Zalo

Phải làm gì khi bị đau đầu mất ngủ suy giảm trí nhớ?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Suy giảm trí nhớ gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống, khiến bạn không thể ghi nhớ các sự kiện mới diễn ra hay thật khó để nhớ lại một việc trong quá khứ. Ngày nay, có nhiều nguyên nhân dẫn đến suy giảm trí nhớ như bệnh Alzheimer, lối sống thiếu khoa học hay ở người bị đau đầu mất ngủ suy giảm trí nhớ nhanh. Vậy, phải làm sao khi bị đau đầu mất ngủ suy giảm trí nhớ, hãy cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây nhé.

1. Vì sao bị đau đầu mất ngủ làm suy giảm trí nhớ?

Việc ngủ đủ giấc đóng vai trò không thể phủ nhận trong việc duy trì sức khỏe. Trong khi bạn ngủ, cơ thể của bạn dành thời gian để tái tạo, giúp não và cơ thể sẵn sàng hoạt động hiệu quả khi bạn thức dậy. Đáng chú ý, một giấc ngủ đủ cũng được cho là có thể giảm các đơn đau đầu hiệu quả. Điều này được các chuyên gia khuyến nghị và được hỗ trợ bằng nhiều nghiên cứu. Có mối liên kết giữa thiếu ngủ và hai dạng đau đầu phổ biến: đau nửa đầu và đau đầu căng thẳng. 

Nếu như ngủ đủ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe thì việc thiếu ngủ có thể dẫn tới đau đầu mất ngủ suy giảm trí nhớ. Điều này có thể được giải thích vì chứng suy giảm trí nhớ có thể do người bệnh bị đau nửa đầu và căng thẳng, hai trong nhiều hệ lụy mà thiếu ngủ gây ra. 

đau đầu mất ngủ suy giảm trí nhớ
Thiếu ngủ có thể dẫn tới đau đầu mất ngủ suy giảm trí nhớ

1.1. Mối liên hệ giữa đau nửa đầu và thiếu ngủ

Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu tìm hiểu về đau đầu mất ngủ suy giảm trí nhớ, nhưng mối quan hệ này là một vấn đề phức tạp và vẫn còn nhiều điều chưa được khoa học hiểu rõ. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng cho rằng những cơn đau đầu có thể bắt nguồn do thời gian sinh học ngủ và thức của cơ thể bị xáo trộn. Sự biến đổi trong chu kỳ sinh học ngủ - thức của chu kỳ sinh họ cá nhân có thể gây ra các vấn đề đau đầu, bao gồm:

  • Thiếu ngủ
  • Ngủ quá nhiều
  • Rối loạn giấc ngủ (như mất ngủ hoặc ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn)
  • Thường xuyên thay đổi giờ ngủ theo các múi giờ khác nhau
  • Ngủ vào những thời điểm không giống nhau mỗi ngày

Ngoài ra, trong một số nghiên cứu thì các nhà khoa học đã nêu ra cơ chế liên quan đến việc điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ được xem là gây ra đau đầu mất ngủ suy giảm trí nhớ, bao gồm:

  • Các chất truyền tin hóa học như serotonin (một chất hóa học đóng vai trò trong việc duy trì sự tỉnh táo).
  • Hệ thống glymphatic (một cơ chế giúp loại bỏ các chất thải khỏi não).
  • Vùng dưới đồi chịu trách nhiệm cho việc cân bằng nội môi, điều chỉnh hoặc cân bằng các chức năng của cơ thể như nhiệt độ cơ thể, cảm giác đói, nhịp tim và chu kỳ ngủ - thức. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi có các vấn đề về vùng dưới đồi gây ra rối loạn giấc ngủ, điều này có thể dẫn đến các loại đau đầu nguyên phát như đau nửa đầu và đau đầu do căng thẳng.

1.2. Mối liên hệ giữa suy giảm trí nhớ và mất ngủ

Thiếu ngủ, mất ngủ có thể gây ra đau đầu, điều này làm tăng khả năng các tế bào thần kinh bị tổn thương và ảnh hưởng đến trí nhớ. Vậy, mất ngủ có ảnh hưởng gì đến suy giảm trí nhớ? 

Nghiên cứu gần đây đã chỉ ra mối liên hệ giữa suy giảm trí nhớ và mất ngủ, đặc biệt là ở bệnh nhân Alzheimer. Ở người bệnh Alzheimer, sự tích tụ protein amyloid beta trong não là một trong những biểu hiện chính. Các protein này tăng lên khi chúng ta tỉnh táo và giảm khi chúng ta ngủ. Thiếu ngủ thường xuyên có thể dẫn đến sự tích tụ cao hơn của các protein này và tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer, gây suy giảm trí nhớ.

Ngoài ra, bệnh nhân mắc suy giảm trí nhớ thường có giấc ngủ ngắn hơn và thời gian tỉnh táo về ban đềm cao hơn so với người khỏe mạnh. Giấc ngủ không chỉ giúp phục hồi sức khỏe mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố trí nhớ. Như vậy, có thể thấy rằng, đau đầu mất ngủ suy giảm trí nhớ đều có sự liên quan chặt chẽ với nhau. Nếu không kiểm soát được nhịp sinh học này, bạn có thể sẽ gặp những ảnh hưởng đến sức khỏe trí não, đặc biệt là khả năng ghi nhớ và trí nhớ bị suy giảm. 

