Zalo

Mẹ bầu béo phì sau sinh có khó giảm cân?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Tăng cân trước và sau sinh là vấn đề rất thường gặp ở các mẹ bầu, nhưng tăng quá mức sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần của cả mẹ và con. Vậy có cách nào để giảm cân sau sinh hiệu quả? Các mẹ bầu béo phì sau sinh có khó giảm cân không?

1. Cách xác định thừa cân, béo phì khi mang thai và sau khi sinh?

  • Quá trình mang thai khiến hầu hết phụ nữ đều tăng cân do sự phát triển của thai, dịch ối, máu và chế độ dinh dưỡng tăng cường. Để phát hiện mẹ bầu béo phì hay thừa cân cần kiểm tra chỉ số BMI (chỉ số khối của cơ thể dựa vào chiều cao và cân nặng) trước khi sinh.
  • Nếu trước khi mang thai, bà bầu thừa cân hoặc béo phì thì quá trình mang thai sẽ làm tình trạng thừa cân trở nên nặng nề hơn, gây ra một số nguy cơ cho mẹ và cho thai nhi, ảnh hưởng đến cuộc sinh nở.
  • Sau khi sinh nếu không có chế độ dinh dưỡng phù hợp thì các mẹ bầu vẫn rất dễ tăng cân và khó hồi phục lại cân nặng như ban đầu.
  • Không có một công thức cụ thể để tính toán xác định tình trạng thừa cân béo phì khi mang thai. Tùy cơ địa từng mẹ, chế độ ăn uống và sự phát triển của thai nhi mà quá trình tăng cân sẽ khác nhau. Các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ nên duy trì chỉ số BMI lý tưởng từ 18,5 - 26 kg/m2 để không gặp phải tình trạng tăng cân quá nhiều khi mang thai và dễ dàng hơn trong việc giảm cân sau sinh.
Để phát hiện mẹ bầu béo phì cần kiểm tra chỉ số BMI
Để phát hiện mẹ bầu béo phì cần kiểm tra chỉ số BMI

2. Mẹ bầu béo phì gây ra những hậu quả gì?

Mẹ bầu tăng cân mất kiểm soát, thừa cân trước khi có thai sẽ gây ra một số nguy cơ:

  • Bệnh lý đái tháo đường thai kỳ: Người béo phì làm khả năng đề kháng insulin tăng. Tình trạng này thông thường sẽ tự hết sau khi sinh, tuy nhiên phụ nữ béo phì bị đái tháo đường thai kỳ có khả năng mắc đái tháo đường type 2 gấp 2 lần phụ nữ bình thường.
  • Tiền sản giật: Béo phì làm tăng nguy có mắc các bệnh lý tim mạch ở phụ nữ mang thai, làm tăng huyết áp và gây tiền sản giật.
  • Mẹ bầu béo phì tăng nguy cơ sinh non trước 37 tuần tuổi hoặc kéo dài thời gian mang thai.
  • Thừa cân làm thay đổi một số hormone nội tiết làm ảnh hưởng đến nội mạc tử cung, tăng nguy cơ sảy thai trước 20 tuần.
  • Tăng khả năng nhiễm khuẩn đường tiết niệu trong thời gian mang thai, nhiễm khuẩn sau sinh (nhiễm trùng vết mổ, chảy máu sau sinh,..).
  • Quá trình sinh nở ở bà bầu thừa cân sẽ khó khăn hơn do thai to, đẻ khó, chuyển dạ nhiều biến chứng.
  • Những đứa trẻ có mẹ thừa cân béo phì trong quá trình mang thai tăng nguy cơ xuất hiện các dị tật bẩm sinh.
  • Ngoài ra, béo phì có thể gây rối loạn kinh nguyệt, rối loạn chu trình phóng noãn làm giảm khả năng thụ thai hoặc vô sinh ở phụ nữ.

