Zalo

Nhịn ăn gián đoạn hữu ích cho bệnh nhân tiểu đường loại 2

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Các nhà khoa học vẫn đang không ngừng nghiên cứu để làm rõ vấn đề nhịn ăn gián đoạn có tốt cho người tiểu đường không. Trong một nghiên cứu gần đây, họ phát hiện ra rằng việc nhịn ăn gián đoạn đã đảo ngược bệnh tiểu đường loại 2 ở gần một nửa số người tham gia nghiên cứu.

1. Nhịn ăn gián đoạn có tốt cho người tiểu đường?

Bệnh tiểu đường loại 2 là một bệnh tiến triển suốt đời được đặc trưng bởi tình trạng kháng insulin và lượng đường trong máu cao. Số người mắc căn bệnh này trên toàn thế giới đã tăng từ 108 triệu vào năm 1980 lên 537 triệu vào năm 2021, nghĩa là tăng gần gấp 5 lần.

Sự đồng thuận rộng rãi của công chúng nói rằng bệnh tiểu đường loại 2 là không thể đảo ngược. Tuy nhiên, một số nghiên cứu chỉ ra rằng điều này có thể không đúng. Một nghiên cứu được tiến hành vào năm 2019 đã đưa ra bằng chứng cho thấy 46% người tham gia thuyên giảm bệnh nhờ hạn chế calo. Một nghiên cứu khác từ năm 2020 cho thấy các biện pháp can thiệp tích cực vào lối sống đã giúp thuyên giảm bệnh ở hơn 60% những người tham gia mắc bệnh tiểu đường dưới 3 năm.

Các nghiên cứu khác gần đây đã phát hiện ra rằng việc nhịn ăn gián đoạn có thể cải thiện tình trạng kháng insulin ở động vật. Vậy nhịn ăn gián đoạn giảm đường huyết ở người như thế nào? Các thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát đã chỉ ra rằng nhịn ăn gián đoạn có liên quan đến giảm cân ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2. Gần đây, một nhóm các nhà khoa học ở Trung Quốc đã đánh giá tác động của nhịn ăn gián đoạn trong 3 tháng đối với sự thuyên giảm bệnh tiểu đường loại 2. Họ phát hiện ra rằng 47,2% người tham gia không còn mắc bệnh tiểu đường sau 3 tháng nhịn ăn gián đoạn.

Với mục đích làm rõ nhịn ăn gián đoạn có tốt cho người tiểu đường không, các nhà nghiên cứu đã tuyển dụng 72 người tham gia từ 38 đến 72 tuổi, từng mắc bệnh tiểu đường loại 2 trong 1 – 11 năm và chỉ số khối cơ thể (BMI) là 19,1–30,4. Những người tham gia sau đó được chia thành hai nhóm gồm 36 người và được chỉ định chế độ nhịn ăn gián đoạn hoặc ăn uống không hạn chế. Thời gian can thiệp kéo dài trong 3 tháng và bao gồm sáu chu kỳ 15 ngày can thiệp. Sau 3 tháng can thiệp, 18 trong số 36 người trong nhóm nhịn ăn gián đoạn và 1 người trong nhóm ăn uống không hạn chế không còn cần dùng thuốc để kiểm soát bệnh tiểu đường nữa. Trọng lượng cơ thể trung bình của những người tham gia trong nhóm nhịn ăn cũng giảm 5,93 kg, trong khi những người trong nhóm còn lại giảm được 0,27 kg. Điểm chất lượng cuộc sống cũng tăng đáng kể ở những người trong nhóm nhịn ăn gián đoạn và giảm ở nhóm còn lại.

Để hiểu làm thế nào nhịn ăn gián đoạn giảm đường huyết và giúp đảo ngược bệnh tiểu đường loại 2, các nhà khoa học đã không ngừng thực hiện những nghiên cứu quy mô lớn hơn. Cuối cùng họ đã phát hiện nếu mọi người giảm cân rất nhanh bằng cách ăn 1 bữa ăn mỗi ngày thì khoảng 45% những người ở giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường loại 2 có thể thoát khỏi tất cả các triệu chứng của bệnh. Giảm cân nhanh chóng giúp loại bỏ chất béo tích tụ trong gan, tuyến tụy và cơ bắp. Điều này giúp tuyến tụy sản xuất nhiều insulin hơn, làm giảm lượng đường trong máu, đồng thời giúp gan và cơ bắp thực hiện công việc điều chỉnh lượng đường trong máu.

Một nghiên cứu khác được thực hiện bởi một nhóm các nhà nghiên cứu ở Trung Quốc trong khoảng thời gian ba tháng. Có 36 người tham gia, tất cả đều mắc bệnh tiểu đường loại 2, những người tham gia vào chế độ nhịn ăn gián đoạn. Một số đang dùng thuốc hạ đường huyết và insulin. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng gần 90% những người tham gia giảm lượng thuốc uống để kiểm soát bệnh tiểu đường của họ, bao gồm cả những người dùng thuốc hạ đường huyết và tiêm insulin. Hơn một nửa (55%) những người tham gia đã thuyên giảm bệnh tiểu đường và ngừng dùng thuốc. Họ duy trì sự thuyên giảm trong ít nhất một năm.Gần hai phần ba số người tham gia đã thuyên giảm bệnh tiểu đường trong hơn sáu năm. Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu, nhịn ăn gián đoạn có thể giúp bệnh nhân giảm cân và nhờ đó có khả năng thuyên giảm bệnh tiểu đường.

