Zalo

Quả cà tím bao nhiêu calo? Ăn cà tím có béo không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Cà tím với hương vị thơm ngon đặc trưng, không chỉ là một nguyên liệu phổ biến trong nấu ăn mà còn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc liệu cà tím bao nhiêu calo và ăn cà tím có tăng cân hay không. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

1.Thành phần dinh dưỡng có trong 100g quả cà tím?

Cà tím là một loại quả với màu tím đặc trưng có nguồn gốc từ Ấn Độ. Chúng được sử dụng trong nhiều món ăn khác nhau trên khắp thế giới mang đến một hương vị nhẹ nhàng khó cưỡng. Vậy 100g cà tím bao nhiêu calo? Một khẩu phần cà tím (100 gam) chứa:

  • Lượng calo: 25
  • Chất đạm: 1 gam
  • Chất béo: 0,2 gam
  • Carbohydrate: 6 gam
  • Chất xơ: 3 gam
  • Folate: 22 microgam
  • Vitamin A : 23 IU
  • Vitamin C : 2,2 mg
  • Vitamin K : 3,5 microgam
  • Canxi : 9 miligam
  • Sắt: 0,23 miligam
  • Magie : 14 miligam
  • Phốt pho: 24 miligam
  • Kali : 229 miligam.
Thành phần dinh dưỡng có trong 100g quả cà tím
Thành phần dinh dưỡng có trong 100g quả cà tím

2.Ăn cà tím có béo không?

Có rất nhiều thắc mắc về việc liệu cà tím bao nhiêu calo và ăn cà tím có béo không? Chỉ với 25 calo và ít hơn 1 gam chất béo trong mỗi khẩu phần (100  gam cà tím) thì đây chính xác là một loại thực phẩm giúp giảm cân và giảm thiểu tình trạng thừa cân, béo phì mà bạn nên có trong chế độ ăn hàng ngày. 

Ngoài ra, trong 100g cà tím chứa tới 3 gam chất xơ. Chất xơ di chuyển qua đường tiêu hóa một cách chậm rãi và thúc đẩy cảm giác no giúp giảm lượng calo nạp vào. Chính vì vậy mà cà tím thường được sử dụng như một loại thực phẩm thay thế giàu chất xơ, ít calo cho các nguyên liệu có hàm lượng calo cao hơn trong các công thức nấu ăn.

3.Các lợi ích của cà tím đối với sức khỏe

3.1.Hỗ trợ sức khỏe xương

Cà tím là nguồn cung cấp mangan dồi dào, một khoáng chất cần thiết cho một số chức năng trong cơ thể con người, bao gồm cả quá trình giữ cho xương khớp khỏe mạnh.

Mangan tương tác với các chất dinh dưỡng khác như canxi và vitamin D để giúp duy trì sức khỏe của xương. Các nhà nghiên cứu không biết chính xác bao nhiêu mangan đóng vai trò quan trọng, nhưng các nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng thiếu mangan có thể làm suy giảm quá trình hình thành xương và giảm mật độ khoáng của xương. Mặt khác, bổ sung mangan có thể làm tăng cả mật độ khoáng xương và sự hình thành xương.

3.2.Giảm tổn thương tế bào

Cà tím chứa một lượng khá cao các loại chất dinh dưỡng thực vật khác nhau, đặc biệt là nasunin và axit chlorogenic, có thể giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương. Ngoài ra, vỏ cà tím có chứa anthocyanin, giúp chúng có màu tím. Anthocyanin từ lâu đã được chứng minh là có khả năng chống oxy hóa hiệu quả. Nghiên cứu cho thấy rằng, ăn thực phẩm có anthocyanin cũng có thể giúp chống lại các bệnh như bệnh tim mạch và ung thư, đồng thời hỗ trợ duy trì sức khỏe. 

