Để giải đáp thắc mắc ‘‘Uống nước mía có béo không?’’, chúng ta cần tìm hiểu thành phần dinh dưỡng có trong nước mía. Được biết, nước mía có chứa từ 70 - 75% là nước, 10 - 15% là chất xơ, còn lại là đường dưới dạng sucrose. Trong nước mía tươi có cung cấp các loại khoáng chất tốt cho sức khỏe như: sắt, canxi, magie, phốt pho, kali, vitamin A,E,C và vitamin B phức hợp. Hơn nữa, uống nước mía còn chứa chất chống oxy hóa, phytonutrient, protein. Tất cả dưỡng chất này đều rất quan trọng đối với cơ thể.
Để biết uống nước mía có mập không, bạn có thể tham khảo hàm lượng calo có trong cốc nước mía. Theo tính toán cho thấy, cứ 100ml nước mía sẽ chứa khoảng 78 calo. Vậy một cốc nước mía bao nhiêu calo? Thông thường, để làm ra một cốc nước mía sẽ cần khoảng ½ hoặc 1 cây mía nhỏ. Nếu cốc nước mía có dung tích là 240 ml thì lượng calo tương đương là 187 (trong đó lượng đường khoảng 50 gam). Hàm lượng này còn tùy thuộc vào nguyên liệu đi kèm khi làm nước mía.
Nước mía không những giúp cơ thể bù nước mà còn cung cấp năng lượng một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó uống nước mía còn có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe bao gồm:
Bệnh vàng da là do chức năng gan hoạt động kém, các ống mật bị tắc nghẽn. Vì thế, uống nước mía có thể giúp cải thiện bệnh vàng da. Ngoài ra, nước mía còn giúp duy trì nồng độ glucose trong cơ thể, cân bằng thành phần điện giải nhờ có tính kiềm tự nhiên và hạn chế trường hợp gan quá tải.
Flavonoid là thành phần có trong nước mía giúp ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú.
Nước mía có chứa hàm lượng kali giúp cân bằng độ PH, hỗ trợ tiết dịch vị trong dạ dày, từ đó làm cải thiện sức khỏe của đường ruột, giúp hỗ trợ điều trị táo bón, ợ chua,...
Các thành phần như cholesterol, chất béo bão hòa, ít natri đều không có trong nước mía nên uống nước mía rất tốt cho sức khỏe của thận.
Trong nước mía có chứa thành phần photpho và canxi giúp làm giảm nguy cơ sâu răng, hỗ trợ men răng. Ngoài ra, nó còn giúp giảm mùi hôi miệng do thiếu hụt các chất dinh dưỡng trên.
Hàm lượng lớn có trong nước mía là axit alpha hydroxy có tác dụng cung cấp độ ẩm phù hợp, giúp duy trì làn da khỏe mạnh. Hơn nữa còn giúp giảm viêm nhiễm, ngăn ngừa mụn, sưng tấy do mụn gây ra, hạn chế tình trạng lão hóa da.
Nước mía là một loại thức uống rất giàu chất xơ và không chứa chất béo. Hơn nữa, lượng đường có trong nước mía là đường tự nhiên nên không gây béo nếu uống một lượng vừa đủ. Ngoài ra, uống nước còn giúp giảm cân hiệu quả, giảm cảm giác thèm ăn và hạn chế lượng thức ăn nạp vào trong cơ thể.
Không những có tác dụng giảm cân hiệu quả mà nước mía còn có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh chóng. Qua đó, làm đốt cháy chất béo trong cơ thể và điều chỉnh cân nặng phù hợp. Vì vậy, nước mía được coi là một thức uống giúp giảm cân hiệu quả nếu biết tiêu thụ đúng cách. Uống nước mía có béo không sẽ phụ thuộc vào cách bổ sung và cách uống của bạn. Bên cạnh đó, nếu uống quá nhiều thì lượng đường có trong nước mía khi nạp vào cơ thể sẽ tích trữ một lượng đáng kể và dẫn đến tăng cân.
Bổ sung nước mía trong chế độ ăn kiêng để giúp giảm cân rất hiệu quả. Tuy nhiên, bạn không nên uống quá nhiều để tránh tình trạng phản tác dụng khi giảm cân. Theo chuyên gia, bạn chỉ nên uống khoảng 100 - 200ml nước mía mỗi ngày và không được thêm đường vào nước mía. Uống nước mía để giảm cân chỉ hiệu quả khi bạn ăn một chế độ dinh dưỡng kết hợp với vận động phù hợp. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào một ly nước mía bao nhiêu calo và không nên tiêu thụ nước mía thường xuyên.
Bạn có thể pha nước mía với một chút muối để có tác dụng thanh lọc cơ thể, tốt cho hệ tiêu hóa và làm đẹp da. Hơn nữa, nó còn giúp đào thải độc tố ra ngoài cơ thể và giảm mỡ bụng hiệu quả. Buổi sáng rất thích hợp để bạn uống nước mía với muối để giảm cân hiệu quả.
Ngoài cách kết hợp nước mía với muối, bạn có thể vắt vài giọt nước cốt chanh hoặc tắc vào cốc nước mía để kích thích vị giác tạo ra hương vị thơm ngon, giúp xua tan mệt mỏi và hỗ trợ giảm cân lành mạnh.
Uống nước mía cùng với ớt ngọt là phương pháp giảm cân detox. Đây là phương pháp giảm cân thải độc tố, cách này yêu cầu bạn phải nhịn ăn trong vòng 12 ngày. Bạn hãy uống một cốc nước ấm pha với muối để thanh lọc cơ thể vào mỗi buổi sáng khi thức dây. Sau đó mới bắt đầu áp dụng phương pháp detox nước mía kết hợp với ớt chuông pha theo tỉ lệ 1:1. Mỗi bữa uống từ 2 - 3 cốc, mỗi cốc nên uống cách nhau 15 phút.
Mặc dù uống nước mía rất tốt nhưng đối với một số trường hợp sau cần hạn chế tiêu thụ nước mía để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Trong nước mía có hàm lượng policosanol giúp làm giảm cholesterol xấu và ngăn ngừa các bệnh về tim mạch. Bạn không nên uống nước mía nếu đang trong quá trình sử dụng thuốc chống đông máu. Loại thuốc này làm cản trở tác dụng của thành phần policosanol có trong nước mía.
Đối với những người hay bị đầy bụng hoặc đường ruột yếu thì không nên uống nước mía thường xuyên, vì trong nước mía có chứa hàm lượng đường cao, có tính hàn.
Uống nước mía có thể làm giảm tình trạng ốm nghén đối với phụ nữ đang mang thai. Tuy nhiên, trong nước mía có chứa nhiều đường, vì vậy nếu các bà bầu uống quá nhiều sẽ dẫn đến nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ và làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
Những người mắc bệnh đái tháo đường không nên uống nước mía để duy trì lượng đường huyết ổn định trong cơ thể. Trong nước mía có chứa nhiều đường nên đây là thức uống mà người mắc bệnh tiểu đường cần hạn chế.
Tóm lại, uống nước mía rất tốt cho sức khỏe và mang lại hiệu quả khi giảm cân nếu biết sử dụng đúng cách. Uống nước mía giảm cân nên kết hợp với chế độ ăn uống và chế độ sinh hoạt lành mạnh để mang lại kết quả cao.
41
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
41
Bài viết hữu ích?