Zalo

Chỉ số Triglyceride cao uống thuốc gì để hạ?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Khi nói đến nguy cơ tim mạch và đột quỵ, đa số chúng ta quan tâm đến các chỉ số cholesterol máu như LDL và HDL. Tuy nhiên, nồng độ Triglyceride cao cũng được xem là thủ phạm của xơ vữa động mạch. Vậy Triglyceride cao uống thuốc gì và điều trị như thế nào?
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Trịnh Hồng Trí - Trưởng khoa xét nghiệm

1. Khi nào cần dùng thuốc điều trị triglyceride cao?

1.1. Triglyceride cao khi nào và nguyên nhân do đâu?

Nói đến xét nghiệm bilan mỡ máu, bên cạnh các chỉ số như cholesterol toàn phần, LDL-C và HDL-C, 1 chỉ số khác cũng rất quan trọng chính là Triglyceride. Đây là 1 hợp chất hóa học có nhiệm vụ cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể thông qua chuyển hóa, có nguồn gốc từ thực phẩm (đặc biệt là mỡ động vật và dầu thực vật). Cấu trúc của Triglyceride bao gồm 3 nhóm acid béo với cấu tạo khác nhau và liên kết với glycerin. Khi đi đến ruột non, các thành phần trong Triglyceride sẽ được phân tách, sau đó tiếp tục kết hợp với các hoạt chất khác để tạo ra năng lượng cung cấp cho cơ thể. Nồng độ Triglyceride máu bình thường sẽ dưới 150mg/dL và được xác định là cao khi vượt qua con số này với các mức độ như sau:

  • 150 - 199 mg/dL là cao nhẹ;
  • 200 - 499 mg/dL là cao;
  • Hơn 500 mg/dL là rất cao.
Triglyceride cao uống thuốc gì là băn khoăn của nhiều người
Triglyceride cao uống thuốc gì là băn khoăn của nhiều người

Hiện nay, tình trạng tăng Triglyceride rất phổ biến, có thể gặp ở nhiều lứa tuổi và bất kể giới tính (nam và nữ tương đương nhau). Triglyceride cao và cách điều trị cụ thể còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, có thể kể đến như sau:

  • Yếu tố di truyền: Một số người có nồng độ Triglyceride máu cao xuất phát từ yếu tố di truyền, khi đó bắt buộc phải dùng thuốc điều trị Triglyceride cao để kiểm soát loại mỡ máu này;
  • Thừa cân, béo phì;
  • Lối sống tĩnh tại, ít vận động và tập thể dục;
  • Thói quen thường xuyên hút thuốc lá và uống nhiều rượu bia;
  • Chế độ dinh dưỡng nhiều carbohydrate tinh chế (như bún, phở, mì tôm…) và nhiều chất béo nguồn gốc động vật, trong khi lại rất ít chất xơ;
  • Thứ phát sau một số bệnh lý như suy giáp, đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh tim hay bệnh thận.

1.2. Dùng thuốc điều trị Triglyceride cao khi nào?

Khi được có kết quả xét nghiệm Triglyceride cao, việc áp dụng các cách điều trị Triglyceride cao càng sớm càng tốt (ngay khi cách biện pháp thay đổi lối sống không hiệu quả) là rất quan trọng vì sẽ giúp dự phòng một số biến chứng nguy hiểm. Triglyceride máu cao sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành, xơ vữa gây tắc nghẽn các động mạch khác và hậu quả cuối cùng là những bệnh lý nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Ngoài ra, khi nồng độ triglyceride máu vượt quá 500 mg/dL (được phân loại ở mức rất cao) còn có thể dẫn đến viêm tụy cấp và đe dọa tính mạng. Một số nghiên cứu cho thấy, tình trạng Triglyceride cao liên quan chặt chẽ đến quá trình tiến triển của đột quỵ. Trong thời gian 4 năm, các nhà nghiên cứu tại Đại học California và Los Angeles (Hoa Kỳ) đã thu thập dữ liệu của hơn 1.000 bệnh nhân với chẩn đoán cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA). Tất cả các đối tượng trong nghiên cứu này đều được xét nghiệm bilan lipid máu sau khi nhập viện. Qua đánh giá, các nhà nghiên cứu nhận thấy bệnh nhân có nồng độ Triglyceride cao có nguy cơ đột quỵ cao gấp 2.7 lần so với người có nồng độ Triglyceride thấp hoặc bình thường. Do đó, việc “Triglyceride cao nên uống thuốc gì?” và điều trị như thế nào là vấn đề cần được quan tâm đúng mực, càng sớm càng tốt để duy trì mức Triglyceride thấp ổn định, hạn chế biến chứng.