3. Mẹ bầu béo phì giảm cân sau sinh có khó không?

Giảm cân sau sinh luôn là nỗi lo lắng của nhiều phụ nữ, để cải thiện vóc dáng mà không ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ. Ở những mẹ bầu béo phì, quá trình giảm cân sau sinh càng trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, các mẹ bầu vẫn có thể lấy lại vóc dáng thon gọn nếu có chế độ ăn uống, tập luyện khoa học và kiên trì:

  • Xây dựng một thực đơn ăn uống đầy đủ và cân bằng các nhóm chất, điều chỉnh phù hợp cho từng bữa ăn, không sử dụng quá nhiều các loại thức ăn bổ dưỡng như chân giò, thịt mỡ,... tăng cường chất xơ và vitamin từ rau củ quả.
  • Không nhịn ăn để giảm cân, cũng không bỏ các bữa ăn trong ngày, nên chia nhỏ bữa ăn, ăn các bữa phụ bằng các loại trái cây, nước ép, sữa chua, uống nhiều nước lọc,...
  • Chú ý vệ sinh giấc ngủ, nhờ sự hỗ trợ của gia đình trong việc chăm sóc con. Có tinh thần và thái độ lạc quan, tránh căng thẳng, stress sau sinh làm nặng nề thêm tình trạng tăng cân.
  • Dành thời gian vận động trong ngày để tăng cường đốt cháy calo, khi cơ thể dần hồi phục sau cuộc đẻ có thể tập luyện các bài tập thể dục tăng dần về cường độ.
  • Đối với các mẹ thừa cân quá nhiều nên kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các biến chứng bất lợi cho cơ thể. Quá trình giảm cân nên có sự tư vấn của các chuyên gia dinh dưỡng để đạt hiệu quả tốt nhất.
Ở những mẹ bầu béo phì, quá trình giảm cân sau sinh càng trở nên khó khăn hơn.
Ở những mẹ bầu béo phì, quá trình giảm cân sau sinh càng trở nên khó khăn hơn.

Như vậy, mẹ bầu béo phì không chỉ khó khăn trong quá trình giảm cân mà còn gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe mẹ và sự phát triển bình thường của thai nhi. Cách tốt nhất để giảm các nguy cơ này là cải thiện cân nặng trước khi mang thai bằng thay đổi lối sống, chế độ ăn uống và sinh hoạt. Trong trường hợp bạn đã áp dụng nhiều biện pháp giảm cân nhưng đều thất bại thì cũng đừng lo lắng quá. Hiện nay, liệu pháp tiêu hao năng lượng được nhiều người dùng đánh giá rất cao, có thể giúp đào thải mỡ ở cấp độ tế bào, đặc biệt dành cho những ai đã từng giảm béo thất bại, đạt chuẩn y khoa tối giản từ Hoa Kỳ. Phương pháp giảm cân đa trị liệu này không xâm lấn - không hút - không tác động sâu mà được truyền trực tiếp vào cơ thể người dùng bằng đường tĩnh mạch. Hiệu quả đạt được sau liệu trình là giảm mỡ nội tạng; Ngăn ngừa, giảm các bệnh lý do thừa cân; Bảo toàn và siết cơ, định hình vóc dáng; Tăng chuyển hoá cơ bản; Tăng khả năng trao đổi chất; Tăng cường năng lượng và hiệu suất vận động; Ngăn tái béo và tích lũy mỡ thừa… Liệu pháp tiêu hao năng lượng có khả năng can thiệp từ trong ra ngoài nhờ sự kết hợp tuyệt vời của các vi hoạt chất và quy trình ăn uống  hợp lý. Sử dụng giảm cân đa trị liệu không chỉ giúp bạn giảm mỡ nội tạng mà còn giải quyết cả các vấn đề về mỡ bệnh lý trong máu và mỡ dưới da nếu có dư thừa.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Tôn Nữ Thảo Vy xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
1 ngày bà mẹ sau sinh nên ăn bao nhiêu calo để giảm cân?

1 ngày bà mẹ sau sinh nên ăn bao nhiêu calo để giảm cân?

Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm cân sau sinh mổ tại nhà hiệu quả

Cách giảm cân sau sinh mổ tại nhà hiệu quả

Sau sinh con xông hơi giảm cân tại nhà có an toàn không?

Sau sinh con xông hơi giảm cân tại nhà có an toàn không?

Ăn yến mạch khi cho con bú có đủ sữa, giảm béo không?

Ăn yến mạch khi cho con bú có đủ sữa, giảm béo không?

21

Bài viết hữu ích?