Trước khi tìm hiểu xét nghiệm máu Anti HCV là gì, chúng ta cần có những kiến thức cơ bản về bệnh viêm gan C. Theo các chuyên gia, viêm gan C là bệnh lý truyền nhiễm gây ra bởi virus Hepatitis C (gọi tắt là HCV). Virus này tấn công và phá hủy các tế bào gan, từ đó làm cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Virus gây viêm gan C có thể lây lan nhanh chóng thông qua đường quan hệ tình dục, tiếp xúc với máu/dịch tiết cơ thể hoặc lây truyền từ mẹ sang cho con. Mặc dù rất nguy hiểm nhưng đa số bệnh nhân đã nhiễm virus viêm gan C đều có diễn tiến âm thầm và đa phần không biểu hiện bất kỳ triệu chứng gì đặc biệt cho đến khi gan bị tổn thương nghiêm trọng. Sau khi tấn công vào cơ thể, virus HCV ủ bệnh trong thời gian khá lâu, khoảng 12 - 40 ngày, sau đó tiến hành sinh sản và nhân lên để phá hủy tế bào gan bình thường. Thống kê cho thấy có đến 70% trường hợp viêm gan C không biểu hiện triệu chứng, số còn lại sẽ chuyển sang thể viêm gan mạn tính. Do đó việc chẩn đoán dựa rất nhiều vào các xét nghiệm viêm gan C như xét nghiệm Anti HCV. Vậy Anti HCV là gì? Anti HCV là một loại kháng thể (bản chất là Protein) do hệ thống miễn dịch của cơ thể sản xuất ra nhằm mục đích chống lại virus HCV. Khi kháng nguyên virus HCV tấn công vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ kích hoạt phản ứng và sau khoảng 1 đến 2 tuần thì Anti HCV sẽ xuất hiện trong máu và tồn tại lâu dài sau đó. Xét nghiệm Anti HCV là xét nghiệm tìm kháng thể chống virus viêm gan C trong máu và được chỉ định để sàng lọc các trường hợp viêm gan C không triệu chứng. Ưu điểm của xét nghiệm Anti HCV là thực hiện rất đơn giản, cho kết quả nhanh chóng và tương đối chính xác.
Theo các khuyến cáo hiện nay, người trưởng thành trên 18 tuổi nên xét nghiệm Anti HCV ít nhất 1 lần để tầm soát viêm gan C, đặc biệt khi có bất thường chức năng gan kèm theo các triệu chứng như vàng da, thường xuyên mệt mỏi, nước tiểu sẫm màu, ăn uống không ngon miệng, phân màu đất sét, đau bụng, buồn nôn, nôn ói, đau khớp, sốt không rõ nguyên nhân… Ngoài ra, các bác sĩ khuyến cáo đối tượng nên xét nghiệm Anti HCV là phụ nữ mang thai và những người có yếu tố nguy cơ nhiễm virus viêm gan C. Theo đó, người có yếu tố nguy cơ nên xét nghiệm Anti HCV định kỳ khi vẫn còn các yếu tố nguy cơ, bao gồm:
Virus HCV rất nguy hiểm, có thể tiến triển đến viêm gan mạn tính, từ đó dẫn đến nguy cơ xơ gan và ung thư gan. Hiện nay, viêm gan C vẫn chưa có vaccine phòng bệnh nên việc tầm soát để phát hiện sớm là vô cùng quan trọng nhằm tăng cơ hội điều trị. Vì vậy, những người đã tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ hoặc thuộc nhóm nguy cơ cao nên xét nghiệm Anti HCV định kỳ như là một biện pháp phòng bệnh cho bản thân.
Khi xét nghiệm Anti HCV có phản ứng, hay còn gọi là dương tính (Positive), đồng nghĩa cơ thể người đó đã từng tiếp xúc với virus viêm gan C và tạo ra kháng thể trong máu. Tuy nhiên chỉ có xét nghiệm Anti HCV dương tính sẽ không đủ để khẳng định người đó có đang bị viêm gan C hay không. Do đó bước tiếp theo cần thực hiện xét nghiệm bổ sung, thường là xét nghiệm RNA HCV, để xác định tải lượng virus viêm gan C trong cơ thể. Kết quả sẽ đi theo 2 hướng như sau:
Một số yếu tố có thể khiến kết quả xét nghiệm Anti HCV dương tính giả (không bị viêm gan C nhưng kết quả dương tính):
Nếu xét nghiệm Anti HCV không có phản ứng, hay gọi là âm tính, đồng nghĩa người đó chưa từng tiếp xúc với virus viêm gan C và có thể tạm khẳng định không bị bệnh. Khi đó hầu hết sẽ không cần làm thêm bất kỳ xét nghiệm nào khác. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm Anti HCV vẫn có khả năng âm tính giả (một người bị viêm gan C nhưng xét nghiệm lại âm tính) trong một số trường hợp như:
Bên cạnh đó, những bệnh nhân đang điều trị viêm gan C mạn tính xét nghiệm có lượng kháng thể tăng lên được xem là một dấu hiệu tốt cho thấy các biện pháp điều trị đang mang lại hiệu quả. Xét nghiệm máu không chỉ giúp quản lý theo dõi bệnh viêm gan C mà còn giúp bác sĩ quản lý, theo dõi nhiều bệnh lý khác. Đây là lý do vì sao xét nghiệm máu thường được chỉ định trong các gói khám sức khỏe tổng quát định kỳ. Người bệnh có thể thực hiện xét nghiệm máu tại các cơ sở y tế để được tầm soát bệnh lý, từ đó bác sĩ sẽ có kế hoạch điều trị và tư vấn giúp người bảo vệ sức khỏe tốt nhất.
7053
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
7053
Bài viết hữu ích?