Zalo

Niacin và trầm cảm: Sử dụng Vitamin B3 để điều trị trầm cảm

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Niacin hay vitamin B3 là 1 vi chất dinh dưỡng quan trọng của cơ thể với nhiều nhiệm vụ và chức năng khác nhau. Nhiều người sử dụng Niacin điều trị trầm cảm và nhận được kết quả tích cực. Vậy thực sự mối liên hệ giữa Niacin và trầm cảm là như thế nào?

1. Niacin là gì?

Trước khi tìm hiểu về mối liên hệ giữa Niacin và trầm cảm, chúng ta cần biết Niacin là gì.  Theo bác sĩ, Niacin là tên gọi khác của vitamin B3, một trong các loại vitamin nhóm B thiết yếu, với nhiệm vụ chính là chuyển hóa chất dinh dưỡng (từ thực phẩm) thành năng lượng. Niacin giúp duy trì sự khỏe mạnh của tất cả các tế bào trong cơ thể và vô cùng cần thiết cho quá trình trao đổi chất, kèm theo đó là những tác dụng khác như:

  • Hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh;
  • Góp phần tạo ra hormone giới tính và hormone chống căng thẳng;
  • Phân hủy acid béo;
  • Cải thiện chức năng hệ tuần hoàn;
  • Giảm cholesterol máu.
Tình trạng thiếu hụt Niacin có thể được điều trị bằng cách tăng cường bổ sung
Tình trạng thiếu hụt Niacin có thể được điều trị bằng cách tăng cường bổ sung 

Nhiều người sử dụng vitamin B3 giảm lo âu căng thẳng và các bác sĩ khẳng định việc không cung cấp đủ nhu cầu vitamin B mỗi ngày có thể đưa đến nhiều vấn đề khác nhau cả về thể chất lẫn tinh thần. Một số biểu hiện phổ biến và ít nghiêm trọng khi thiếu hụt Niacin bao gồm:

  • Trầm cảm;
  • Lãnh cảm;
  • Rối loạn lo âu;
  • Đau đầu;
  • Mệt mỏi;
  • Mất phương hướng;
  • Suy giảm trí nhớ.

Trường hợp thiếu hụt Niacin nghiêm trọng có thể đưa đến một căn bệnh nguy hiểm có khả năng gây tử vong gọi là bệnh viêm da Pellagra. Nếu không được điều trị thích hợp, bệnh lý này có thể gây ra nhiều biến chứng như sau:

  • Bất thường trên da;
  • Tiêu chảy;
  • Mất trí nhớ;
  • Tử vong. 

Tình trạng thiếu hụt Niacin có thể được điều trị bằng cách tăng cường bổ sung thêm thông qua chế độ ăn uống hoặc sử dụng thuốc. Liều lượng khuyến cáo hàng ngày cho hầu hết mọi người là 14-18mg mỗi ngày.

Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm thần đặc trưng bởi cảm giác buồn bã
Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm thần đặc trưng bởi cảm giác buồn bã

2. Mối liên hệ giữa Niacin và trầm cảm

Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm thần đặc trưng bởi cảm giác buồn bã và vô vọng nghiêm trọng, qua đó gây cản trở rất nhiều đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Một số bệnh nhân cho rằng việc bổ sung Niacin điều trị trầm cảm sẽ mang đến hiệu quả đáng kể. Một số người bệnh cho rằng vitamin B3 giảm lo âu căng thẳng và cảm giác buồn bã và tuyệt vọng, thậm chí một số trường hợp còn khẳng định rằng bổ sung Niacin giúp chứng trầm cảm hoàn toàn biến mất.

Theo bác sĩ, trầm cảm xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau và đồng thời cũng có rất nhiều biện pháp điều trị mang đến hiệu quả. Tuy nhiên các nghiên cứu khoa học lại chưa tìm ra bằng chứng để chứng minh giải pháp bổ sung Niacin điều trị trầm cảm.

Ở một khía cạnh khác, các chuyên gia lại tìm ra một số bằng chứng cho thấy bệnh nhân trầm cảm rất dễ bị thiếu hụt vitamin nhóm B, trong đó bao gồm cả Niacin. Do đó nếu đã được chẩn đoán trầm cảm, bệnh nhân nên thảo luận với bác sĩ về việc bổ sung Niacin cũng như các vitamin nhóm B khác, có thể thông qua thuốc hoặc tăng cường tiêu thụ thực phẩm giàu Niacin.

Một mối liên hệ khác giữa Niacin và trầm cảm liên quan đến các chất dẫn truyền hóa học của não bộ. Theo đó, hai trong số các chất trung gian hóa học phổ biến nhất trong não bộ và có liên quan đến chứng trầm cảm là Dopamine và Serotonin. Những chất dẫn truyền thần kinh này có nhiệm vụ điều chỉnh tâm trạng và chính sự thiếu hụt serotonin là một yếu tố có thể góp phần dẫn đến trầm cảm. Điều này giải thích lý do tại sao các thuốc chống trầm cảm nhóm SSRI (hay nhóm ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin) mang đến hiệu quả rất cao trong điều trị trầm cảm. Serotonin được tạo ra bởi một loại acid amin gọi là tryptophan và chính Niacin lại là một phần của quá trình chuyển hóa tryptophan thành serotonin.

