhẹ nhàng và không thay đổi độ khó là những sai lầm khiến bạn tập thể dục và ăn ít nhưng không giảm được cân. Để việc giảm béo được hiệu quả, bạn cần thay đổi hình thức tập luyện, cũng như thách thức bản thân bằng cách tăng cường độ tập luyện.
Ngược lại, việc tập thể dục quá đà, đặc biệt là các hoạt động vận động cường độ cao như tập huấn luyện marathon có thể làm tăng mức cortisol, một hormone được tiết ra đáp ứng với stress.
Mặc dù hormone này đóng vai trò quan trọng cho sức khỏe, tuy nhiên nếu duy trì mức cortisol cao suốt thời gian dài có thể gây ra các vấn đề như:
Ngoài ra, mức cortisol cao gây ra cảm giác đói và thèm ăn, dẫn đến tăng cân hoặc cản trở quá trình giảm cân. Đây là lời giải cho thắc mắc “tại sao ăn kiêng và tập nhiều mà vẫn béo?”
Đây là một trong số nguyên nhân hiếm gặp đối với trường hợp "tại sao ăn kiêng và tập nhiều mà vẫn béo?”. Các vấn đề liên quan tuyến giáp, hội chứng PCOS, hội chứng cushing, bệnh tiểu đường có thể dẫn đến tăng cân không mong muốn, ngay cả khi bạn ăn uống lành mạnh và tập luyện nhiều lần trong tuần.
Việc áp dụng chế độ ăn kiêng cấp tốc và đột ngột giảm cân lý giải " “tại sao ăn kiêng và tập nhiều mà vẫn béo?”. Vì khi chế độ ăn kiêng kết thúc, bạn sẽ trở lại thói quen hàng ngày của mình, tốc độ tăng cân sẽ gấp đôi. Một chế độ ăn cần được lên kế hoạch kỹ lưỡng và bao gồm từng chất dinh dưỡng. Điều quan trọng là nên tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng vì thói quen ăn uống và nhu cầu dinh dưỡng của từng người là khác nhau.
Việc cho cơ thể thời gian để phục hồi sau buổi tập là quan trọng để tránh chấn thương và tăng cường hiệu suất tập luyện. Đồng thời, bạn nên bổ sung các hoạt động giúp giảm cortisol vào thói quen sinh hoạt như tập yoga hoặc thiền.
Hãy lắng nghe cơ thể và không ép buộc mình vào việc tập luyện quá mức. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi hoặc bị chấn thương, hãy cho cơ thể thời gian nghỉ ngơi và hồi phục.
Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc duy trì cân nặng lành mạnh. Thay đổi nhỏ trong chế độ ăn uống là một trong những cách tốt nhất để cải thiện sức khỏe và thúc đẩy quá trình giảm cân.
Việc ăn nhiều thực phẩm giàu protein, tiêu thụ nhiều rau giàu chất xơ và kết hợp các loại chất béo lành mạnh vào bữa ăn là những cách để khuyến khích quá trình giảm cân. Tránh ăn thức ăn chứa quá nhiều calo rỗng (thức ăn ít dinh dưỡng) và thức ăn có nhiều đường, chất béo bão hòa.
Chế độ tập luyện đa dạng có thể giúp bạn giảm cân hiệu quả hơn và cải thiện sức khỏe tổng thể.
Hãy kết hợp cardio, tập luyện sức mạnh, yoga, bơi lội, đi bộ, và các hoạt động khác vào chế độ tập luyện của bạn để đảm bảo tính đa dạng. Điều này không chỉ giúp bạn giảm cân mà còn tạo ra một lối sống lành mạnh và thú vị.
Như vậy bài viết trên đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc “tại sao ăn kiêng và tập nhiều mà vẫn béo?”. Hy vọng bạn sẽ lựa chọn được phương pháp giảm béo nhanh/ hiệu quả sớm/ có thể lặp đi lặp lại nhiều lần trong đời mà vẫn đạt hiệu quả tốt.
Bạn có thể tham khảo phương pháp giảm cân chuẩn y khoa hoàn toàn mới như liệu pháp tiêu hao năng lượng. Khác với những phương pháp giảm cân truyền thống, phương pháp này sử dụng vitamin & khoáng chất để thúc đẩy sự chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trước khi thực hiện, bạn sẽ được đánh giá sức khỏe tổng thể và bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ giảm cân phù hợp với từng người dựa trên kết quả xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm máu, chỉ số khối cơ thể (BMI). Trong suốt quá trình thực hiện liệu trình sẽ luôn có bác sĩ theo sát, lên kế hoạch dinh dưỡng và tập luyện phù hợp với thể trạng của từng người.
17
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
17
Bài viết hữu ích?