2. Phải làm sao khi bị đau đầu suy giảm trí nhớ nhanh? 

Bị đau đầu và suy giảm trí nhớ thì nên làm gì? Đây là vấn đề thường gặp ở xã hội hiện đại khi tình trạng mất ngủ tăng cao ở các nước phát triển và kéo theo sự suy giảm trí nhớ, kém tập trung ở người trẻ ngày càng gia tăng. Vậy, bị đau đầu suy giảm trí nhớ nhanh có cách nào cải thiện không? 

2.1. Nắm rõ thời gian cần thiết cho giấc ngủ ở từng độ tuổi 

Ngủ thiếu giấc cũng là một trong các nguyên nhân gây ra đau đầu và suy giảm trí nhớ. Do đó, bạn nên chắc rằng việc ngủ đủ giấc được đảm bảo để hệ thần kinh nghỉ ngơi và cải thiện trí nhớ một cách hiệu quả. Ở từng độ tuổi, thời gian cần thiết cho giấc ngủ cũng sẽ khác nhau, nếu bạn đang thắc mắc không biết mình có ngủ đủ giấc hay chưa, hãy tham khảo thông tin dưới đây. 

  • Trẻ sơ sinh (3-11 tháng): 12-16 giờ/ngày
  • Trẻ mới biết đi (12-35 tháng): 11-14 giờ/ngày
  • Trẻ mẫu giáo (3-6 tuổi): 10-13 giờ/ngày
  • Trẻ em trong độ tuổi đi học (6-10 tuổi): 9-12 giờ/ngày
  • Thanh thiếu niên (11-18 tuổi): 8-10 giờ/ngày
  • Người lớn (18-64 tuổi): 7-9 giờ/ngày
  • Người lớn tuổi (65 tuổi trở lên): 7-8 giờ/ngày

2.2. Tạo nên một giấc ngủ ngon cho bản thân 

Môi trường xung quanh trong căn phòng hay nơi bạn ngủ cũng đóng góp quan trọng trong việc tạo nên một giấc ngủ ngon. Thậm chí, các thiết bị điện tử xung quanh và không gian chật hẹp cũng có thể gây ra mất ngủ kéo dài. Những điều sau đây bạn có thể thực hiện để giảm tình trạng đau đầu mất ngủ suy giảm trí nhớ. 

  • Giữ phòng ngủ của bạn tối, yên tĩnh và thoải mái về nhiệt độ.
  • Tránh sử dụng chất caffeine, rượu hoặc ăn uống nặng trước khi đi ngủ.
  • Tăng cường hoạt động thể chất trong ngày (nhưng tránh tập luyện gần giờ đi ngủ).
  • Loại bỏ các thiết bị điện tử khỏi phòng ngủ để tạo môi trường yên bình.

3. Khi nào thì cần gặp bác sĩ?

Đau đầu mất ngủ suy giảm trí nhớ là một tình trạng nếu kéo dài có thể gây ra nhiều bệnh lý liên quan đến thần kinh thậm chí gây ra suy nhược cơ thể, mất trí nhớ tạm thời, vậy khi nào thì nên gặp bác sĩ. 

đau đầu mất ngủ suy giảm trí nhớ
Đau đầu mất ngủ suy giảm trí nhớ là một tình trạng nếu kéo dài có thể gây ra nhiều bệnh lý liên quan đến thần kinh  

Nếu bạn thấy đau đầu của mình thay đổi, trở nên thường xuyên hơn hoặc ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày, đó có thể là dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng hoặc có thể đe dọa tính mạng. Trong những trường hợp như vậy, hãy đến gặp nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu bạn gặp phải những tình huống sau đây với cơn đau đầu của mình:

  • Cơn đau đầu nghiêm trọng, bất thường hoặc bắt đầu đột ngột.
  • Khi người bệnh có trải qua sang chấn vùng đầu (tai nạn, bị đánh,...)
  • Mất ngủ, đau đầu có kèm theo cổ cứng, co giật, ngất xỉu, lú lẫn, yếu hoặc tê.
  • Tình trạng đau đấu mất ngủ suy giảm trí nhớ diễn ra trong quá trình mang thai.

Đau đầu mất ngủ suy giảm trí nhớ là một trong những tình trạng sức khỏe mà bạn không nên chủ quan vì tình trạng này có thể là dấu hiệu của các bệnh lý tổn thương tế bào thần kinh như Alzheimer,... Khi gặp các triệu chứng như đau đầu suy giảm trí nhớ nhanh có kèm theo mất ngủ, đừng chần chừ mà hãy đến ngay các cơ sở y tế để được kiểm tra, tư vấn và đưa ra phương án điều trị kịp thời.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Điều dưỡng Trần Thanh Liêm xem thêm bài viết cùng tác giả

30

Bài viết hữu ích?

Bài viết hữu ích?

ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Vì sao mất ngủ kéo dài gây suy giảm trí nhớ?

Vì sao mất ngủ kéo dài gây suy giảm trí nhớ?

Giấc ngủ ảnh hưởng như thế nào tới não bộ?

Giấc ngủ ảnh hưởng như thế nào tới não bộ?

Có phải ngủ muộn làm suy giảm trí nhớ?

Có phải ngủ muộn làm suy giảm trí nhớ?

Các nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ dễ gặp nhất

Các nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ dễ gặp nhất

Các dấu hiệu suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi

Các dấu hiệu suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi

30

Bài viết hữu ích?