Zalo

Nguy cơ ung thư bị ảnh hưởng như thế nào bởi bệnh béo phì và sức khoẻ trao đổi chất?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Hiện nay ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy béo phì, rối loạn chuyển hoá là yếu tố nguy cơ góp phần gây ra nhiều tình trạng sức khỏe mãn tính. Hơn nữa các dạng béo phì liên quan đến chuyển hóa không lành mạnh còn làm gia tăng nguy cơ phát triển các bệnh ung thư. Vậy thực nguy cơ ung thư sẽ bị ảnh hưởng ra sao bởi béo phì và tình trạng sức khoẻ khoẻ trao đổi chất?

v

1. Nguy cơ ung thư bị ảnh hưởng như thế nào bởi bệnh béo phì và sức khoẻ trao đổi chất?

Để đánh giá nguy cơ ung thư bị tác động bởi bệnh béo phì và khả năng trao đổi chất như thế nào, các nhà nghiên cứu đã tiến hành kiểm tra chỉ số khối cơ thể (BMI) trên 800.000 người cùng với các dữ liệu như huyết áp, đường huyết và chất béo trung tính. Kết quả được phân loại thành 6 nhóm đối tượng gồm:

  • Béo phì chuyển hóa không lành mạnh: 6,8%
  • Béo phì khoẻ mạnh về chuyển hoá: 3,4%
  • Thừa cân không lành mạnh về mặt trao đổi chất: 15,4%
  • Thừa cân khỏe mạnh về trao đổi chất: 19,8%
  • Trọng lượng bình thường nhưng không lành mạnh về trao đổi chất: 12,5%
  • Cân nặng bình thường khoẻ mạnh về mặt trao đổi chất: 42%

Kết quả của nghiên cứu cho thấy, những nguy cơ về sức khoẻ mà người béo phì có chuyển hóa không khoẻ mạnh phải đối mặt như sau:

  • Phụ nữ béo phì có chuyển hóa không khỏe mạnh có nguy cơ mắc ung thư đại tràng cao hơn 21%, nguy cơ lạc nội mạc tử cung cao hơn 3 lần và nguy cơ ung thư thận cao 2,5 lần sao với người khoẻ mạnh về chuyển hoá cùng cân nặng bình thường
  • Phụ nữ béo phì dù có trao đổi chất khoẻ mạnh vẫn có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn, cụ thể là gấp 2,4 lần đối với ung thư nội mạc tử cung và hơn 80% đối với ung thư thận
  • Đàn ông béo phì có chuyển hoá không tốt sẽ có nguy cơ mắc ung thư thận gấp 2,6 lần, nguy cơ ung thư đại tràng cao hơn 85% và tăng 32% nguy cơ ung thư tuyến tụy và trực tràng so với những người đàn ông khỏe mạnh về chuyển hoá có cân nặng bình thường
  • Những người đàn ông khỏe mạnh về mặt trao đổi chất bị béo phì cũng có nguy cơ mắc ung thư thận cao hơn 67% và nguy cơ ung thư đại tràng cao hơn 42%

Nhìn chung nguy cơ ung thư sẽ tương tự ở bệnh nhân có cân nặng bình thường khoẻ mạnh và không khỏe mạnh về mặt chuyển hoá nhưng đối với những người béo phì chuyển hoá không lành mạnh luôn có nguy cơ mắc ung thư cao hơn.

nguy cơ ung thư
Béo phì làm gia tăng nguy cơ ung thư

2. Sức khoẻ trao đổi chất và nguy cơ ung thư

Nghiên cứu nói trên cho thấy sự đặc biệt vì phân loại béo phì thành nhóm có rối loạn chuyển hóa và nhóm có sức khỏe chuyển hoá tốt trong khi hầu hết các nghiên cứu thì không quan tâm tới khía cạnh này. Nghiên cứu đã chứng minh rằng, những bệnh nhân béo phì bị rối loạn chuyển hoá thậm chí có nguy cơ mắc một số bệnh ung thư cao hơn các đối tượng khác. Mặc dù béo phì từ lâu đã được cho là có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư nhưng dữ liệu cho thấy, mối liên hệ giữa sức khoẻ trao đổi chất với ung thư cũng rất đáng kể.