3. Sử dụng Niacin điều trị trầm cảm

Các chế phẩm bổ sung Niacin được bào chế và sử dụng dưới dạng thuốc không kê đơn, ngoài ra chúng ta vẫn có thể tăng cường bổ sung vitamin B3 thông qua tiêu thụ các loại thực phẩm khác nhau, có thể kể đến như sau:

  • Củ cải;
  • Các loại cá;
  • Gan động vật;
  • Đậu phộng;
  • Trứng;
  • Sữa;
  • Bông cải xanh.

Theo bác sĩ, bổ sung Niacin thông qua thực phẩm sẽ tốt hơn việc sử dụng thuốc viên vì hầu như không có nguy cơ gây quá liều hoặc tổn thương chức năng gan.

Liều điều trị tình trạng thiếu hụt vitamin B3 dao động khoảng 20mg mỗi ngày, tuy nhiên khi sử dụng Niacin điều trị trầm cảm mức độ nghiêm trọng thì liều dùng có thể cao hơn rất nhiều. Theo một số nghiên cứu, những bệnh nhân trầm cảm nặng đáp ứng với liệu pháp niacin có xu hướng được hưởng lợi với liều dùng từ khoảng 1.000 đến 3.000 mg mỗi ngày, thậm chí đã ghi nhận trường hợp một người phụ nữ chỉ cải thiện các triệu chứng trầm cảm khi dùng liều hàng ngày lên đến 11.500mg.

Tuy nhiên cần lưu ý là vẫn chưa có đủ bằng chứng từ các nghiên cứu khoa học để hỗ trợ hoặc đưa ra khuyến cáo về liều lượng Niacin điều trị trầm cảm. Nếu quyết định thử nghiệm bổ sung Niacin, điều quan trọng là bệnh nhân trầm cảm phải bắt đầu với liều thấp và tăng liều dần theo thời gian. Bên cạnh đó người bệnh cần trao đổi với bác sĩ trước khi bắt đầu sử dụng Niacin vì mỗi cá thể sẽ có những phản ứng khác nhau với vitamin B3. Thậm chí, một số trường hợp còn ghi nhận các tác dụng phụ và một số rủi ro khi sử dụng quá nhiều loại vitamin này.

Theo bác sĩ, Nacin có khả năng gây hạ huyết áp đáng kể và gây nguy hiểm cho một số đối tượng. Những bệnh nhân trầm cảm sử dụng Niacin cũng nên lưu ý rằng liều cao của dạng bào chế viên nén giải phóng kéo dài có nguy cơ gây tổn thương gan nghiêm trọng với các biểu hiện như:

  • Vàng da, vàng mắt;
  • Cảm giác ngứa ngáy;
  • Buồn nôn;
  • Nôn ói;
  • Cơ thể mệt mỏi.

Một phản ứng phổ biến khác khi dùng quá nhiều vitamin B3 là tình trạng đỏ bừng mặt (Niacin Flush). Phản ứng này khiến da người đung chuyển sang màu đỏ, đi kèm cảm giác nóng hoặc như bị bỏng. Phản ứng này không gây nguy hiểm và thường chỉ xảy ra khi liều dùng cao hơn 1000mg, tuy nhiên đã ghi nhận vài trường hợp đỏ bừng ở người chỉ dùng 50mg vitamin B3.

Thiếu vitamin B3 có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Do đó việc bổ sung vitamin B3 là rất cần thiết. Trong trường hợp không biết nên bổ sung Vitamin B3 như thế nào thì hãy thực hiện liệu pháp truyền phục hồi sức khỏe - nâng cao miễn dịch đang được nhiều người lựa chọn hiện nay. Đây là liệu pháp giúp chăm sóc sức khỏe từ cấp độ tế bào. Sự kết hợp theo công thức đặc biệt chất điện giải, vitamin, chất chống oxy hóa, vi hoạt chất độc quyền giúp tăng cường năng lượng, bù nước, thải độc, cân bằng điện giải, tăng sinh collagen, chống lão hoá da cấp độ tế bào và phục hồi sức khỏe từ bên trong. Liệu trình truyền sẽ được cá nhân hóa theo tình trạng sức khỏe cụ thể của khách hàng.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Rối loạn lo âu có phải là trầm cảm không? Có nguy hiểm và có chữa được không?

Rối loạn lo âu có phải là trầm cảm không? Có nguy hiểm và có chữa được không?

Các loại cây trị trầm cảm có hiệu quả như thế nào?

Các loại cây trị trầm cảm có hiệu quả như thế nào?

Bệnh trầm cảm có di truyền không?

Bệnh trầm cảm có di truyền không?

Khi nào bạn nên kiểm tra sức khỏe tinh thần?

Khi nào bạn nên kiểm tra sức khỏe tinh thần?

Cách chữa bệnh trầm cảm thế nào để hiệu quả?

Cách chữa bệnh trầm cảm thế nào để hiệu quả?

27

Bài viết hữu ích?