Gạo nếp là thành phần chính của món xôi nếp. Tùy thuộc vào loại gạo được lựa chọn mà xôi nếp sẽ có chỉ số đường huyết khác nhau. Tuy nhiên, một điều rõ ràng là gạo nếp thuộc nhóm thực phẩm giàu tinh bột và có chỉ số đường huyết GI cao.
Nhìn chung, các loại gạo nếp dùng để nấu xôi đều có chỉ số đường huyết GI khá cao. Điều này là nguyên nhân khiến lượng đường trong máu của người ăn tăng cao đột ngột sau khi ăn và sẽ gây ra ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bệnh tiểu đường. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên ăn nhiều xôi nếp ở những người bị tiểu đường. Nếu ăn thì chỉ nên ăn một lượng nhỏ và ăn kèm với salad trộn để làm hạn chế dung nạp đường.
Người bị tiểu đường tuýp 2 có được ăn xôi không? Thực tế là điều này vẫn có thể được, tuy nhiên cần rất hạn chế bởi thành phần gạo nếp sẽ làm chỉ số đường huyết tăng cao đột ngột. Trường hợp người bệnh vẫn muốn ăn xôi nếp thì hãy chú ý là ăn một lượng nhỏ để hạn chế nạp carbs vào cơ thể làm tăng đường huyết và nên ăn kèm rau xanh hoặc salad trộn. Vì xôi nếp rất giàu tinh bột cũng như có chỉ số đường huyết GI cao nên sau khi ăn lượng đường trong máu của người bệnh sẽ bị tăng cao đột ngột làm giảm hiệu quả điều trị bệnh tiểu đường và làm tăng nguy cơ xuất hiện các biến chứng của bệnh trong tương lai. Bên cạnh đó, dư thừa tinh bột nếu ăn nhiều xôi sẽ làm người bệnh tăng cân hoặc mất kiểm soát cân nặng. Đây là điều rất nguy hiểm ở bệnh nhân đái tháo đường nói riêng và các bệnh rối loạn chuyển hóa nói chung. Với thắc mắc người bị tiểu đường tuýp 2 có được ăn xôi không thì câu trả lời là vẫn có thể được, tuy nhiên cần rất hạn chế.
Nhìn chung, hầu hết các loại gạo nếp đều có chỉ số đường huyết (GI) khá cao và gây ra những ảnh hưởng không tốt cho việc điều trị và tiên lượng bệnh tiểu đường. Do đó, cách tốt nhất để giúp người bệnh ổn định đường huyết cũng như ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm sau này, người bệnh cần cân nhắc trước khi ăn bất kỳ thực phẩm nào và kiểm soát chế độ ăn một cách chặt chẽ, tránh các món ăn giàu tinh bột và carb như xôi nếp.
Nếu như người bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn đồ nếp 1 cách vừa phải thì những người mắc đái tháo đường kèm theo các bệnh dưới đây thì cần kiêng tuyệt đối món xôi nếp trong chế độ ăn uống:
Để tránh các ảnh hưởng xấu đến chỉ số đường huyết và quá trình điều trị bệnh, bạn cần chú ý những vấn đề sau khi ăn xôi nếp:
Về liều lượng: Theo các chuyên gia, hàm lượng Carbohydrate mà người bệnh tiểu đường nên bổ sung trong mỗi bữa ăn là khoảng 45 – 60g. Vì thế, người bệnh tiểu đường khi ăn xôi chỉ nên ăn chưa đến 200g gạo nếp mỗi bữa, nên ăn kèm cùng với các loại thực phẩm giàu chất xơ khác như rau xanh, trái cây,... và mỗi tuần ăn xôi không quá 2 lần. Để có thể ăn đúng lượng thức ăn cần thiết cũng như cân đối khẩu phần ăn sao cho hợp lý giữa các nhóm thực phẩm, người bệnh có thể sử dụng phương pháp đĩa thức ăn để. Chọn đĩa thức ăn có đường kính khoảng 20cm và đặt các nhóm thực phẩm theo tỉ lệ sau:
Bạn cũng hãy đặt 1 phần ăn tráng miệng bên cạnh đĩa thức ăn từ trái cây như nửa quả táo/cam, 1 quả chuối nhỏ, 1 quả quýt hoặc 4 – 5 quả nho,…
Thời điểm:
Tiểu đường ăn xôi được không thì vẫn có thể ăn được nhưng bạn hãy ăn vào bữa trưa hoặc khi hạ đường huyết để đảm bảo nồng độ đường trong máu được duy trì ổn định. Ăn xôi vào buổi sáng rất hạn chế do sau thời gian ngủ dài, chỉ số đường máu của bạn đang ở mức rất thấp và ăn xôi vào lúc này dễ khiến cơ thể người bệnh bị tăng đường huyết đột ngột.
Những lưu ý quan trọng khác:
Tóm lại, xôi nếp là thực phẩm chứa nhiều tinh bột và chỉ số đường huyết (GI) khá cao. Nếu người bệnh tiểu đường vẫn muốn ăn xôi thì hãy ghi nhớ một số lưu ý trên để hạn chế nguy cơ tăng cân, tăng đường huyết. Song song với việc xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học và tập luyện hợp lý thì người bệnh tiểu đường cũng cần có biện pháp quản trị cân nặng của mình 1 cách hiệu quả, ngăn ngừa biến chứng. Ngày nay, nếu muốn giảm cân hiệu quả, bạn có thể tham khảo liệu pháp tiêu hao năng lượng. Phương pháp này sử dụng vitamin & khoáng chất để thúc đẩy sự chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trước khi thực hiện, bạn sẽ được đánh giá sức khỏe tổng thể và bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ giảm cân phù hợp với từng người dựa trên kết quả xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm máu, chỉ số khối cơ thể (BMI). Trong suốt quá trình thực hiện liệu trình sẽ luôn có bác sĩ theo sát, lên kế hoạch dinh dưỡng và tập luyện phù hợp với thể trạng của từng người.
177
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
Những điều cần biết thuốc Ozempic: Công dụng, Tác dụng phụ và Chi phí
So sánh thuốc Ozempic và Wegovy trong việc giảm cân
Dùng thuốc tiểu đường gây tăng cân không? Làm sao để giảm cân?
Có cách giảm cân cho người bị tiểu đường nào bền vững không?
Ozempic có an toàn không? Hiểu về độ an toàn và những điều cần cân nhắc
177
Bài viết hữu ích?