Zalo

Các cách giảm tăng mỡ máu khi xáo trộn dinh dưỡng dịp Tết

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Khi Tết đến và xuân về, tình trạng tăng cân và sức khỏe suy giảm sau kỳ nghỉ không còn là hiện tượng hiếm. Nhiều vấn đề sức khỏe phát sinh sau những buổi nhậu nhẹt, ăn uống nhiều thừa chất trong ngày Tết, trong đó có cả mỡ máu cao. Vậy có cách giảm tăng mỡ máu không?

Dịp Tết, mức mỡ trong máu tăng cao có thể đóng góp vào quá trình hình thành mảng xơ trên thành động mạch, do chúng thường chứa nhiều cholesterol. Hiện tượng này có thể dẫn đến sự cứng động mạch, tăng nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch như nhồi máu cơ tim và đột quỵ. 

1. Vì sao cần cảnh giác nguy cơ tăng mỡ máu dịp Tết?

Dịp Tết là thời điểm mọi người hân hoan đoàn tụ, sum vầy, thưởng thức ẩm thực và tận hưởng những khoảnh khắc vui vẻ bên gia đình và bạn bè. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm mà tình trạng mỡ máu thường tăng cao. Nguyên nhân chủ yếu của việc mỡ máu cao sau Tết xuất phát từ thói quen sinh hoạt bị đảo lộn, ăn uống thảnh thơi. Người bệnh thường không tuân thủ đúng giờ ăn uống và ngủ, thậm chí có thể quên việc uống thuốc.

Trong những ngày Tết, khẩu phần ăn của người bệnh thường chứa nhiều chất đường, đạm và chất béo. Các loại thực phẩm đặc trưng trong ngày Tết như thịt đông, thịt kho trứng, giò chả, thịt nguội, lạp xưởng, bánh chưng, bánh tét, bánh ngọt, kẹo mứt và nước ngọt... đều chứa nhiều chất béo và đường, không có lợi cho sức khỏe. Thêm vào đó, việc sử dụng rượu bia, cà phê, thuốc lá tăng lên, góp phần làm tăng mức mỡ máu. Sự thả ga trong việc ăn uống và giải trí có thể đưa đến tình trạng nguy hiểm cho những người đã có mức mỡ máu cao từ trước.

Vào dịp Tết thường tiêu thụ một lượng lớn các loại thức ăn có thể khiến tăng mức mỡ máu
Vào dịp Tết thường tiêu thụ một lượng lớn các loại thức ăn có thể khiến tăng mức mỡ máu

Thói quen thường xuyên tiêu thụ quá mức các loại thực phẩm này có thể dẫn đến sự tích tụ calo dư thừa, gây tăng cân và mỡ thừa. Ngoài ra, việc ít vận động trong những ngày Tết cũng là mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với những người đã có vấn đề về cân nặng hoặc mỡ máu cao. Vậy, có cách làm giảm mỡ máu cao trong kỳ nghỉ Tết?

2. Các cách giảm tăng mỡ máu khi xáo trộn dinh dưỡng dịp Tết?

Làm thế nào để giảm mỡ máu cao? là băn khoăn của không ít người. Dưới đây là một số cách giảm tăng mỡ máu, bạn có thể áp dụng trong ngày Tết: 

  • Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn: Thịt nguội, giò chả, lạp xưởng thường chứa nhiều chất đạm và chất béo bão hòa không tốt cho người mỡ máu. Các sản phẩm này còn chứa chất bảo quản và phụ gia không tốt cho sức khỏe. Người mỡ máu nên hạn chế ăn nhóm thực phẩm này dưới 100g/ngày.
  • Tránh đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ: Món ăn chiên, xào, rán thường chứa nhiều dầu mỡ, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch ở người mỡ máu. Hãy thay thế bằng các món luộc, hấp để giữ vị ngon và tốt cho sức khỏe.
  • Hạn chế bánh kẹo và hạt trong dịp tết: Bánh, kẹo, mứt thường chứa nhiều đường và chất béo, không tốt cho người mỡ máu. Nên hạn chế ăn những món này, mặc dù không cần kiêng cử tuyệt đối.
  • Hạn chế uống bia, rượu, nước ngọt: Rượu có thể làm tăng huyết áp và nguy cơ xơ vữa động mạch, đặc biệt đối với người mỡ máu. Người bệnh nên giới hạn uống rượu, bia, và nước ngọt, thay vào đó chọn nước ép trái cây, trà xanh để tốt cho sức khỏe.
  • Bổ sung chất xơ: Tăng cường rau xanh như bông cải xanh, bí ngô, đậu, măng tây, cà rốt, hành tây. Hạn chế ăn củ quả như ngô, khoai tây, khoai lang. Lựa chọn hoa quả như bưởi, dâu tây, đào, táo, cam, đu đủ. Nước ép trái cây và sinh tố rau củ quả cũng là cách tốt để bổ sung chất xơ và cải thiện sức khỏe.

3. Cách dự phòng tăng mỡ máu ở người phải nhậu/ tiếp khách / ăn uống nhiều?

Để kiểm soát lượng mỡ trong máu, người bệnh mỡ máu cao có thể áp dụng các biện pháp sau đây:

3.1 Kiểm tra sức khỏe và sử dụng thuốc để điều trị mỡ máu cao

Người bệnh hãy đến thăm bác sĩ sớm để kiểm tra sức khỏe và điều chỉnh đơn thuốc phù hợp ngay sau kỳ nghỉ Tết. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc khi phát hiện hàm lượng mỡ trong máu cao vượt quá mức cho phép hoặc khi bạn có nguy cơ về các vấn đề tim mạch khác. 

