Phẫu thuật giảm cân được xem là can thiệp có xâm lấn tới hệ tiêu hoá của người bệnh nhằm mục đích giảm số cân nặng quá mức hiện tại. Giảm cân bằng phẫu thuật cắt dạ dày được biết đến như lựa chọn cho người bệnh béo phì áp dụng không hiệu quả chế độ ăn, luyện tập và các thuốc điều trị. Thậm chí tình trạng béo phì còn mang lại những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho người bệnh như tăng huyết áp, cholesterol cao, đái tháo đường, các bệnh lý khớp….
Theo Tổ chức Y tế thế giới cho biết, béo phì chính là căn bệnh mãn tính có tiến triển, và bệnh được đặc trưng với sự tích mỡ quá nhiều trong cơ thể. Tình trạng béo phì được ghi nhận bằng chỉ số khối cơ thể BMI và thể hiện được sự tương quan giữa cân nặng và chiều cao của người bệnh. Chỉ số này thể hiện mối tương quan giữa cân nặng và chiều cao. Nếu cân nặng bình thường thì chỉ số BMI có thể nằm trong các khoảng như: 18.5 đến 24.9 là trạng thái bình thường. Nếu cao hơn so với chỉ số này thì người bệnh có thể mắc béo phì tùy theo các mức độ khác nhau.
Có khá nhiều thủ thuật hay phương pháp phẫu thuật giảm béo khác nhau có thể giúp người bệnh đạt được mục tiêu giảm cân trong thời gian ngắn. Đồng thời giúp cải thiện tình trạng sức khoẻ của người bệnh. Thêm vào đó, một số loại thủ thuật còn có tác dụng giúp giảm thể tích khoang chứa của cơ quan dạ dày, từ đó giúp cho người bệnh cảm thấy no nhanh hơn và ít cảm thấy đói. Các loại phẫu thuật giảm béo khác cũng có thể đem lại hiệu quả giảm cân bằng cách làm giảm khả năng cơ thể tiếp xúc với các chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, có một số phương pháp cho thấy được cả hai tác dụng trên.
Bên cạnh giải quyết vấn đề giảm cân, cải thiện vóc dáng thì thực hiện phẫu thuật thắt dạ dày giảm béo còn liên quan đến các vấn đề sức khoẻ khác như: bệnh lý tim mạch, đột quỵ, tăng huyết áp, cholesterol, chứng ngưng thở lúc ngủ, đái tháo đường tuýp 2, chứng đau nửa đầu, vô sinh, trầm cảm, bệnh trào ngược dạ dày thực quản, gan nhiễm mỡ, …
Thực hiện phẫu thuật thắt dạ dày giảm cân yêu cầu người bệnh phải đáp ứng được các tiêu chuẩn:
Thực tế, phương pháp này chỉ là một trong những phác đồ điều trị béo phì và không phải tất cả người bệnh đều phù hợp với phương pháp này. Giảm cân cần tuân thủ nguyên tắc cơ bàn về việc duy trì cân nặng hợp lý cùng với việc thay đổi thói quen ăn uống, cũng như sinh hoạt. Sau giai đoạn phẫu thuật, người bệnh vẫn phải duy trì được nguyên tắc này nhằm mục đích kéo dài hiệu quả của phương pháp.
Phẫu thuật thắt dạ dày để giảm cân được đánh giá ở mức độ khá an toàn, với tỷ lệ thành công lên đến 99,9%. Tuy nhiên, thực tế cho thấy vẫn có khoảng 10% người bệnh gặp phải biến chứng khi trải qua quá trình phẫu thuật. Nhưng các biến chứng này ở mức khá nhẹ và không nguy hiểm đến sức khỏe, cũng như tính mạng của người bệnh.
Thêm vào đó, nếu xét về lâu dài và lợi ích các bên thì béo phì gây nguy hiểm nhiều hơn so với nguy cơ từ phẫu thuật thắt dạ dày giảm cân. Người béo phì có thể tăng nguy cơ tử vong trong khoảng 5 năm cao hơn so với người bệnh thực hiện phẫu thuật lên tới 85%.
Mặc dù được đánh giá là có tính an toàn cao, nhưng tỉ lệ biến chứng sau phẫu thuật giảm cân khá cao. Ước tính cứ 10 bệnh nhân mổ giảm cân thì có 1 bệnh nhân gặp phải biến chứng.
Tùy vào loại phẫu thuật được sử dụng, mổ nội soi hay mổ mở, tuổi và tình trạng sức khỏe chung của người bệnh mà nguy cơ biến chứng sẽ khác nhau. Những rủi ro liên quan đến quy trình phẫu thuật có thể bao gồm:
Trong đó, các phẫu thuật làm thay đổi giải phẫu các cơ quan tiêu hóa như cắt tạo hình ống dạ dày, phẫu thuật nối tắt dạ dày, chuyển dòng mật tụy có nguy cơ gây biến chứng nhiều và nghiêm trọng hơn. Các thủ thuật không làm thay đổi cấu trúc giải phẫu như nội soi đặt bóng giảm cân có ít biến chứng hơn. Phẫu thuật thắt đai dạ dày không làm thay đổi giải phẫu nhưng tỷ lệ biến chứng liên quan đến đai lại tương đối cao, đặc biệt là những bệnh nhân không tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn sau mổ.
Ngoài các biến chứng liên quan đến quy trình mổ, phẫu thuật giảm cân cũng có thể gây ra nhiều ảnh hưởng phụ từ nhẹ đến nặng, tùy thuộc vào phẫu thuật. Các tác dụng phụ phổ biến nhất bao gồm:
Xây dựng chế độ ăn uống và tập luyện thể thao sau phẫu thuật giảm cân là điều hết sức quan trọng, giúp người bệnh hồi phục nhanh và giảm khả năng tăng cân trở lại. Các chuyên gia khuyên người bệnh sau phẫu thuật giảm cân nên chú ý những vấn đề sau:
Có thể thấy phẫu thuật giảm cân bên cạnh tính hiệu quả cũng có thể xảy ra một số rủi ro nhất định. Ngoài phương pháp giảm cân phẫu thuật, bạn cũng có thể lựa chọn liệu pháp tiêu hao năng lượng để giảm cân và kiểm soát cân nặng.
Không thực hiện xâm lấn hay phải ăn kiêng khắt khe như các phương pháp giảm cân khác, liệu pháp này sử dụng dịch truyền là các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu để giúp đào thải, tiêu hao các loại mỡ thừa, mỡ nội tạng trong cơ thể mà không gây mệt mỏi, mất cơ, hay mất nước.
31
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
31
Bài viết hữu ích?