Hình: Nhiều nghiên cứu chỉ ra nhịn ăn gián đoạn giảm đường huyết ở người bệnh tiểu đường

2. Người tiểu đường có nên nhịn ăn gián đoạn không?

Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu chứng minh nhịn ăn gián đoạn giảm đường huyết và giúp đảo ngược bệnh tiểu đường loại 2. Tuy nhiên, những nghiên cứu này chỉ xem xét một kiểu nhịn ăn gián đoạn và được thực hiện trên một mẫu dân số nhỏ, có BMI và mức đường huyết thấp. Nghiên cứu trên mẫu lớn và quy mô hơn vẫn chưa được thực hiện.

Bệnh tiểu đường loại 2 là một bệnh chuyển hóa liên quan đến nhiều hệ thống của cơ thể như thận, mắt, tim. Để can thiệp bệnh tiểu đường có hiệu quả, điều quan trọng là không chỉ cải thiện lượng đường trong máu của một người, mà còn làm giảm gánh nặng bệnh tật liên quan đến bệnh tiểu đường. Chúng ta cần xem liệu một biện pháp can thiệp bệnh tiểu đường có thực sự cải thiện tỷ lệ tử vong chung của một người và giảm các biến cố tim bất lợi nghiêm trọng ở những người mắc bệnh tiểu đường hay không.

Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy nhịn ăn gián đoạn mang lại một số rủi ro cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường loại 2, chẳng hạn như:

  • Hạ đường huyết, đặc biệt là khi người bệnh đang dùng thuốc hạ đường huyết.
  • Suy dinh dưỡng: Nếu người bệnh không nhận được đủ dinh dưỡng trong thời gian ăn uống, họ có nguy cơ rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng.
  • Thay đổi sinh lý như chóng mặt, năng lượng thấp, khó chịu, …
Hình: Người bệnh tiểu đường có nên nhịn ăn gián đoạn không cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị

Và nhiều người cũng đặt ra câu hỏi, người bệnh tiểu đường có nên nhịn ăn gián đoạn không. Nghiên cứu chỉ xem xét các cá nhân trong một năm sau khi họ thay đổi chế độ ăn uống, những lợi ích hoặc tác hại lâu dài không được tiết lộ. 

Nhịn ăn gián đoạn có thể là một lựa chọn khả thi để giảm cân và kiểm soát lượng đường trong máu đối với những người mắc bệnh tiểu đường loại 2. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải nói chuyện với bác sĩ trước khi bắt đầu, vì có thể cần phải thay đổi thời gian dùng thuốc và chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng để đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể.

Thừa cân, béo phì luôn được xác định là nguyên nhân chính gây nên các bệnh mạn tính, trong đó có tim mạch, huyết áp, tiểu đường… Vì thế để có thể sớm cải thiện sức khỏe, người thừa cân nên sử dụng các phương pháp giảm cân càng sớm càng tốt, trong đó có việc thay đổi chế độ ăn và tăng cường tập luyện. Ngoài ra cũng có thể tham khảo biện pháp giảm cân khoa học như liệu pháp tiêu hao năng lượng.

Phương pháp này thực hiện với liệu trình chỉ trong 8 giờ và tổng thời gian là 6 tuần. Trong đó, chú trọng đến việc truyền vào cơ thể người thừa cân các loại vitamin và khoáng chất như Vitamin C, B-complex, khoáng chất Vàng Selen. Nhờ đó, quá trình trao đổi chất sẽ được thúc đẩy và quá trình chuyển hóa cũng tăng lên. Bạn có thể giữ được sức khỏe tốt, tràn đầy năng lượng mà vẫn giảm mỡ máu, mỡ nội tạng và mỡ dưới da. Kết quả thu được là người thừa cân sẽ sở hữu một cơ thể thon gọn, săn chắc, hạn chế tỷ lệ tái béo phì và đẩy lùi nguy cơ hình thành và phát triển các bệnh lý mạn tính do béo phì gây nên.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Cúc xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Chế độ nhịn ăn 20/4 có đốt mỡ tốt không?

Chế độ nhịn ăn 20/4 có đốt mỡ tốt không?

Cơ chế đốt mỡ của phương pháp giảm cân nhịn ăn gián đoạn

Cơ chế đốt mỡ của phương pháp giảm cân nhịn ăn gián đoạn

9 kế hoạch ăn kiêng tốt nhất: Tính bền vững, khả năng giảm cân hiệu quả

9 kế hoạch ăn kiêng tốt nhất: Tính bền vững, khả năng giảm cân hiệu quả

Chế độ ăn uống để giảm cân nhanh chóng và an toàn

Chế độ ăn uống để giảm cân nhanh chóng và an toàn

Cách thực chế độ ăn kiêng keto trong 1 tuần

Cách thực chế độ ăn kiêng keto trong 1 tuần

13

Bài viết hữu ích?