Sử dụng thuốc để kiểm soát lượng mỡ trong máu
Sử dụng thuốc để kiểm soát lượng mỡ trong máu

Có nhiều loại thuốc hạ mỡ máu hoạt động theo cách khác nhau để giảm lượng mỡ máu. Tuỳ thuộc vào tuổi tác, tình trạng sức khỏe và chỉ số mỡ máu cụ thể, bạn có thể được kê đơn sử dụng một hoặc nhiều loại thuốc khác nhau. 

Statin là một loại thuốc trị mỡ máu cao được kê đơn rộng rãi nhất. Nếu statin không đạt được hiệu quả như mong đợi, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc khác như chất ức chế ezetimibe và PCSK9. Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, hãy thảo luận với bác sĩ để tránh gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn.

3.2 Chế độ ăn thanh đạm là cách giảm tăng mỡ máu

Tăng cường chế độ ăn giàu chất xơ, chất béo không no và giảm chất béo bão hòa. Hạn chế tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm nhanh, và thực phẩm giàu đường.

3.3 Cách giảm tăng mỡ máu là bổ sung nước ép trái cây và sinh tố rau củ

Nước ép trái cây và sinh tố từ rau củ là nguồn dinh dưỡng tốt giúp cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết. Các thức uống này có thể giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và kiểm soát mức mỡ trong máu.

3.4 Tăng cường hoạt động thể chất là cách giảm tăng mỡ máu

Việc thay đổi lối sống không thể bỏ qua hoạt động tập thể dục. Bạn nên dành ít nhất 30 phút mỗi ngày cho tập thể dục và duy trì tần suất từ 4-5 buổi mỗi tuần. Các hoạt động như đi bộ, chạy bộ, đạp xe và bơi lội là những cách hiệu quả để giảm mỡ máu, giảm cân và làm giảm vòng eo. 

Luyện tập thể chất đều đặn giúp kiểm soát tăng mỡ máu tốt hơn
Luyện tập thể chất đều đặn giúp kiểm soát tăng mỡ máu tốt hơn

Tập thể dục cũng có lợi cho việc kiểm soát huyết áp, duy trì mức đường trong máu, và giúp giảm căng thẳng. Hơn nữa, bạn nên cố gắng tích hợp thêm hoạt động vận động vào các hoạt động hàng ngày như sử dụng cầu thang thay vì thang máy hoặc thực hiện các buổi đi bộ trong giờ nghỉ giải lao.

3.5 Cách giảm tăng mỡ máu là sử dụng thảo dược

Một số thảo dược có thể hỗ trợ giảm mức mỡ máu. Trà Atiso, trà hoa cúc, và trà diệp hạ châu được cho là có tác dụng giảm mỡ máu và hỗ trợ chức năng gan. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu sử dụng, nên thảo luận với bác sĩ để đảm bảo rằng không có tác dụng phụ nào xảy ra và phù hợp với tình trạng sức khỏe cụ thể.

Tăng mỡ máu trong dịp Tết là một vấn đề phổ biến do thay đổi lối sống và chế độ ăn uống. Đặc biệt tình trạng này gặp nhiều ở giới doanh nhân do tính chất công việc thường xuyên phải tiếp khách, nhậu nhẹ. Do đó, để có thể nâng cao sức khỏe và hạn chế tối đa tình trạng tăng mỡ máu dịp Tết, bạn có thể tham khảo liệu pháp tiêu hao năng lượng để giảm lượng mỡ máu, mỡ nội tạng và mỡ xấu trong cơ thể. Phương pháp này chú trọng nhiều đến việc đưa vào cơ thể người thừa cân các loại vitamin, khoáng chất (Vitamin B-complex, Vitamin C, Vàng Selen…) để loại bỏ mỡ thừa giúp chuyển hóa thành các năng lượng hoạt động hàng ngày để tiêu hao. Khi cơ thể giảm cân, loại bỏ được mỡ thừa sẽ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý đến từ việc thừa cân gây ra, trong đó điển hình nhất là mỡ máu cao và tim mạch, cao huyết áp… Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn tìm ra các cách giảm tăng mỡ máu khi xáo trộn dinh dưỡng dịp Tết. Việc duy trì lối sống lành mạnh trong dịp Tết có thể giúp giảm nguy cơ tăng mỡ máu và bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Dược sĩ Lương Thị Bích Trâm xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Ăn nhiều dầu mỡ nên uống gì để không tăng cân?

Ăn nhiều dầu mỡ nên uống gì để không tăng cân?

Tăng mỡ máu có làm tăng huyết áp không?

Tăng mỡ máu có làm tăng huyết áp không?

Vì sao tăng mỡ máu gây viêm tụy cấp?

Vì sao tăng mỡ máu gây viêm tụy cấp?

Muốn sống thọ: Các tác hại của việc ăn quá nhiều

Muốn sống thọ: Các tác hại của việc ăn quá nhiều

Cảnh giác đau khớp do gút dịp Tết

Cảnh giác đau khớp do gút dịp Tết

12

Bài viết hữu ích?