Cần dùng thuốc điều trị Triglyceride cao theo chỉ dẫn của bác sĩ
Cần dùng thuốc điều trị Triglyceride cao theo chỉ dẫn của bác sĩ

2. Triglyceride cao uống thuốc gì?

“Triglyceride cao uống thuốc gì?” là thắc mắc của rất nhiều người. Thực tế, bệnh nhân tăng Triglyceride máu cần kết hợp các biện pháp không dùng thuốc như trên với các thuốc điều trị Triglyceride máu:

  • Dẫn xuất Fibrates (như Fenofibrate hay Gemfibrozil): Đây là nhóm thuốc điều trị Triglyceride cao đầu tay, đồng thời còn giúp dự phòng các nguy cơ thứ phát. Dẫn xuất Fibrates điều hoà lại quá trình chuyển hóa lipid thông qua cơ chế hoạt hoá thụ thể PPARs. Theo các nghiên cứu, thuốc điều trị Triglyceride cao nhóm Fibrates có hiệu quả giảm TG 20 - 50%, đồng thời tăng HDL 10 - 20%. Lưu ý: Các dẫn xuất Fibrat có thể gây ra một số tác dụng ngoại ý như đau cơ và tăng men gan tương tự statin. Do đó nên thận trọng khi kết hợp với statin, đặc biệt là Gemfibrozil;
  • Niacin: Niacin hay Nicotinic acid bản chất là vitamin B3, có tác dụng ức chế sự phân giải mỡ ở mô, đồng thời giảm tổng hợp acid béo tự do. Niacin giúp giảm Triglyceride từ 20-50%, bên cạnh đó Niacin cũng có xu hướng làm tăng HDL (15 - 35%) và giảm LDL (5 - 25%). Lưu ý: Thuốc điều trị Triglyceride cao này có thể gây triệu chứng nóng bừng mặt, làm tăng đường máu, acid uric và men gan.
  • Acid béo Omega 3: Acid béo Omega 3 ức chế quá trình tổng hợp Triglyceride tại gan, qua đó có thể làm giảm nồng độ Triglyceride đến 44% ở bệnh nhân mức độ rất cao. Omega 3 là loại acid béo có trong dầu cá hoặc các chế phẩm thuốc được kê đơn, tuy nhiên không phải sản phẩm nào mang lại giá trị như nhau.
  • Lưu ý: Acid béo Omega 3 có thể gây ra tác dụng phụ, như ợ hơi, đồng thời loại thuốc này không phù hợp với những người dị ứng với cá. Ngoài ra, Omega 3 có thể kéo dài thời gian chảy máu, do đó nên thận trọng ở những bệnh nhân có dùng các thuốc tăng nguy cơ chảy máu khác như thuốc chống đông hay chống kết tập tiểu cầu…

3. Khi sử dụng thuốc hạ triglyceride cần kết hợp thay đổi lối sống

Bên cạnh dùng thuốc điều trị Triglyceride cao, người bệnh cần thực hiện đồng thời những giải pháp không dùng thuốc để đưa nồng độ Triglyceride về giới hạn bình thường, cụ thể như sau:

  • Giảm cân: Biện pháp này là yếu tố tiên quyết đối với người thừa cân hoặc béo phì. Các bác sĩ cho biết, nếu cân nặng giảm 5 - 10% thì nồng độ Triglyceride máu có thể giảm đến 20%. Mục tiêu giảm cân là đưa chỉ số khối cơ thể (BMI) về dưới 23 hoặc ít hơn, tuy nhiên phải trên 18.5 (mục tiêu dành cho người châu Á), đồng thời kiểm soát vòng eo trong giới hạn cho phép: đàn ông < 90cm và phụ nữ < 80cm;
  • Giảm tiêu thụ đường: Cách điều trị Triglyceride cao tiếp theo là hạn chế tiêu thụ đường. Một số nghiên cứu đã chứng minh người có mức tiêu thụ đường không vượt quá 10% lượng calo mỗi ngày sẽ có nồng độ Triglyceride máu ở mức thấp nhất. Các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân tăng Triglyceride máu cần duy trì mức tiêu thụ đường dưới 5% tổng calo mỗi ngày, cụ thể là mỗi ngày chỉ tiêu thụ tối đa 150g đường với nam và 100g đường với nữ;
  • Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ nhằm mục đích hỗ trợ kiểm soát nồng độ Triglyceride máu, có thể kể đến như trái cây, rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt;
  • Tăng sử dụng thực phẩm giàu acid béo omega-3 trong các loại cá béo như cá trích, cá hồi, cá mòi… Bệnh nhân tăng Triglyceride nên ăn ít nhất 2 bữa cá mỗi tuần, đồng thời uống bổ sung omega - 3 nếu Triglyceride vẫn ở mức cao;
  • Hạn chế chất béo không lành mạnh: Những người sử dụng nhiều các sản phẩm giàu chất béo, bao gồm chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa, có nguy cơ tăng Triglyceride máu cao hơn. Do đó một trong những cách điều trị Triglyceride cao là hạn chế tiêu thụ chất béo không lành mạnh có trong thịt đỏ, sản phẩm từ sữa nguyên kem, bơ và da gà, đồng thời hạn chế chất béo chuyển hóa trong thức ăn nhanh và đồ chiên xào.
Hạn chế chất béo không lành mạnh là một trong những cách điều trị Triglyceride cao
Hạn chế chất béo không lành mạnh là một trong những cách điều trị Triglyceride cao

Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Triglyceride cao uống thuốc gì?”. Bên cạnh việc dùng thuốc điều trị Triglyceride cao, người bệnh có thể áp dụng các cách điều trị Triglyceride cao không dùng thuốc nhằm kiểm soát nồng độ Triglyceride máu và dự phòng các biến cố xảy ra. Trong đó chú trọng nhất vẫn là chế độ ăn kiêng giảm cân về mức cân nặng tối ưu, điều chỉnh lối sống, chế độ ăn uống để giữ mức Triglycerid được duy trì ở mức thấp và ổn định nhất. Ngoài ra, để kiểm soát chỉ số Triglyceride 1 cách hiệu quả thì người bệnh cần khám sức khỏe định kỳ tại các cơ sở y tế uy tín. Sau khi có kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ đánh giá được sức khỏe tổng thể của các cơ quan tim, gan, thận, mỡ máu, tiểu đường, yếu tố vi lượng, chỉ số tuyến giáp, dinh dưỡng, dấu ấn ung thư… Từ đó có những tư vấn tốt nhất về chế độ dinh dưỡng, phương án điều trị và quản trị cân nặng cho người bệnh.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo Xem thêm bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo

48866

Bài viết hữu ích?

Bài viết hữu ích?

Bác sĩ Trịnh Hồng Trí

BS.Trịnh Hồng Trí

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
xem thêm
Các cách giảm tăng mỡ máu khi xáo trộn dinh dưỡng dịp Tết

Các cách giảm tăng mỡ máu khi xáo trộn dinh dưỡng dịp Tết

Cholesterol được tìm thấy ở đâu trong cơ thể?

Cholesterol được tìm thấy ở đâu trong cơ thể?

Cách giảm mỡ máu không dùng thuốc cho người béo phì

Cách giảm mỡ máu không dùng thuốc cho người béo phì

Xét nghiệm máu cholesterol cao có nguy hiểm không?

Xét nghiệm máu cholesterol cao có nguy hiểm không?

Thực đơn bữa sáng cho người mỡ máu cao

Thực đơn bữa sáng cho người mỡ máu cao

48866

Bài viết hữu ích?