Zalo

Giấc ngủ ảnh hưởng như thế nào tới não bộ?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Giấc ngủ là khoảng thời gian mà cơ thể sẽ nghỉ ngơi và lúc này quá trình tái tạo năng lượng của cơ thể sẽ diễn ra. Do đó, nếu bạn bị mất ngủ hoặc có chất lượng giấc ngủ kém sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khoẻ, trong đó có cả sức khoẻ của cơ quan não bộ. Vậy giấc ngủ và não bộ có mối liên hệ với nhau như thế nào?

1. Mối quan hệ giữa giấc ngủ và hoạt động não bộ

Khi chúng ta thực hiện giấc ngủ thì não có ngủ không? Nhiều người lầm tưởng khi cơ thể rơi vào trạng thái nghỉ ngơi thì cơ quan não bộ cũng được nghỉ ngơi theo. Nhưng thực tế, trong lúc cơ thể đang nghỉ ngơi thì não vẫn tiếp tục làm việc một cách chăm chỉ như tái tạo lại thông tin, tăng cường trí nhớ, tập trung… Vì vậy, nếu chất lượng giấc ngủ không đạt yêu cầu có thể ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của não.

Giấc ngủ được biết như một chức năng sinh lý phức tạp có ảnh hưởng nhiều hoạt động bên trong cơ thể, trong đó có hoạt động của não bộ. Vậy giấc ngủ ảnh hưởng đến não bộ thế nào? 

giấc ngủ và não bộ
Giấc ngủ được biết như một chức năng sinh lý phức tạp có ảnh hưởng nhiều hoạt động bên trong cơ thể 

Trước tiên để đánh giá mức độ ảnh hưởng của giấc ngủ tới hoạt động của não bộ cần xem xét mối liên quan giữa giấc ngủ với cấu trúc của não bộ:

  • Vùng hạ đồi là một cấu trúc có kích thước khá nhỏ bằng hạt đậu nằm sâu bên trong não, đóng vai trò giống như trung tâm điều khiển hoạt động ngủ và thức của cơ thể. Ở những người gặp tình trạng thay đổi giấc ngủ bất thường, hoặc rối nhịp sinh học với chu kỳ sáng - tối là do tổn thương vùng hạ đồi chứa nhân trên chéo thị giác. 
  • Thân não chịu trách nhiệm kết nối với vùng hạ đồi nhằm kiểm soát quá trình chuyển đổi giữa thức và ngủ. Ở thân não có các tế bào kích thích giấc ngủ và sản xuất ra GABA giúp làm giảm hoạt động của trung tâm thức vùng hạ đồi và thân não. Khi chất lượng giấc ngủ giảm sút sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của thân não và các vùng liên quan trong não bộ. 
  • Đồi thị tương tự như cơ quan chuyển tiếp thông tin của giác quan tới vùng vỏ não. Đồi thị sẽ không hoạt động trong suốt quá trình ngủ để giúp cơ thể không bị ảnh hưởng bởi các tác động từ bên ngoài. 
  • Tuyến tùng nằm giữa hai bán cầu có chức năng nhận tín hiệu từ hạ đồi chứa nhân trên chéo thị giác và kích thích sản xuất melatonin giúp cơ thể dễ dàng đi vào giấc ngủ. 
  • Vùng nền não trước hỗ trợ quá trình thức và ngủ nằm ở phía trước và dưới bộ não. Vùng này hỗ trợ quá trình thức và ngủ, Adenosine là sản phẩm của quá trình tiêu thụ năng lượng tế bào từ các tế bào vùng nên não trước có thể hỗ trợ giấc ngủ. Tuy nhiên caffein có khả năng chống lại hoạt động của adenosine để chống lại cơn buồn ngủ. 

