Zalo

Những điều cần biết về chỉ định và chống chỉ định vitamin B9

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Vitamin B9 (hay acid folic) đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất hồng cầu và duy trì chức năng hệ thần kinh trung ương. Ngoài ra, vitamin B9 cũng giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh và giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh não, cột sống. Vậy vitamin B9 chỉ định cho những đối tượng nào? Ai bị chống chỉ định vitamin B9? Cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây!

1. Tổng quan về vitamin B9 

Vitamin B9 (hay folate) là hợp chất tan trong nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh tổng hợp DNA, sản xuất hồng cầu và duy trì hoạt động của hệ thần kinh. Vitamin B9 cũng rất cần thiết cho phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu thai kỳ để giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh ở trẻ. 

Hàm lượng vitamin B9 cao trong các loại rau lá xanh đậm, các loại đậu, đậu Hà Lan và các loại hạt. Trái cây giàu folate bao gồm cam, chanh, chuối, dưa và dâu tây. Dạng tổng hợp của folate là acid folic có nhiều trong ngũ cốc và mì ống. Do con người không thể tổng hợp được vitamin B9, bạn cần thiết kế khẩu phần ăn đầy đủ các loại thực phẩm này để đảm bảo nhu cầu của cơ thể. 

Lượng vitamin B9 khuyến nghị hàng ngày cho người lớn là 400 microgram (mcg). Riêng đối với phụ nữ trưởng thành đang mang thai hoặc có kế hoạch mang thai nên bổ sung từ 400 đến 1000 mcg acid folic mỗi ngày. 

Thiếu hụt vitamin B9 có thể dẫn đến thiếu máu hồng cầu khổng lồ, giảm chức năng tiêu hóa, mất trí nhớ, Alzheimer. Ở phụ nữ mang thai, thiếu vitamin B9 là nguyên nhân gây dị tật ống thần kinh cho thai nhi, tăng nguy cơ bệnh lý tim mạch cho bào thai. Ngoài ra, thiếu acid folic trong khi nồng độ homocystein cao còn làm tăng nguy cơ tạo cục máu đông gây tổn thương thành mạch máu, tăng nguy cơ đột quỵ cho người bệnh. 

Vitamin B9 có mặt trong nhiều rau lá xanh đậm
Vitamin B9 có mặt trong nhiều rau lá xanh đậm

2. Những lợi ích của vitamin B9 đối với sức khỏe

Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra lợi ích của vitamin B9 đối với sức khỏe như sau:

  • Ngăn ngừa dị tật ống thần kinh: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bổ sung vitamin B9 có thể ngừa dị tật ống thần kinh bẩm sinh ở thai nhi. Do đó, nếu có kế hoạch mang thai, bạn nên bổ sung vitamin B9 hàng ngày, nhất là 3 tháng trước và sau khi thụ thai để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. 
  • Cải thiện sức khỏe tim mạch và phòng ngừa đột quỵ: Acid folic kết hợp với vitamin B6 và B12 giúp kiểm soát nồng độ homocystein trong cơ thể. Nồng độ homocystein cao làm tăng nguy cơ tạo cục máu đông - nguy cơ tiềm ẩn gây nên các bệnh tim mạch và đột quỵ 
  • Giảm nguy cơ ung thư: Một số nghiên cứu cho thấy, folate có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh các bệnh ung thư khác nhau, trong đó có ung thư máu. 
  • Điều trị thiếu máu hồng cầu khổng lồ: Cùng với phòng ngừa dị tật ống thần kinh, điều trị thiếu máu hồng cầu khổng lồ là 2 chỉ định vitamin B9 duy nhất được FDA công nhận. 
  • Một số lợi ích khác: Một số bằng chứng cho thấy vitamin B9 hữu ích trong việc điều trị trầm cảm, ngăn ngừa chứng mất trí nhớ, loạn sản cổ tử cung, viêm loét đại tràng,...Acid folic được xem là chất thay thế canxi leucovorin và dùng như liệu pháp bổ trợ trong ngộ độc methanol.  

3. Đối tượng sử dụng vitamin B9 

Hầu hết người lớn và trẻ em đều có thể sử dụng acid folic. Các đối tượng dưới đây có nguy cơ cao thiếu hụt vitamin B9 cần được bổ sung đầy đủ thông qua chế độ dinh dưỡng hoặc thực phẩm chức năng: 

  • Người nghiện rượu mãn tính hoặc xơ gan do rượu
  • Người mắc bệnh thiếu máu tán huyết.
  • Người bị rối loạn hấp thu
  • Phụ nữ có thai hoặc đang có kế hoạch mang thai. 