Cà tím mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe
Cà tím mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe

3.3.Giảm nguy cơ mắc một số bệnh về tim mạch

Trong cà tím có chứa chất xơ, kali, vitamin C, vitamin B6 và chất chống oxy hóa đều có tác dụng hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Trong một nghiên cứu, những con thỏ có hàm lượng cholesterol cao được cho uống 10ml nước ép cà tím mỗi ngày trong hai tuần. Vào cuối cuộc nghiên cứu, chúng có mức cholesterol LDL và chất béo trung tính thấp hơn

Ngoài ra, các nghiên cứu khác đã chứng minh rằng, cà tím có tác dụng bảo vệ sức khỏe tim mạch. Trong nghiên cứu, động vật được cho ăn cà tím trong vòng 30 ngày. Kết quả cho thấy cà tím giúp cải thiện chức năng của tim và giảm mức độ đau đớn của cơn đau tim.

Mặc dù những kết quả này rất cụ thể nhưng chỉ giới hạn ở các nghiên cứu trên động vật và ống nghiệm. Cần nghiên cứu sâu hơn để đánh giá cà tím có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch ở người như thế nào.

3.4.Thúc đẩy kiểm soát lượng đường trong máu

Cà tím là một loại thực phẩm có lượng đường huyết thấp. Tải lượng đường huyết của cà tím được ước tính là 1 cho một khẩu phần ăn ( 100g cà tím). Bổ sung cà tím vào chế độ ăn uống có thể giúp kiểm soát đường máu khá tốt.Nguyên nhân là do cà tím có nhiều chất xơ giúp làm chậm tốc độ tiêu hóa và hấp thu đường trong cơ thể từ đó làm giảm lượng đường trong máu. Sự hấp thụ chậm hơn giúp lượng đường trong máu ổn định và ngăn ngừa sự tăng đột biến.

Một số nghiên cứu khác chỉ ra rằng, polyphenol và các hợp chất thực vật tự nhiên, được tìm thấy trong cà tím có thể làm giảm sự hấp thụ đường vào máu và tăng tiết insulin.

3.5.Hỗ trợ giảm cân

Với lượng calo thấp và giàu chất xơ là hai yếu tố khiến cho cà tím trở một cái tên quen thuộc trong thực đơn ăn kiêng giảm cân của nhiều người. Bên cạnh đó, cà tím còn chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa giúp hỗ trợ phát triển các nhóm cơ và cải thiện sức khỏe trong quá trình tập luyện. Hàm lượng chất béo thấp chưa tới 1 gam trong 100 gam cà tím cũng giúp cơ thể tránh tích tụ mỡ thừa, giúp hạn chế tình trạng thừa cân, béo phì hiệu quả. Nếu có ai hỏi bạn ăn cà tím có béo không thì bạn hãy tự tin trả lời là ăn cà tím không béo. 

3.6.Có thể có lợi ích chống ung thư

Cà tím chứa một số chất có tiềm năng chống lại tế bào ung thư. Ví dụ, solasodine rhamnosyl glycosides (SRG) là một loại hợp chất được tìm thấy trong một số loại cây họ cà, bao gồm cả cà tím. Một số nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng, SRG có thể gây chết tế bào ung thư và cũng có thể giúp giảm sự tái phát của một số loại ung thư. Mặc dù nghiên cứu về chủ đề này còn hạn chế, nhưng SRG đã được chứng minh là đặc biệt hiệu quả chống lại bệnh ung thư da khi bôi trực tiếp lên da.

Hơn nữa, một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, ăn nhiều trái cây và rau quả, chẳng hạn như cà tím, có thể bảo vệ chống lại một số loại ung thư. Một đánh giá xem xét khoảng 200 nghiên cứu cho thấy, ăn trái cây và rau quả có liên quan đến việc bảo vệ chống lại ung thư, dạ dày, tuyến tụy, đại trực tràng, bàng quang, cổ tử cung và vú. Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu hơn để xác định các hợp chất có trong cà tím có thể ảnh hưởng cụ thể đến bệnh ung thư ở người như thế nào?

4.Ăn cà tím như thế nào thì tốt?

