Zalo

Mỡ nội tạng ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe của con người?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ tiểu đường và tim mạch ngày càng tăng cao đó là béo phì. Trong khi đó, các nhà khoa học đã có nghiên cứu về sự liên quan chặt chẽ giữa béo phì và mỡ nội tạng. Vậy mỡ nội tạng ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe và làm thế nào để giảm mỡ nội tạng hiệu quả, xin mời bạn đọc đến với bài chia sẻ dưới đây.

1. Mỡ nội tạng ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe của con người?

Mỡ nội tạng ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe là 1 trong những thắc mắc được tìm kiếm nhiều trên internet hiện nay. Trước đây, đa phần mọi người chỉ biết đến mỡ nói chung, không phân biệt được mỡ dưới da và mỡ nội tạng. Để làm rõ vấn đề mỡ nội tạng ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe và mỡ nội tạng gây bệnh gì, trước tiên bạn phải hiểu rõ mỡ nội tạng là gì. 

1.1. Khái niệm mỡ nội tạng 

Mỡ trong cơ thể đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng đệm và hỗ trợ cơ quan, đồng thời là nguồn dự trữ năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, lượng mỡ quá nhiều có thể gây hại cho sức khỏe, và nhiều người muốn giảm đi lượng mỡ này khi họ quyết định giảm cân. Mỡ nội tạng thường tích tụ trong bụng và gắn liền với một số cơ quan như gan, dạ dày và ruột. Phân bố mỡ trong cơ thể không đồng đều, và mỡ nội tạng có thể tạo ra nguy cơ cho sức khỏe, đặc biệt là khi nó tích tụ trong các động mạch.

Một số người có thể nhầm lẫn giữa mỡ dưới da và mỡ nội tạng, nhưng thực tế, mỡ ở vùng bụng có thể xuất phát từ cả 2 loại mỡ này. Ban đầu, mỡ được tích trữ dưới da, sau đó nó có thể phát triển thành mỡ nội tạng và trở nên khó nhận biết. Sự hình thành của mỡ nội tạng thường liên quan đến chế độ ăn giàu carbohydrate, các tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể, hoặc căng thẳng mãn tính. Chế độ ăn không lành mạnh có thể tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì hoặc các bệnh liên quan đến chuyển hóa.

Chế độ ăn uống không lành mạnh là một trong những nguyên nhân gây ra mỡ nội tạng
Chế độ ăn uống không lành mạnh là một trong những nguyên nhân gây ra mỡ nội tạng

1.2. Mỡ nội tạng ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe

Mỡ nội tạng được hình thành từ việc dư thừa năng lượng, có thể là carbohydrate hoặc dư thừa chất béo quá độ từ khẩu phần ăn. Song, loại mỡ nguy hiểm này cũng có thể được hình thành từ lối sống kém vận động dẫn tới năng lượng hấp thu nhiều hơn năng lượng tiêu hao. Vậy, duy trì mỡ nội tạng ảnh hưởng thế nào tới sức khỏemỡ nội tạng gây bệnh gì nguy hiểm. 

  • Tăng đề kháng insulin: Ngay cả khi bạn chưa từng mắc bệnh đái tháo đường hoặc tiền đái tháo đường, cơ thể vẫn có thể phát triển tình trạng tăng đề kháng insulin. Điều này thường xảy ra do chất béo tích tụ trong mỡ nội tạng, gây ra sự kết hợp của protein với retinol. Điều này có thể dẫn đến sự khó khăn của cơ thể trong việc đáp ứng với insulin.
  • Ức chế sự hoạt động của hormone chất béo: Mỡ nội tạng không chỉ gây rối loạn hoạt động insulin mà còn tăng cường sự ức chế đối với hormone chất béo và adiponectin. Hormone này thường đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh chất béo. Sự giảm sút của nó, thường do sự tích tụ mỡ quá mức, có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe như tăng huyết áp, tăng cholesterol máu, tăng cholesterol LDL và VLDL, giảm cholesterol HDL hoặc tăng triglyceride máu.
  • Tăng viêm nhiễm trong cơ thể: Mỡ nội tạng ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe, các nhà khoa học đã có nhiều nghiên cứu phát hiện rằng mỡ nội tạng có thể góp phần làm tăng tình trạng viêm nhiễm của cơ thể, đặc biệt là đối với các cơ quan như gan. Khi điều này xảy ra, tế bào mỡ có thể tổng hợp và phát hành các cytokine gây viêm nhiễm, làm cho tình trạng bệnh lâm sàng trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, mỡ nội tạng còn tạo ra khó khăn trong quá trình loại bỏ độc tố khỏi cơ thể.

Ngoài ra, trong các nghiên cứu về mỡ nội tạng ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe, đã có các kết luận rằng yếu tố mỡ nội tạng gia tăng có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ, mắc ung thư vú, bệnh Alzheimer, bệnh tim mạch, đái tháo đường loại 2, và ung thư đại trực tràng.