Tuy nhiên, chống chỉ định vitamin B9 cho các đối tượng sau: 

  • Người đã từng bị dị ứng với acid folic, vitamin nhóm B, dị ứng với các loại thuốc, thực phẩm hoặc chất bảo quản khác. 
  • Người có nồng độ vitamin B12 trong máu thấp, người mắc bệnh thiếu máu ác tính hoặc thiếu máu do thiếu vitamin B12. 
  • Người bị ung thư (ngoại trừ trường hợp ung thư kèm thiếu máu do thiếu folate).
  • Người đang chạy thận nhân tạo hoặc đặt stent trong tim. 
Hầu hết người lớn và trẻ em đều có thể sử dụng acid folic
Hầu hết người lớn và trẻ em đều có thể sử dụng acid folic

4. Liều dùng vitamin B9 

Vitamin B9 thường được dùng bằng đường uống, liều lượng khác nhau tùy thuộc vào mức độ thiếu hụt. Nhu cầu acid folic hàng ngày được khuyến nghị cho người lớn là 400 mcg. 

Đối với bệnh nhân chẩn đoán thiếu máu hồng cầu khổng lồ, lượng acid folic khuyến cáo lên đến 15 mg/lần mỗi ngày. Acid folic trong trường hợp này có thể sử dụng qua đường uống, tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm dưới da. 

Bệnh nhân chạy thận nhân tạo được khuyến cáo bổ sung từ 1 - 5 mg acid folic mỗi ngày. Bệnh nhân điều trị bằng methotrexate nên bổ sung vitamin B9 để giảm tác dụng trong quá trình điều trị.  

Một số tác dụng phụ khi sử dụng vitamin B9 mà bạn có thể gặp phải như buồn nôn, ăn không ngon, lú lẫn, cáu gắt, rối loạn giấc ngủ, mùi vị khó chịu trong miệng,...Nếu xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo dị ứng như phát ban, ngứa, khó thở,...bạn cần báo ngay cho bác sĩ để có hướng giải quyết kịp thời. 

Đặc biệt, vitamin B9 có thể gây tương tác với một số thuốc như pyrimethamine (chữa sốt rét), methotrexat (điều trị ung thư), barbiturat (ức chế hệ thần kinh trung ương), thuốc chống co giật như phenytoin, primidone, fosphenytoin,...Do đó, nếu đang dùng các thuốc này để điều trị, bạn cần báo ngay cho bác sĩ trước khi dùng vitamin B9 để bác sĩ có hướng thay thế hoặc lời khuyên phù hợp. 

Trên đây là một số chỉ định và chống chỉ định vitamin B9 mà bạn cần nắm trước khi bổ sung chất này vào chế độ dinh dưỡng. Nhìn chung, acid folic tương đối an toàn cho hầu hết mọi đối tượng. Nếu có vấn đề băn khoăn trong quá trình dùng vitamin B9, bạn cần báo ngay cho bác sĩ để có hướng giải quyết và xử lý phù hợp. Để bổ sung vitamin B9 đúng cách, đúng liều lượng bạn có thể đến trung tâm y tế hoặc đến Phòng khám đa khoa Hydration để được thăm khám. Sau khi có kết quả các bác sĩ sẽ xác định tình trạng và tư vấn hướng bổ sung phù hợp, giúp phòng ngừa bệnh lý, tránh nguy cơ thừa - thiếu vitamin.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Hồ Giáng My xem thêm bài viết cùng tác giả

28

Bài viết hữu ích?

Bài viết hữu ích?

ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Da vàng là thiếu vitamin gì? Cần bổ sung ra sao?

Da vàng là thiếu vitamin gì? Cần bổ sung ra sao?

Các vitamin nhóm B gồm những loại nào?

Các vitamin nhóm B gồm những loại nào?

Nguồn thực phẩm chứa 31 loại khoáng chất và vitamin thiết yếu cho cơ thể

Nguồn thực phẩm chứa 31 loại khoáng chất và vitamin thiết yếu cho cơ thể

Nên ăn gì có vitamin A nhiều nhất?

Nên ăn gì có vitamin A nhiều nhất?

Tại sao vitamin và chất chống oxy hóa lại quan trọng?

Tại sao vitamin và chất chống oxy hóa lại quan trọng?

28

Bài viết hữu ích?