Zalo

Quản lý các biến chứng chất làm đầy (Filler)

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Chất làm đầy (filler) là một trong số phương pháp làm đẹp được nhiều người lựa chọn hiện nay. Bên cạnh các lợi ích như hiệu quả nhanh, gần như không cần thời gian phục hồi, một số biến chứng chất đầy cũng khiến các chị em quan tâm. Vậy chất làm đầy có tác hại gì và làm thế nào để quản lý, hạn chế rủi ro của chất làm đầy, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Trần Quang Dũng - Bác sĩ Da liễu - Thẩm mỹ da

1. Chất làm đầy có hại không?

1.1. Chất làm đầy có nguy cơ gây hại không

Ngày nay chất làm đầy là thủ thuật thẩm mỹ được thực hiện phổ biến đứng hàng thứ hai trên thế giới (chỉ sau botulinum toxin). Chất làm đầy (filler) nổi tiếng là vì có hiệu quả tốt và an toàn với cơ thể con người. Tuy chúng có khả năng làm đẹp tức thì và ít cần sự hồi phục, tiện lợi cho người dùng, nhưng đôi khi chúng có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn. Biến chứng chất làm đầy trong da ảnh hưởng mức độ nào và kéo dài bao lâu phụ thuộc vào loại chất làm đầy mà bạn dùng, cũng như tay nghề và trình độ chuyên môn của người thực hiện.

Đa phần các bác sỹ thẩm mỹ luôn muốn quản lý được các rủi ro mà việc tiêm chất làm đầy mang lại, tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể đạt được điều này. Việc ngăn chặn các nhiễm trùng hay biến chứng khi tiêm chất làm đầy cần có kỹ thuật tiêm hoàn hảo, điều này vô cùng quan trọng và phải được thực hiện bởi bác sĩ có kinh nghiệm.

Biến chứng chất làm đầy trong da ảnh hưởng và tác dụng phụ kéo dài hay không phụ thuộc vào loại chất làm đầy mà bạn dùng
Biến chứng chất làm đầy trong da ảnh hưởng và tác dụng phụ kéo dài hay không phụ thuộc vào loại chất làm đầy mà bạn dùng

Một số thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ rằng chất làm đầy có hại không, thì câu trả lời của các chuyên gia là chất làm đầy hoàn toàn có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn. Trong một số trường hợp hiếm, chất làm đầy có thể bị tiêm vào mạch máu thay vì tiêm vào vị trí dưới da. Đây là biến chứng chất làm đầy tương đối hiếm và có thể gây tắc nghẽn lưu lượng máu. Hậu quả của việc tắc nghẽn máu sẽ khác nhau tùy thuộc vào vị trí của tắc nghẽn. Nếu vị trí bị ảnh hưởng bởi biến chứng chất làm đầy nằm ngoài khuôn mặt, bạn có thể sẽ phải phẫu thuật cắt bỏ vùng da đó, trong trường hợp vết thương gần mắt bị ảnh hưởng, có thể gây mất thị lực hoặc mù lòa.

1.2. Chất làm đầy có tác hại gì?

Nếu bạn được thực hiện tiêm filler an toàn bởi các bác sĩ có chuyên môn cao, nguy cơ bị biến chứng chất làm đầy là khá thấp, hầu như chỉ sưng nhẹ tại chỗ tiêm và sẽ tự khỏi sau 7-14 ngày. Tuy nhiên, một số biến chứng chất làm đầy sau đây có thể gặp nếu không đảm bảo các yếu tố từ môi trường cũng như kinh nghiệm bác sĩ khi tiêm chất làm đầy:

  • Phát ban da giống như mụn trứng cá
  • Chảy máu từ chỗ tiêm
  • Tình trạng bầm tím
  • Tổn thương da dẫn đến vết thương và có thể để lại sẹo
  • Nguy cơ nhiễm trùng tại chỗ tiêm
  • Hình thành cục u
  • Khả năng cảm nhận chất làm đầy dưới bề mặt da khi sờ
  • Hoại tử da (loét hoặc mất da do gián đoạn lưu lượng máu)
  • Phát ban da với cảm giác ngứa
  • Da đỏ
  • Sưng tấy
Biến chứng chất làm đầy khiến cơ thể nổi phát ban da
Biến chứng chất làm đầy khiến cơ thể nổi phát ban da

2. Quản lý các biến chứng chất làm đầy phụ thuộc yếu tố gì?

Để quản lý biến chứng chất làm đầy, các bác sĩ thường căn cứ vào các yếu tố sau đây để đưa ra phương án điều trị phù hợp, giúp người được tiêm chất làm đầy giảm tình trạng đau, viêm,....