Mặc dù cà tím là loại thực phẩm tốt cho cơ thể vì rất giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất, tuy nhiên bạn chỉ nên sử dụng với lượng vừa đủ được khuyến nghị để đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho sức khỏe. Bởi trong cà tím có chứa hoạt chất solanine và nicotine có nguy cơ gây ngộ độc nếu sử dụng quá nhiều. Chính vì thế khẩu phần ăn chỉ nên chứa tối đa 200g cà tím trong 1 ngày và không nên ăn quá 3 lần trong tuần. Đối với trẻ nhỏ ( trên 8 tháng tuổi) chỉ nên dùng khoảng 50 - 100g/ngày để bé thích ứng và làm quen với loại thực phẩm này. Ngoài ra, bạn cần biết chế biến cà tím đúng cách để giữ trọn vẹn những giá trị dinh dưỡng và đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe:

  • Ngâm cà tím với nước muối hoặc giấm trước khi chế biến để làm giảm vị đắng cũng như hoạt tính của solanine và nicotine.
  • Không nên ăn sống cà tím, bởi vì chúng dễ gây ra tình trạng ngộ độc hoặc gây ngứa miệng, họng.
  • Nấu cà tím ở nhiệt độ vừa phải, hạn chế chiên ngập dầu vì sẽ làm mất đi các chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể.
  • Nên chọn quả cà tím có vỏ căng bóng và cầm nặng tay tránh chọn những quả vặn vẹo hoặc bị dập nát. 
  • Quả cà tím nhỏ sẽ có vị ngọt, dễ ăn hơn so với các quả già thường có vị đắng nhẹ do tích tụ nhiều solanine hơn.
  • Bảo quản nguyên quả cà tím trong tủ lạnh, tránh cắt thành từng miếng nhỏ vì  sau khi cắt, cà tím hư hỏng rất nhanh chóng.

Tóm lại, với lượng calo thấp và hàm lượng dinh dưỡng cao, cà tím là một sự lựa chọn tuyệt vời trong chế độ ăn uống lành mạnh và giúp giảm cân hiệu quả. Vì vậy, đừng quên thêm cà tím vào thực đơn hàng ngày của bạn để tận hưởng hương vị thơm ngon, hấp dẫn và lợi ích toàn diện mà nó mang lại cho sức khỏe.

Việc giảm cân, giảm mỡ hiện nay không chỉ hướng đến một thân hình cân đối mà còn là cách duy trì để giúp cơ thể khỏe mạnh. Liệu pháp tiêu hao năng lượng là một phương pháp giảm cân chuẩn y khoa không xâm lấn giúp chuyển hóa mỡ thừa, mỡ nội tạng trong cơ thể theo cơ chế tự nhiên.

Liệu trình truyền trong thời gian từ 6 - 8 tuần, với dịch truyền là các loại vitamin và khoáng chất, vi chất độc quyền. Trước khi thực hiện, bạn sẽ được thăm khám, làm các xét nghiệm chuyên sâu để đưa ra liệu trình truyền phù hợp với từng cá nhân.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Cử nhân Y khoa Cấn Thị Mai Huê xem thêm bài viết cùng tác giả

407

Bài viết hữu ích?

Bài viết hữu ích?

ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Ăn bún đậu mắm tôm bao nhiêu calo?

Ăn bún đậu mắm tôm bao nhiêu calo?

Cá basa bao nhiêu calo? Ăn vào có mập không?

Cá basa bao nhiêu calo? Ăn vào có mập không?

Ngô luộc bao nhiêu calo và ăn có gây béo không?

Ngô luộc bao nhiêu calo và ăn có gây béo không?

Trong bề bề bao nhiêu calo? Ăn bề bề có béo không?

Trong bề bề bao nhiêu calo? Ăn bề bề có béo không?

100g đậu rồng bao nhiêu calo? Ăn nhiều có béo không?

100g đậu rồng bao nhiêu calo? Ăn nhiều có béo không?

407

Bài viết hữu ích?