Zalo

Định lượng Haptoglobin trong máu giá trị bao nhiêu là an toàn?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Thiếu máu tan máu là một trong những bệnh lý thiếu máu phổ biến, thường các bác sĩ sẽ phải đối diện với nhiều khó khăn trong việc chẩn đoán, xác định nguyên nhân và lựa chọn phương pháp điều trị. Một trong những phương pháp chẩn đoán thiếu máu tan máu là sử dụng kết quả xét nghiệm định lượng haptoglobin. Vậy quy trình xét nghiệm haptoglobin là gì và mức an toàn là bao nhiêu, xin mời bạn đọc đến với bài viết dưới đây.

1.Xét nghiệm định lượng haptoglobin là gì?

1.1.Haptoglobin trong máu là gì?

Trong máu, nồng độ haptoglobin bình thường thường nằm trong khoảng từ 0.14 đến 2.58 g/L. Định lượng haptoglobin có thể hỗ trợ trong việc chẩn đoán thiếu máu tan máu khi kết hợp với thông tin về công thức máu và số lượng hồng cầu lưới.

Thiếu máu tan máu thường dẫn đến giảm nồng độ haptoglobin, tăng số lượng hồng cầu lưới, giảm số lượng hồng cầu, huyết sắc tố và hematocrit trong máu chảy trong mạch máu. Ngược lại, nếu có sự tăng số lượng hồng cầu lưới nhưng đồng thời nồng độ haptoglobin vẫn nằm trong giới hạn bình thường, điều này có thể gợi ý rằng sự phá hủy hồng cầu chỉ xảy ra ngoài mạch máu, chẳng hạn tại gan hoặc lách, do không có sự tự do của hemoglobin trong máu dẫn đến không có sự kết hợp hemoglobin và haptoglobin.

Nếu cả nồng độ haptoglobin và số lượng hồng cầu lưới đều bình thường nhưng có dấu hiệu của thiếu máu, có thể đó không phải là kết quả của sự phá hủy hồng cầu, mà có thể xuất phát từ các nguyên nhân khác trong quá trình sản xuất tế bào, chẳng hạn như thiếu máu bất sản. Nếu nồng độ haptoglobin giảm mà không kèm theo dấu hiệu thiếu máu, điều này có thể cho thấy tổn thương gan, do gan không sản xuất đủ haptoglobin. 

1.2.Xét nghiệm haptoglobin máu

Xét nghiệm định lượng haptoglobin đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chẩn đoán, xác định nguyên nhân và điều trị các bệnh lý liên quan đến thiếu máu tan máu. Dưới đây là những tình huống mà xét nghiệm định lượng haptoglobin có thể được áp dụng:

  • Đánh giá hội chứng viêm: Nồng độ haptoglobin thường tăng lên trong trường hợp có các phản ứng viêm, bao gồm cả nhiễm trùng cấp tính, mạn tính, bệnh thấp khớp cấp, bệnh động mạch, tắc mật, nhiễm trùng mạn tính, bệnh tạo u hạt, tình trạng viêm, bệnh lý khối u phát triển ác tính, viêm loét dạ dày, tá tràng, viêm phổi, sau nhồi máu cơ tim, thai kỳ, hoại tử mô, lao, viêm đại tràng loét, và các bệnh lý hệ thống tạo keo.
  • Đánh giá tình trạng tan máu: Các triệu chứng như vàng da, niêm mạc vàng, sự xuất hiện của họng mắt, chóng mắt, sự tăng kích thước của gan, lách, hạch có thể xuất hiện trong nhiều bệnh lý khác nhau như Thalassemia, bệnh lý huyết sắc tố bất thường, bệnh hồng cầu hình tròn, bệnh hồng cầu hình liềm, hemoglobin niệu kịch xuất hiện vào ban đêm, và các tình trạng thiếu máu do sự phá hủy tự miễn của hồng cầu.
Xét nghiệm định lượng haptoglobin là một trong những phương pháp chẩn đoán thiếu máu tan máu
Xét nghiệm định lượng haptoglobin là một trong những phương pháp chẩn đoán thiếu máu tan máu

2. Quy trình xét nghiệm haptoglobin ra sao 

Trước đây, có lẽ bạn chỉ từng nghe đến các khái niệm như xét nghiệm máu tổng quát, xét nghiệm chức năng gan, và quy trình xét nghiệm haptoglobin có lẽ còn khá xa lạ. Dưới đây là quy trình xét nghiệm haptoglobin

Thu thập mẫu để tiến hành xét nghiệm haptoglobin là một quá trình đơn giản và tiện lợi. Dưới đây là quy trình xét nghiệm haptoglobin chi tiết:

  • Lấy mẫu bệnh phẩm: Xét nghiệm được thực hiện trên mẫu máu tĩnh mạch, và không yêu cầu người bệnh phải nhịn ăn trước khi lấy mẫu. Có thể sử dụng hoặc không sử dụng chất chống đông, giúp quá trình lấy mẫu trở nên đơn giản và thuận tiện.
  • Lấy 2ml máu toàn phần: Một lượng 2ml máu toàn phần được thu thập, sau đó mẫu máu này được ly tâm để lấy huyết tương hoặc huyết thanh.
  • Bảo quản mẫu máu: Mẫu máu lấy được nên được phân tích trong vòng 2 giờ hoặc được bảo quản ở nhiệt độ 2 - 8 độ C để đảm bảo kết quả xét nghiệm độ chính xác.
  • Phân tích mẫu huyết tương/huyết thanh: Mẫu huyết tương hoặc huyết thanh được đưa vào hệ thống máy tự động đã được cài đặt cho xét nghiệm haptoglobin.
  • Kiểm soát chất lượng và trả kết quả: Sau khi hoàn thành xét nghiệm, kết quả sẽ được kiểm tra và kiểm soát chất lượng. Kết quả sau đó sẽ được thông báo cho khách hàng để họ biết về tình trạng sức khỏe của họ.

3. Kết quả xét nghiệm hgb là gì?

Sau khi thực hiện đúng quy trình xét nghiệm haptoglobin thì bạn sẽ phải chờ trong vòng vài giờ để các kỹ thuật viên thực hiện xét nghiệm và bác sĩ đọc kết quả. Với các kết quả xét nghiệm hgb thì có thể chia ra kết quả bình thường và bất thường 

Kết quả xét nghiệm hgb sẽ có sau khoảng vài giờ
Kết quả xét nghiệm hgb sẽ có sau khoảng vài giờ

3.1.Kết quả xét nghiệm hgb bình thường 

Phạm vi giá trị bình thường cho xét nghiệm haptoglobin là từ 41 đến 165 miligam mỗi deciliter (mg/dL) hoặc tương đương từ 410 đến 1.650 miligam mỗi lít (mg/L). Tuy nhiên, dãy giá trị bình thường này có thể có sự biến đổi nhỏ giữa các phòng thí nghiệm khác nhau.

Điều này có thể xuất phát từ việc sử dụng các phương pháp đo khác nhau hoặc thử nghiệm các loại mẫu khác nhau. Vì vậy, nếu bạn nhận được kết quả xét nghiệm không trong khoảng phạm vi này, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để hiểu rõ hơn về ý nghĩa cụ thể của kết quả này đối với tình trạng sức khỏe của bạn.

3.2.Kết quả xét nghiệm hgb có giá trị bất thường

Khi định lượng haptoglobin bất thường, các trị số xét nghiệm sẽ được bác sĩ giải thích cặn kẽ cho người bệnh. Cụ thể, quy trình xét nghiệm haptoglobin cho kết quả bất thường khi tế bào hồng cầu trong máu bị phá hủy một cách nhiều, haptoglobin sẽ bị tiêu thụ nhanh hơn tốc độ mà nó được tạo ra. Kết quả là định lượng haptoglobin trong máu sẽ giảm xuống dưới mức bình thường. Sự giảm này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, bao gồm:

  • Thiếu máu tan huyết miễn dịch: Khi hồng cầu bị phá hủy do các tác nhân miễn dịch, nồng độ haptoglobin có thể giảm xuống.
  • Bệnh gan mãn tính: Nếu bạn mắc bệnh gan lâu dài, nồng độ haptoglobin cũng có thể giảm xuống so với mức bình thường.
  • Máu tích tụ dưới da (tụ máu): Sự tích tụ máu dưới da cũng có thể gây ra sự giảm nồng độ haptoglobin.
  • Bệnh gan: Bất kỳ vấn đề nào liên quan đến gan cũng có thể gây ra giảm định lượng haptoglobin giảm mạnh
  • Phản ứng truyền máu: Khi bạn trải qua phản ứng truyền máu, nồng độ haptoglobin cũng có thể bị ảnh hưởng và giảm xuống so với mức bình thường.

Nhìn chung, việc định lượng haptoglobin là một trong số các xét nghiệm máu cơ bản nhưng cực kỳ quan trọng để các bác sĩ đánh giá về tình trạng sức khỏe tổng quát của bạn. Các xét nghiệm này có thể được thực hiện chung với xét nghiệm máu tổng quát trong những kỳ khám sức khỏe định kỳ. 

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Điều dưỡng Trần Thanh Liêm xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Xét nghiệm máu CA 19-9 là gì?

Xét nghiệm máu CA 19-9 là gì?

Xét nghiệm máu phát hiện được những bệnh gì?

Xét nghiệm máu phát hiện được những bệnh gì?

Chỉ số xét nghiệm máu CA 125 thế nào là bình thường?

Chỉ số xét nghiệm máu CA 125 thế nào là bình thường?

Xét nghiệm máu cho biết thiếu chất gì?

Xét nghiệm máu cho biết thiếu chất gì?

Chỉ số BUN trong xét nghiệm máu là gì?

Chỉ số BUN trong xét nghiệm máu là gì?

110

Bài viết hữu ích?