2.1. Mức độ nghiêm trọng của biến chứng chất làm đầy

Nếu tác dụng phụ, biến chứng chất làm đầy ở thể nhẹ, người bệnh khả năng tự khỏi cao thì sẽ không cần điều trị. Trường hợp tình trạng nghiêm trọng và xuất hiện các dấu hiệu như sưng to, viêm tấy đỏ nặng thì bạn cần phải đến gặp bác sĩ để được giải quyết.

2.2. Thời gian biến chứng chất làm đầy

NNhìn chung, thời gian biến chứng của chất làm đầy kéo dài bao lâu  phụ thuộc vào loại chất làm đầy sử dụng. Thậm chí, một số loại chất làm đầy có nguy cơ gây ra vết sưng cứng như đá tại điểm tiêm, điển hình như filler có nguồn gốc từ collagen bò. Các triệu chứng sưng này có thể giảm trong vài tuần sau khi tiêm corticosteroid. Đối với các filler gây ra khối u, bác sĩ khả năng cao sẽ yêu cầu chỉ định cắt bỏ, với các chất làm đầy vĩnh viễn, tác dụng và biến chứng có thể tồn tại lâu dài, thậm chí vĩnh viễn.

2.3. Thời gian của các tác dụng phụ bất lợi khi tiêm chất làm đầy

Một trong những cách để các chuyên gia thẩm mỹ, các bác sĩ có kinh nghiệm trong việc tiêm filler quản lý các biến chứng chất làm đầy chính là nắm được thời gian các tác dụng phụ bất lợi do chất làm đầy gây ra. Điều này cũng tùy thuộc vào loại chất làm đầy, ví dụ như:

  • Chất làm đầy gây ra tác dụng phụ tạm thời (do collagen và axit hyaluronic gây ra)
  • Chất làm đầy gây ra biến chứng muộn và lâu dài (gây ra bởi axit poly-L-lactic (PLLA), canxi hydroxylapatite, alginate và hạt dextranomer trong axit hyaluronic)
  • Chất làm đầy gây ra biến chứng trì hoãn và lâu dài (gây ra bởi vaseline, paraffin, dầu silicon, các mảnh hydroxyethyl methacrylate, hạt polymethylmethacrylate, polyacrylamide và gel polyalkylimide).

Các biến chứng chất làm đầy gây ra khi làm đẹp là yếu tố được nhiều người quan tâm, đặc biệt với chị em phụ nữ. Trên hết, để hạn chế các biến chứng chất làm đầy có thể mang lại, bạn nên tham khảo thông tin, thành phần của các loại chất làm đầy, đồng thời lựa chọn những nơi có bác sĩ nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thẩm mỹ về tiêm chất làm đầy để thực hiện phương pháp làm đẹp này.

Nguồn:

  • https://ncbi.nlm.nih.gov
  • https://plasticsurgery.org
Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Điều dưỡng Trần Thanh Liêm xem thêm bài viết cùng tác giả

2033

Bài viết hữu ích?

Bài viết hữu ích?

xem thêm
8 tác động lâu dài của Botox bạn cần biết

8 tác động lâu dài của Botox bạn cần biết

Tiêm botox dưới mắt: Hiệu quả, tác dụng phụ và lựa chọn thay thế

Tiêm botox dưới mắt: Hiệu quả, tác dụng phụ và lựa chọn thay thế

Tiêm botox thon gọn hàm giữ được bao lâu?

Tiêm botox thon gọn hàm giữ được bao lâu?

Botox so với chất làm đầy (Filler): Cái nào tốt hơn cho bạn?

Botox so với chất làm đầy (Filler): Cái nào tốt hơn cho bạn?

Tiêm Botox cho khuôn mặt thon gọn hơn: Có tác dụng phụ không?

Tiêm Botox cho khuôn mặt thon gọn hơn: Có tác dụng phụ không?

2033

Bài viết hữu ích?