Lượng mỡ quá mức trong cơ thể, đặc biệt là mỡ nội tạng dẫn tới các biến chứng viêm, rối loạn chuyển hoá, nồng độ insulin cao và tăng sản xuất yếu tố tăng trưởng giống insulin-1 - một loại protein có khả năng kích thích sự phát triển của khối u và đẩy nhanh các mạch máu nuôi tế bào ung thư. Như vậy mối quan hệ giữa bệnh ung thư, trao đổi chất không lành mạnh và béo phì đã được kết nối một cách tương đối cụ thể sau nghiên cứu này.

nguy cơ ung thư
Sức khỏe chuyển hóa không lành mạnh cũng là một yếu tố nguy cơ ung thư cao 

3. Những cách tốt nhất để giảm nguy cơ ung thư

Bên cạnh việc điều trị béo phì thì các phương pháp chăm sóc quá trình trao đổi chất cũng rất quan trọng để ngăn ngừa nguy cơ ung thư, cụ thể như sau:

  • Tránh ăn quá nhiều có thể dẫn tới các biến chứng chuyển hoá
  • Cắt giảm hoặc loại bỏ các yếu tố có thể gây béo phì không lành mạnh về chuyển hoá như không ăn thực phẩm siêu chế biến và thực phẩm có hàm lượng đường cao như nước ngọt có ga
  • Ăn nhiều thực phẩm có nguồn gốc thực vật như trái cây, rau quả tươi có thể giúp duy trì cân nặng khoẻ mạnh
  • Tăng cường hoạt động thể chất để cải thiện khả năng trao đổi chất, ngay cả khi chưa đạt được mục tiêu giảm cân
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ về tình trạng nội tiết, chuyển hoá hoặc các biện pháp can thiệp khác có thể cần thiết để điều trị béo phì, cải thiện trao đổi chất
  • Hạn chế các yếu tố nguy cơ như thuốc lá, môi trường độc hại, thiếu ngủ có thể thúc đẩy béo phì và rối loạn chức năng trao đổi chất.

Tóm lại, các nghiên cứu mới nhất cho thấy dạng béo phì có chuyển hoá không lành mạnh liên quan đến việc tăng nguy cơ phát triển các bệnh ung thư. Sức khoẻ trao đổi chất gắn liền với sức khoẻ tổng thể và việc trao đổi chất không lành mạnh là một yếu tố nguy cơ gây ung thư và bệnh tật. Việc thay đổi chế độ ăn, sử dụng thực phẩm có nguồn gốc thực vật và tăng cường vận động có thể giúp cải thiện chuyển hóa, điều trị béo phì và cuối cùng là ngăn ngừa nguy cơ ung thư.

Cách để hạn chế những biến chứng của bệnh thừa cân béo phì là thực hiện lối sống lành mạnh và duy trì, quản trị cân nặng hợp lý. Bạn có thể lựa chọn liệu pháp tiêu hao năng lượng giúp tiêu hao mỡ cấp độ tế bào.

Liệu pháp tiêu hao năng lượng hiện đang là phương pháp giảm cân khoa học đang được nhiều người trong đó có giới doanh nhân và nghệ sĩ tin tưởng sử dụng. Phương pháp này được thực hiện bằng cách truyền các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Thông qua đó, liệu pháp này có tác dụng tăng cường quá trình chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên và không gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe. Trước khi thực hiện liệu pháp tiêu hao năng lượng bác sĩ sẽ cần đánh giá sức khỏe tổng thể của từng người sau đó sẽ đưa ra phác đồ giảm cân cụ thể. Trong cả quá trình thực hiện liệu pháp tiêu hao năng lượng bác sĩ điều trị sẽ luôn đồng hành theo sát, lên kế hoạch dinh dưỡng chi tiết kết hợp kết hợp với luyện tập điều độ để có hiệu quả giảm cân tốt nhất.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Hải Minh xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Công việc ít vận động và nguy cơ béo phì có mối liên hệ mật thiết

Công việc ít vận động và nguy cơ béo phì có mối liên hệ mật thiết

35 cách đơn giản để cắt giảm calo để giảm cân

35 cách đơn giản để cắt giảm calo để giảm cân

Giảm cân và giảm béo có khác nhau không?

Giảm cân và giảm béo có khác nhau không?

Béo phì là yếu tố làm tăng tỷ lệ ung thư ở thanh niên

Béo phì là yếu tố làm tăng tỷ lệ ung thư ở thanh niên

Ăn uống có giới hạn thời gian có thể giúp bạn giảm cân

Ăn uống có giới hạn thời gian có thể giúp bạn giảm cân

8

Bài viết hữu ích?