Mỡ nội tạng có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh cho cơ thể
Mỡ nội tạng có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh cho cơ thể

2. Làm thế nào để giảm mỡ nội tạng hiệu quả?

Làm thế nào để giảm mỡ nội tạng hiệu quả, điều này đòi hỏi bạn phải kết hợp được nhiều yếu tố trong cuộc sống hàng ngày, bao gồm cả việc tập luyện, ăn uống và quan tâm, lắng nghe bản thân. Nếu như lối sống của bạn đang khiến bạn tăng cân nhanh và kích thước vòng 2 không có dấu hiệu giảm xuống, thì hãy tham khảo một số cách đào thải mỡ nội tạng dưới đây. 

2.1. Tập thể dục đều đặn mỗi tuần 

Thường xuyên tập thể dục được coi là một cách đào thải mỡ nội tạng trong cơ thể. Bạn có thể sử dụng một phong cách luyện tập kết hợp bao gồm bài tập cardio để tăng cường nhịp tim và bài tập tăng sức mạnh để phát triển cơ bắp. Bài tập cardio có thể bao gồm bơi lội, đạp xe, chạy bộ, tập aerobic, và những bài tập rèn luyện cơ bắp như tập tạ, hít đất và squat.

2.2. Đừng để bản thân rơi vào tình trạng căng thẳng quá mức 

Kiểm soát căng thẳng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm mỡ nội tạng trong cơ thể. Căng thẳng và áp lực quá mức có thể dẫn đến việc tiết ra hormone cortisol, gây tăng cường tích trữ mỡ bên trong các cơ quan nội tạng. Để ngăn chặn điều này, bạn có thể tìm cách thư giãn bằng cách thiền, hít thở sâu, thưởng thức âm nhạc, đọc sách để duy trì tâm trạng cân bằng. Ngoài ra, việc có đủ giấc ngủ từ 7 đến 8 giờ mỗi đêm cũng là yếu tố quan trọng cho sức khỏe tổng thể, vì nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng người thiếu ngủ và ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi ngày có tỷ lệ mỡ nội tạng cao hơn. 

2.3. Cân bằng nhu cầu dinh dưỡng của bản thân

Không ít người vì thói quen ăn uống thiếu điều độ mà làm lượng mỡ nội tạng tăng cao. Làm thế nào để giảm mỡ nội tạng hiệu quả, dĩ nhiên việc thay đổi chế độ ăn đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Việc ăn uống quá nhiều các thực phẩm giàu năng lượng, chất béo hay carbohydrate hoàn toàn có thể khiến bạn tăng cân nhanh chóng và gia tăng lượng mỡ nội tạng. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể tham khảo các thực đơn ăn kiêng phù hợp với nhu cầu của cơ thể, tốt hơn hết, hãy tránh xa các loại thức uống có cồn vì chúng gây tích mỡ nhanh. 

Hy vọng bài viết trên đây đã làm rõ vấn đề mỡ nội tạng ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe cho bạn đọc. Mỡ mội tạng là một trong các lý do khiến cho tình trạng bệnh tật ngày càng gia tăng trên toàn thế giới. Do đó, việc thay đổi lối sống từ ăn uống, vận động và giảm căng thẳng đều đóng vai trò quan trọng trong việc giảm các nguy cơ bệnh tật do mỡ nội tạng gây ra. Nếu như các phương pháp giảm cân truyền thống thất bại, bạn cũng có thể tham khảo phương pháp giảm cân chuẩn y khoa hiện nay đã được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới với tỷ lệ thành công cao. Đảm bảo giảm mỡ nội tạng thành công nhưng vẫn đảm bảo sức khỏe cho người bệnh.

Đặc biệt, nếu bạn đang trong tình trạng thừa cân, béo phì thì cũng cần có kế hoạch giảm cân an toàn, bền vững để giúp kiểm soát bệnh tật tốt hơn. Ngày nay, nếu muốn giảm cân hiệu quả, bạn có thể tham khảo liệu pháp tiêu hao năng lượng. Phương pháp này sử dụng vitamin & khoáng chất để thúc đẩy sự chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trước khi thực hiện, bạn sẽ được đánh giá sức khỏe tổng thể và bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ giảm cân phù hợp với từng người dựa trên kết quả xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm máu, chỉ số khối cơ thể (BMI). Trong suốt quá trình thực hiện liệu trình sẽ luôn có bác sĩ theo sát, lên kế hoạch dinh dưỡng và tập luyện phù hợp với thể trạng của từng người.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Điều dưỡng Trần Thanh Liêm xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Bật mí những thực phẩm giảm mỡ nội tạng hiệu quả

Bật mí những thực phẩm giảm mỡ nội tạng hiệu quả

Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Mỡ nội tạng cao cản trở tiêu hóa: Mối nguy hiểm ngày càng gia tăng

Mỡ nội tạng cao cản trở tiêu hóa: Mối nguy hiểm ngày càng gia tăng

Mỡ nội tạng và mỡ dưới da: Cái nào tệ hơn?

Mỡ nội tạng và mỡ dưới da: Cái nào tệ hơn?

18

Bài viết hữu ích?