Thông qua, mối liên quan giữa giấc ngủ và não bộ cho thấy, giấc ngủ sẽ được điều khiển bởi vùng dưới đồi. Ngoài việc điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, hoặc quản lý các phản ứng cảm xúc hoặc kiểm soát các cơn thèm ăn thì vùng dưới đồi còn chịu trách nhiệm giải phóng hormone và thiết lập đồng hồ sinh học của cơ thể. Để hoạt động ngày diễn ra thuận lợi thì vùng này cần gửi tín hiệu ánh sáng phù hợp vào đúng thời điểm. Nếu chất lượng giấc ngủ giảm sút thì vùng này sẽ hoạt động không bình thường, khiến cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi vào ban ngày đồng thời bị mất ngủ vào ban đêm. 

2. Thiếu ngủ và mất ngủ tác động đến sự lão hóa não bộ như thế nào?

Giấc ngủ ảnh hưởng tới não bộ thế nào? Khi thiếu ngủ hoặc chất lượng giấc ngủ không tốt có thể khiến cơ thể mệt mỏi, kiệt sức, mà còn tàn phá bộ não, dẫn đến các vấn đề tiềm ẩn. Tình trạng này là do khi mất ngủ hoặc thiếu ngủ thì các tế bào thần kinh trong não sẽ hoạt động không hiệu quả để mã hoá thông tin và truyền thông tin thành hành động phù hợp. Từ đó làm cho các vấn đề về nhận thức, thị giác cũng tăng lên, gây ra các chứng như sa sút trí tuệ, mất trí nhớ…

Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature vào năm 2017 cho thấy khi thiếu ngủ có thể khiến não bị ảnh hưởng tương tự như uống quá nhiều rượu bia, hoặc làm cho các phản ứng của cơ thể bị chậm và khiến cơ thể luôn rơi vào trạng thái uể oải và mệt mỏi. 

Thêm vào đó, khi giấc ngủ không tốt sẽ gây ra một số vấn đề phổ biến khác như gia tăng hormone căng thẳng cortisol và gây ức chế melatonin. Vì vậy sẽ khiến cho cơ thể khó hoặc không thể đi vào giấc ngủ. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cơ thể rơi vào trạng thái ngủ không đủ giấc, ngủ không ngon làm cho tâm trạng trở nên thất thường, lo lắng và thậm chí có thể gặp các các vấn đề liên quan đến hành vi hoặc rối loạn hành vi. 

Các chuyên gia cũng giải thích rằng, hậu quả của việc thiếu ngủ cũng có thể định hình cách quản lý cuộc sống của mỗi người. Giấc ngủ kém sẽ ảnh hưởng đến khả năng nhận thức, trong suốt một ngày dài. Từ đó khiến trí não kém tập trung, gặp sai sót…

giấc ngủ và não bộ
Giấc ngủ kém sẽ ảnh hưởng đến khả năng nhận thức 

3. Cách ngủ ngon để não bộ được trẻ hóa và hồi phục tốt

Giấc ngủ ảnh hưởng khá nhiều tới hoạt động của não bộ và ngược lại. Nó không chỉ làm giảm sút sức khoẻ mà còn ảnh hưởng đến cả hiệu suất công việc. Cải thiện để có giấc ngủ ngon và chất lượng đóng vai trò quan trọng trong mối quan hệ với não bộ. Sau đây là một số cách giúp bạn ngủ ngon hơn:

  • Lên kế hoạch và lịch trình đi ngủ đều đặn: Đi ngủ và thức dậy vào cùng một lúc trong ngày sẽ giúp cải thiện các vấn đề về chất lượng của giấc ngủ. Vì thế bạn hãy cố gắng duy trì và lên kế hoạch cho việc đi ngủ mỗi ngày để đảm bảo có được giấc ngủ chất lượng.
  • Nhiệt độ phòng thích hợp: Thiết lập nhiệt độ phòng ở trạng thái mát mẻ, thường từ 22 đến 26 độ C để khiến cho cơ thể cảm thấy dễ chịu khi ngủ và có một giấc ngủ trọn vẹn.
  • Tạo không gian tối: Bóng tối sẽ giúp cho cơ thể kích thích giải phóng hormone melatonin được nhiều hơn. Từ đó giúp điều tiết thời gian ngủ. Vì vậy, trong một giờ đồng hồ trước khi ngủ bạn nên tránh xa các màn hình có ánh sáng xanh như điện thoại, ipad, tivi… Đồng thời giảm độ sáng trong nhà xuống một nửa. Như vậy sẽ tạo cảm giác buồn ngủ chỉ một lúc sau khi đi ngủ. Ngoài ra, có thể sử dụng dụng cụ bịt mắt để đeo trong khi ngủ tạo điều kiện bóng tối luôn diễn ra thường xuyên và không ảnh hưởng đến giấc ngủ. 
  • Trường hợp không ngủ được hoặc trằn trọc khi ngủ thì có thể đi ra khỏi phòng. Các chuyên gia khuyên không nên thức khi đang nằm trên giường ở trong một thời gian dài. Chẳng hạn nếu không thể ngủ được trong khoảng nửa tiếng trở đi, thì hãy dạy và đi ra khỏi phòng ngủ. Tiếp đó sẽ làm một việc gì đó tới khi buồn ngủ thì hãy quay lại ngủ. Thực hiện điều này bởi vì, não bộ của con người là bộ phận có khả năng liên hệ khá cao. Vì thế, não bộ đã liên hệ rằng chiếc giường là nguyên nhân gây tỉnh táo và cần phải thực hiện phá vỡ sự liên hệ đó. Việc thực hiện ra khỏi giường và đi làm việc khác đồng thời chỉ trở lại giường khi cơ thể thấy buồn ngủ sẽ giúp cho não bộ dần liên hệ rằng chiếc giường là nơi giúp cơ thể được nghỉ ngơi và ngủ yên giấc. 
  •  Từ bỏ các thói quen xấu: Không nên sử dụng caffein hoặc các chất kích thích như bia, rượu, chè…vào buổi chiều tối. Vì nếu có thói quen này sẽ gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, có thể mất ngủ hoặc trằn trọc không ngủ được… Nên thực hiện các thói quen có lợi cho giấc ngủ như thư giãn, đọc truyện, nghe nhạc du dương…trước khi đi ngủ để giúp cơ thể chìm vào giấc ngủ sâu hơn. Bởi vì ngủ là một quá trình sinh lý cần có thời gian để não bộ thực hiện. 
  • Luyện tập thể thao thường xuyên: Nên dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để thực hiện các bài luyện tập như đi bộ, chạy bộ, yoga, … Nếu ban ngày có thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời khi luyện tập thì sẽ rất tốt. Lưu ý không nên vận động mạnh từ sau 6 giờ tối vì có thể khiến cơ thể hưng phấn và khó đi vào giấc ngủ. 

Có thể thấy giấc ngủ và não bộ vốn có mối quan hệ mật thiết với nhau, một giấc ngủ chất lượng không chỉ mang lại cho bạn cảm giác thoải mái mà còn giúp não bộ tăng cường khả năng ghi nhớ và hạn chế sự lão hóa. Vì thế hãy chú ý đến việc cải thiện giấc ngủ để có thể làm chậm quá trình lão hóa não từ đó giúp đầu óc minh mẫn, sáng suốt hơn.

Nguồn: medicalnewstoday.com - livescience.com - healthline.com

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Vũ Thị Quỳnh Chi xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Vì sao mất ngủ kéo dài gây suy giảm trí nhớ?

Vì sao mất ngủ kéo dài gây suy giảm trí nhớ?

Cách nào phòng ngừa lão hóa não bộ?

Cách nào phòng ngừa lão hóa não bộ?

Vì sao phụ nữ suy giảm trí nhớ ít hơn nam giới?

Vì sao phụ nữ suy giảm trí nhớ ít hơn nam giới?

Phải làm gì khi bị đau đầu mất ngủ suy giảm trí nhớ?

Phải làm gì khi bị đau đầu mất ngủ suy giảm trí nhớ?

Thử dùng bài kiểm tra sức khỏe não bộ tại nhà

Thử dùng bài kiểm tra sức khỏe não bộ tại nhà

37

Bài viết hữu ích?